Những khai thị từ
Đức Liên
Hoa Sanh
Về con đường đại toàn thiện
An Phong
dịch ra Việt ngữ
Nhà xuất
bản
Rangjungyeshe, 1994
Lời nói đầu
Những chỉ dạy gồm
những trong Những Khai thị từ Đức Liên Hoa Sanh được nói trực tiếp bởi
Padmasambhava cho các đệ tử thân thiết ở Tây Tạng. Trước tiên chúng được
ban cho để trả lời các câu hỏi từ Bà Tsogyal, công chúa của Kharchen, bà
chép lại và cất giấu chúng như kho tàng Terma quý báu để sẽ được khám
phá vào nhiều thế kỷ sau. Hỗu hết mỗi chương đều đề cập rằng: Các giáo
huấn này được ban cho, vì sự lợi lạc của các hành giả các thế hệ tương
lai và thường thường chúng kết thúc với câu “Mong rằng sách này gặp được
tất cả những ai xứng đáng và có duyên trong tương lai!”.
Những khai thị từ
Đức Liên Hoa Sanh là một bộ đi cùng với cuốn Dakini Teachings (Những chỉ
dạy Dakini) (Shambhala, 1989), và khởi từ một cố gắng liên tục nhằm giới
thiệu những chỉ dạy của Padmasambhava để cho những hành giả hiện đại tu
hành. Padmasambhava là những bậc Đạo sư vĩ đại đã thiết lập Phật giáo ở
Tây Tạng vào cuối thế kỷ thứ tám. Liên Hoa Sanh (Shambhala 1993) chứa
đựng nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài.
Tulku Urgyen
Rinpoche biểu lộ sự tin tưởng rằng: Một bản dịch Anh ngữ của các lời dạy
quý báu này sẽ mang lại lợi lạc to lớn. Ngài yêu cầu tôi tìm kiếm các
chủ đề khác với các chủ đề đã được trình bày trong Những lời dạy Dakini.
Bộ sách này gồm
lời chỉ dạy bằng miệng về Kim Cương thừa, mà những Đạo sư kiệt xuất nhất
đã chọn lọc từ các giáo lý Terma. Bởi vì những phát giác này trải rộng
nhiều thế kỷ và được phát hiện do những người khác nhau, ở những địa
điểm khác nhau, ngôn ngữ và văn phạm của chúng hầu hết đều đồng nhất.
Nguyên bản được
giới thiệu ở đây chỉ đại diện một phần trong toàn bộ kho tàng Terma mênh
mông, khám phá được hơn một thiên niên kỷ nay. Cuốn sách này được sưu
tập từ các nguồn sau: Gongpa Sangtal của Rigzin Godem, Martri của Nyang
Ral, Lama Gondu của Sangye Lingpa, Tongwa Dệnden (một bộ sưu tập),
Khandro Nyingtig của Pema Ledrel Tsal và Chokling Tersar của Chokgyur
Linpa.
Chương đầu, tựa là
“Chúc thư Đầu nhọn Hạt ngọc” và chương thứ sáu cũng là chương dài nhất
“Kho tàng các Viên ngọc quý”, được lấy từ bộ Gongpa Sangtal nổi tiếng,
một “vòng” Terma khám phá bởi Rigdzin Godem (1337-1408), vị thầy của
Jangter hay truyền thống “terma Bắc” của phái Nyingma, Rigdzin Godem,
nghĩa đen là “Vị Vidyadhara với lông chim kên kên”. Ngài có tên ấy bởi
vì ba lông chim kên kiên mọc trên đầu lúc mười hai tuổi và thêm năm cái
nữa vào năm hai mươi bốn tuổi. Là một hoá thân của Dorje Dudjom họ
Nanam, một trong chín đệ tử thân cận người Tây Tạng của Padmasambhava,
Ngài cũng được tính vào năm Terton như vua.
Gongpa Sangtal là
một rút gọn của “chỉ thẳng Chứng Ngộ của Phổ Hiền” vị Phật nguyên thuỷ.
Tuyển tập này cũng gồm “Nguyện vọng của Phổ Hiền” nổi tiếng. Gongpa
Sangtal gồm năm phần; các chương này thuộc về một phần gọi là Kadag
Rangjung Rangshar, “tánh thanh tịnh bổn nhiên tự hữu và tự hiện”.
Nguồn chánh thứ
hai là Martri của Nyang Ral, “Giáo Huấn Trực Tiếp” của Padmasambhava
được Đại sư Nyang Ral Nyima ệzer (1124-1192) phát hiện. Trong Dakini
Teachings, tôi đã diễn tả ngắn gọn cuộc đời của Nyang Ral. Bộ lời dạy
này được gồm trong Rinchen Terdzử bởi Jamgon Kontrul (1813-1899), đó là
một tuyển tập các lời dạy terma với tên là “Kho tàng quý báu của Terma”.
Nguồn thứ ba là
Lama Gongdu do Sangye Lingpa (1340-1396) phát hiện. Tiêu đề ấy có nghĩa
là “Sự chứng ngộ hiện thân của Đạo sư” (Padmasambhava). Sangye Lingpa là
một hoá thân của người con thứ hai vua Trisong Deutsen (790-844) và được
tính vào Tám Lingpa hay những Terton chính. Sự phát hiện chính yếu của
ngài là vòng Terma Lama Gongdu khổng lồ, gồm 18 bộ khoảng 700 trang một
bộ, và Kathang Sertreng tiểu sử mở rộng của Padửnghĩa là “đầy ý nghĩa để
nhìn”, và là một tiểu sử của Padmasambhava được sưu tập từ ba nguồn
chính: Biên sử Katang do Orgyen Lingpa (1329-1360/67), Nyang Ral
(1124-1192) và Guru Chowang (1212-1270) phát hiện. Gồm 274 tờ rộng khổ
đôi, bản văn này được tìm thấy trong thư viện của Shechen Tennyi
DargyeLing ở Boudhanath. Mục lục nói rằng nó gồm các nguyên bản từ:
1/ Tiểu sử mở rộng
của Đại Đạo sư Uddiyana, phát hiện bởi Orgyen Lingpa từ chỗ tối cao của
Động Pha Lê ở Yarlung.
2/ Chúc Thư của
Padma, phát hiện bởi đại Terton Nyang Ral.
3/ Tiểu sử về 45
công hạnh, do Công chúa Mandavara trước tác và cô đọng vào Tiểu sử về 11
công hạnh bởi Guru Chowang, vị Terton của Lhodrak.
4/ Các Giáo huấn
riêng rẽ, các trả lời khác nhau cho các câu hỏi và các lời tiên tri từ
Lama Langdu của Sangye Lingpa.
Nguồn thứ tư, tôi
dùng một chương từ Khandro Nyingtig, “Tâm Yừu của những Dakini” của Pema
Ledrel Tsal. Padmasambhava cất giấu những chỉ dạy của Ngài về Vòng Thậm
Thâm Vô Thượng của Đại Toàn Thiện để sẽ được khám phá trong tương lai
như là Khandro Nyingtig. Vị Terton của vòng quan trọng này là Pema
Ledrel Tsal (1291-1315/19), một hoá thân của Công chúa Pema Sal, con gái
vua Trisong Deutsen, tái sanh ngay sau đó của Công chúa là vị thầy nổi
danh Longchen Rabjam (1308-1363), tiếp theo là Pema Lingpa (1445-1521).
Trong những năm gần đây vị thầy này tái sanh là Khenpo Ngakchung, hiệu
là Ngawang Palsang (1879-1941), Ngài cũng dùng tên Pema Ledrel Tsal.
Cuối cùng Lời
Nguyện Mạn Đà La Kim Cương Giới là một tán tụng rất quan trọng về thiện
ý trong Chokling Tersarr. Nó được tụng thuộc lòng vào lúc chấm dứt của
hầu hết mọi nhóm họp tâm linh trong truyền thống Kagyu và Nyingma.
Chokling Tersar “Các kho tàng Terma mới của Chokgyur Lingpa” (1829-1870)
được khám phá do đại Terton Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) và hai
vị cộng tác thân thiết cùng với Jamgon Kongtrul thứ nhất (1813-1899).
Xin cảm ơn ngài
Tulku Urgyen Rinpoche, người giữ gìn trái tim của các giáo lý
Padmasambhava, đã từ bi giải thích bất cứ câu hỏi gì tôi thắc mắc và các
chỉ dạy sâu xa, soi sáng chiều sâu của cái thấy được trình bày trong
sách này, và Chokyi Nyima Rinpoche đã giảng dạy rộng rãi pháp nhiều năm
nay, gồm cả hai khoá về câu hỏi và trả lời giữa Padmasambhava và Yeshe
Tsogyal.
Cuối cùng, tôi
hoan hỉ vì bản dịch này được hoàn thành ở Chùa Động Asura vào ngày thứ
mười âm lịch, ngày mà Padmasambhava đã hứa là Ngài đến từ đất nước thanh
tịnh của Ngài “Ngọn Núi Rạng Rỡ Màu Đồng”, để ban phước cho những ai
kêu gọi đến Ngài. Nguyện rằng những lời chỉ dạy quý giá này là nguồn cảm
hứng sâu xa cho những ai đọc chúng!
Erik Pema Kunsang
Nagi Gompa, 1994
Lời dạy mở đầu
Các giáo huấn chứa
đựng trong Những khai thị từ Đức Liên Hoa Sanh, thuộc về loại
được gọi Martri hay “Lời dạy trực tiếp”. Martri nghĩa là lời
khuyên bảo cá nhân được trao cho từ tâm, dạy theo một lối rõ ràng và
trực tiếp, phát hiện các bí mật thâm sâu nhất và cất giấu nhất. Thường
thường một sự chỉ dạy như thế chỉ dành cho một đệ tử vào một thời điểm
nào đó. Các giáo huấn trực tiếp của Padmasambhava cô đọng, nghĩa chính
yếu các Tantra của Mahayoga, các kinh văn của Anu Yoga và cốt loại của
Ati Yoga.
Có lời nói rằng:
“Khi các ngọn lửa của thời đen tối hoành hành tràn lan, những sự chỉ dạy
của Kim Cương thừa, của Mật thừa sẽ cháy bùng như lửa rừng”.
Padmasambhava là đại sứ đầu tiên của Mật thừa và Ngài xuất hiện trong
vai trò của mỗi một trong một ngàn vị Phật ở kiếp này.
Bổn sư của tôi là
Samten Gyatso thường nói: “Hãy nhìn cho kỹ và thấy các giáo huấn Terma
của Padmasambhava là lạ lùng biết bao! Hãy so sánh các Terma với các
luận văn khác và thấy tính chất độc nhất của chúng! Lý do là đầu tiên
chúng được chính Padmasambhava tạo nên, vẻ đẹp của lối văn xuôi ấy thì
đáng kinh ngạc!”.
Samten Gyatso cũng
nói: “Thật rất khó cho một người nào tạo ra một thứ văn chương đẹp đẽ và
sâu xa như văn xuôi tìm thấy trong các thực hành của Terma. Khác với các
luận văn của người chỉ có học nhiều, mỗi lời có thể hiểu ở những mức độ
càng ngày càng sâu. Đó là phẩm tính đặc biệt lời Kim Cương của
Padmasambhava”. Thầy tôi biểu lộ rằng: “Ngài luôn luôn thán phục đến thế
nào về câu nói của Padmasambhava! Samten Gyatso thì uyên bác rất mực và
đã nghiên cứu một số lượng văn học bao la. Ngay dù thế, Ngài luôn luôn
có thể tìm thấy nhiều mức độ ý nghĩa khác nhau trong lời chỉ dạy của
Padmađambhava. “Khi con đọc các lời chỉ dạy của Padmasambhava, con không
tránh được cảm thấy niềm tin và sùng mộ”, Ngài nói. “Con chỉ có thể quy
phục với một niềm tin trọn vẹn!”. Samten Gyatso có một đức tin không thể
tưởng vào Padmasambhava. Ngài thường nói: “Không có ai vĩ đại hơn
Padmasambhava. Vĩ nhiên, Phật Thích Ca là gốc, nhưng Padmasambhava là
người đã làm cho các giáo lý Kim Cương thừa lan rộng, nở rộ khắp ấn Độ
và đặc biệt là Tây Tạng”.
Chúng ta thấy rằng
các lời dạy giống nhau xuất hiện bởi sự khám phá của một vài Terton. Lý
do chúng là lời nói không thể sai lầm của Padmasambhava được giải từ chữ
viết tượng hình, người ta không cần phải nghi ngờ gì. Ví dụ: Bảy Dòng
Cầu Khẩn bắt đầu với “ở biên giới Tây Bắc xứ sở Uddiyana...” xuất
hiện trong rất nhiều Terma khác nhau, các người khám phá khác nhau đều
rút ra từ một nguồn.
“Các Terton vĩ đại
đích thật thì rất kỳ diệu!” Samten Gyatso nói: “Các đạo sư như Nyang
Ral, Guru Chửwang và Rigdzin Gửdem thật sự là không thể tưởng được! Hai
vị Terton đầu Nyang Ral và Guru Gửdem được biết như là hai Terton vua và
một trăm Terton khác được xem như là người hầu của họ. Cũng có ba Terton
xuất chúng, tám Lingpa, hai mươi lăm Terton chính vv... tất cả các ngài
đều quan trọng như nhau. Nhưng giữa 108 Terton, hai vị chính là hai
Terton vua: Nyang Ral ệzer và Guru Chửwang. “Không ai vĩ đại hơn hai vị
ấy!”. Ngài nói: “Vị Terton đầu tiên của tất cả các Terton là Sangye
Lama, bởi thế không phải như là Sangye Lingpa. Tôi không quen thuộc với
các chi tiết của các tiểu sử có rất nhiều, tôi chỉ biết là họ rất xuất
sắc”.
Khi Dzongsar
Khyentse Chửkyi Lodro còn ở Gangtok, tôi có dịp may viếng Ngài mỗi buổi
sáng trong 25 ngày để hỏi nhiều vấn đề khác nhau. Vào lúc đó sức khoẻ
Ngài tốt, vì đang trong tình trạng một nửa ẩn tu, Ngài không tiếp khách.
Nhưng vì tôi là một con cháu của Chokyur Lingpa, Ngài bày tỏ lòng tốt
đặc biệt với tôi và gọi tôi đến gặp, thường thường Ngài ở một mình không
có thị giả nào.
Một hôm, tôi bày
tỏ sự không biết của tôi và hỏi: “Người thường không biết gì như con,
phải có thời gian cực nhọc để tìm ra trong tất cả các Terma, về các hoá
thần của ba gốc do hai Terton vua khám phá và của 108 Terton chứa đựng
trong Rinche Terdzo, cái gì là quan trọng nhất. Chúng con như những trẻ
nhỏ nhặt hoa trong một đồng cỏ bao la, cố gắng chọn cái đẹp nhất. Theo
Ngài, những cái gì là quan trọng nhất?”. Ngài đã trả lời: “Về phương
diện Guru, không có gì vĩ đại hơn sự thực hành vào ngày thứ mười
trong tám chương của Guru Chửwang. Nó là cái thống lãnh trong mọi
loại Guru Sadhana. Về phương diện Yidam, Padmasambhava dạy Giáo Huấn
Tám Sadhana và bản dịch của Nyang Ral là vượt trội. Về phương diện
Dakini Troma Nagmo của Nyang là tối cao. Ba cái nầy là quan trọng
nhất trong các Terma được phát giác”. Sự thực hành vào ngày thứ mười
trong tám chương của Guru Chửwang đặt căn bản trên chính hình tướng
của Padmasambhava như là Lama Sangdu (vị đạo sư hiện thân mọi bí mật).
Có ba bản dịch chính của Giáo Huấn Tám Sadhana. Trong mọi thực
hành Dakini khác nhau, Troma Nagmo của Nyang, một hình tướng hung
nộ, màu đen của Vajra Yogini, là cùng cực sâu xa.
Khi tôi hỏi: “Còn
cá nhân con thực hành cái gì?” Dzongsar Khyentse nói với tôi: “Hãy lấy
Tukdrub Barchey Kunsel, như sự thực hành riêng biệt cho con! Trong các
Terma của Chokgyur Lingpa, Barchey Kunsel là sâu thẳm vô cùng và
được khám phá không có trở ngại gì. Khi các chướng ngại đã được dời bỏ,
sự thành tựu xảy ra tự nhiên. Thế nên, hãy tập trung vào sự thực hành
ấy!”.
“Con sẽ xem ai như
là Guru?” tôi hỏi. Dzongsar Khyentse trả lời: “Hãy cầu khẩn Chokgyur
Lingpa! Thế là đủ rồi, không có gì hoàn hảo hơn thế. Ngài sẽ đáp ứng về
phương diện Guru!”.
Khi tôi hỏi:
“Thực hành Dzogchon nào con nên tập trung vào?”. Dzongsar Khyentse lại
nói: “Con nên thực hành Kunzang Tuktig! Đây là thời mà hai giáo trình
Kuzang Tuktig và Chetsun Nyingtig sẽ ảnh hưởng vào dân chúng.
Mỗi thời đại có giáo huấn riêng của nó về Đại Toàn Thiện, điều đó đặc
biệt có ý nghĩa trong thời hiện nay. Thời kia, cái được biết rộng rãi
nhất là Nyingtig Yabzhi; sau đó đến Gongpa Sangtal của
Rigdzin Godem và Tawa Long Yang của Dorje Lingpa, rồi tới
Kửnchok Chidu của Jatson Nyingpo. Mỗi Terma đều có thời đặc biệt của
nó”.
Về điều này,
Samten Gyatso bày tỏ: “Padmasambhava được tán dương. Vì trước khi rời
Tây Tạng, Ngài đã cất giấu một số lớn Terma gồm các lời dạy, đá quý và
các vật linh thiêng cho các hành giả của mỗi thế kỷ. Các Terton xuất
hiện về sau để khám phá ra các kho tàng terma này, đã được Padmasambhava
ban phước và gởi đi sau khi đã nhận sự truyền pháp và đọc sự trao truyền
của toàn bộ dòng phái.
Ngày nay có vài
người trí thức nói rằng: “Những Terton không có dòng liên tục được
truyền pháp và đọc sự trao truyền từ Padmasambhava đối với nx giáo huấn
của các Ngài. Các Ngài chỉ đào lên được một số văn bản do chính các Ngài
cất giấu!”. Thật ra, mỗi một Terton đã nhận được sự trao truyền toàn bộ
qua các sự ban phước của Padmasambhava, trong một cách chính thống c ao
hơn rất nhiều so với các truyền pháp và trao truyền theo một lối bề
ngoài thường được làm, thường chỉ là một sự tương tự với ban phước. Tất
cả các Terton vĩ đại là những đạo sư mà thân, khẩu, tâm ý đã được ban
phước và truyền pháp một cách cá nhân. Bởi chính Padmasambhava, nói
rằng: Các vị không có sự trao truyền là trẻ con. Những nhận xét như thế
chứng tỏ sự ngu dốt của người phát biểu về bảy lối trao truyền truyền
thống. Các giáo huấn trong terma là sâu xa đáng kinh ngạc và được cất
giấu trong hòm kho tàng theo “bốn cách thức và sáu giới hạn”. Chúng có
một chiều rất sâu xa để thăm dò, nếu con thích thú”.
Từ thuở thiếu
niên, một Terton vĩ đại đã khác với một đứa trẻ bình thường. Ngài có
những linh kiến về các hoá thần và sự chứng ngộ trào lên từ bên trong.
Những Terton không giống người bình thường, chúng ta phải theo con đường
tiệm tiến thứ lớp về nghiên cứu và thực hành. Người bình thường không có
sự chứng ngộ tức thời!
Đã vài thế kỷ trôi
qua từ khi Padmasambhava còn sống, nhưng qua lòng tốt vô bờ của Ngài,
Ngài đã cất giấu vô số terma cho sự lợi lạc của người tương lai trong đá
tảng, trong hồ và ngay trong không gian. Nghĩ đến lòng tốt bao la này
gây nên sự sợ hãi. Tn, có những người không đánh giá nổi lòng tốt ấy.
Khi thời điểm đến
cho các lời dạy terma được khám phá, các Terton vĩ đại xuất hiện trong
thế gian này. Các vị có thể lặn vào hồ, bay đến những nơi chốn hang động
không thể đến và lấy báu vật ra từ trong đá tảng.
Bà nộitôi, là con
của Chokgyur Lingpa, đã chứng kiến điều đó và sau này kể lại cho tôi:
“Khi đá mở ra, trông giống như hậu môn của một con bò; đá trở nên mềm và
chảy ra để lộ một lỗ hổng đựng terma. Thường thường, vị Terton lấy terma
ra trước sự có mặt của hơn ngàn người. Như thế không có căn cứ cho sự
nghi ngờ. Khi đá mở ra và bên trong có thể thấy được, chúng ta thấy nó
đầy ánh sáng cầu vồng lấp lánh. Các phẩm vật terma nóng không rờ được.
Rồi thì có một số lượng thật nhiều bột sindhura, đến nỗi nó chảy ra
ngoài. Thường thường Chokgyur Lingpa mang một tấm vải thêu để đặt báu
vật lên. Nhiều cái để lại dấu cháy xém vì các terma rất nóng, không có
ai ngoài Ngài có thể cầm nó”. Về sau tôi có thấy một vài mảnh thêu cháy
xém này, màu đỏ và vàng, trong phòng chứa đồ linh thiêng của Chokgyur
Lingpa.
Bà tôi nói tiếp:
“Rồi Chokgyur Lingpa đặt terma đôi khi là một bức tượng để nguội dần
trên một tấm vải thêu trên một bàn thờ lộ thiên. Ngài giải thích cho
những người hiện diện, terma được cất giấu như thế nào, nó được phát
giác bây giờ bằng cách nào, các lợi lạc khi nhận được sự ban phước của
nó... Đám đông khoảng hơn một ngàn người chảy nước mắt vì tin tưởng và
sùng mộ, không khí rì rào với tiếng kêu. Ngay nếu con là một người trí
thức ngang bướng, mọi thứ nghi ngờ cũng phải tiêu tan. Mọi người đều
sững sờ thán phục”.
Phải với cách như
thế, bởi vì người Tây Tạng, đặc biệt là những người ở tỉnh Kham miền
Đông Tây Tạng, họ cực kỳ nghi ngờ. Họ không tự nhiên tin một Terton,
nhưng Chokgyur Lingpa thì vượt lên mọi sự nghi ngờ và bàn tán. Bởi vì
Ngài khám phá các terma lập đi lập lại với sự chứng kiến của vô số người
hiện diện.
Lời dạy Terma, lời
trực tiếp của Padmasambhava, khi được khám phá vào thời điểm định mệnh,
thì có một chiều sâu khó mà các luận văn khác sánh được. Chúng có các
ban phước độc nhất, nhưng những sự ban phước tuỳ vào niềm tin và sùng mộ
của bạn. Karsey Kongtrul, con của Karmapa thứ mười lăm, có lần nói với
tôi: “Ba lần tôi cử hành lễ drubchen về terma Tukdrub Barchey Kunsel
của Chokgyur Lingpa và mỗi lần những dấu hiệu thành tựu lạ lùng lại
xuất hiện”. Tôi hỏi: “Xin nói cho tôi, chúng là những gì?”. Một lần, một
lượng cam lồ rất nhiều chảy ra, rất ngọt ngào và hơi chua như rượu chang
tuyệt hảo, từ torma trên bàn thờ và chảy tràn mọi hướng cho đến cổng
chùa. Lần khác, amrita và rakta trên bàn thời bắt đầu sôi
lên, tiếng sùng sục như nước sôi. Lần thứ ba chúng tôi cũng sửa soạn
phương dược thiêng liêng và mùi thơm ngọt ngào của nó có thể ngửi thấy
luôn bảy ngày sau. Trong đời, tôi chưa bao giờ chứng kiến các dấu hiệu
lạ lùng như trong ba lần đó”. Điều này cũng có thể do sự phối hợp của
một giáo lý terma sâu xa và một đại sự cao tột như thế. Có nhiều câu
chuyện khác về cam lồ chảy ra từ terma tên bàn thờ trong các lễ drubchen
ở tu viện Tsiley của Chokgyur Lingpa.
Đại sư Jamgyang
Khyentse Wangpo cũng phát giác một terma tương tự với Tukdrub Barchey
Kunsel. Sau khi gặp Chokgyur Lingpa và xem xét, so sánh cẩn thận hai
bản dịch của terma này, Jamyang Khyentse đốt cháy bản văn của mình, nói:
“Vì câu và nghĩa giống nhau, ích lợi gì có thêm một bản! Cái của Ngài,
là một terma đất, thì sâu xa hơn và sẽ có hiệu lực hơn bản terma tâm của
tôi”. Như thế các ban phước của hai dòng terma đất và terma tâm được hoà
trong một dòng chảy. Một terma đất thì bằng vật chất và lấy ra từ đất,
trong khi terma tâm được khám phá từ sự rộng mở của chứng ngộ. Người ta
nói rằng những terma đất đem đến nhiều lợi lạc lớn hơn cho con người,
bởi vì chúng thường có mảnh giấy da màu vàng với chữ tượng trưng được
cất giấu bởi Padmasambhava.
Chữ tượng trưng
này được gọi là chữ dakini thì sâu xa không thể tượng. Trích dẫn một bản
kinh Tantra: “Chữ của kho tàng là thân thể của sự lưu xuất huyễn hoá.
Chúng cũng là khẩu quyết để hiểu âm thanh và ngôn ngữ. Bằng sự thấu suốt
ý nghĩa của chúng, chúng cũng là tâm”. Theo cách ấy, thân, khẩu và tâm
giác ngộ đều gồm chứa trong chữ của dakini. Chữ viết này chính nó là hoá
thân, thân thể của sự sáng tạo huyễn hoá. Đối với một vị thầy, ban cho
một sự trao truyền bằng cách đọc, dầu chỉ một bài tán ngắn thì chữ viết
là luôn luôn cần thiết, không thể lập lại theo trí nhớ. Tương tự, có một
sự khác biệt sâu xa giữa sự việc có hay không có mảnh giấy da màu vàng
với chữ của dakini.
Các lời dạy của
Padmasambhava thường kết thúc mệnh lệnh của Ngài với các đệ tử, chớ
truyền bá chúng ngay mà cất giấu chúng cho lợi lạc của các tín đồ tương
lai. Lý do là để giữ gìn sự liên tục của các lời dạy cốt tuỷ. Không cất
giấu sự chỉ dạy trực tiếp như các kho tàng terma, dòng của chúng sẽ
chết qua nhiều thế kỷ. Lờy một ví dị là nhà Siddha vĩ đại Karma Pakski,
trước tác của Ngài khoảng gần một trăm bộ, nhưng hôm nay chúng ta chỉ có
ba bộ còn lại. Sự việc diễn ra như vậy. Các giáo huấn về thực hành pháp
Cho của nữ đạo sư Machig Labdron, cắt đứt chấp ngã, khoảng 80
hay 90 bộ, nhưng ngày nay bạn tìm đâu ra toàn bộ lời dạy quý báu ấy?
Trong dòng
Nyingma, không có đạo sư vĩ đại nào được biết tiếng do học rộng hơn
Rongzompa và Longchenpa. Ngay dù Rongzompa thường được xem là bác học
hơn, nhưng Longchenpa thì vượt trội trong các lời chỉ dạy về cái thấy.
Mỗi vị đều có một toàn tập trước tác hơn 60 hay 70 bộ, nhưng ngày nay
chúng không tìm thấy được ở bất kỳ đâu. Các lời dạy biến mất!
Sự chỉ dạy của
terma về mặt kia, thì vô tận. Khi một Terton đích thực có một linh kiến
chữ viết tượng trưng, mỗi một chữ trở thành một toàn thể đồ thị huyễn
hoá. Hơn nữa các chữ của lời dạy để được viết lại tồn tại giữa không
trung cho đến khi chúng được chép đúng; nếu một câu còn sống chập chờn,
đó là vì vị Terton có một lỗi đánh vần sai. Như thế sự chính xác khi
giải mã được bảo đảm.
Chúng ta có thể dễ
dàng đồng ý về sự quý giá của Padmasambhava và Yeshe Tsogyal. Những lời
dạy các Ngài cất giấu trong hồ và núi không bị uổng phí. Ngay khi đúng
thời, bản viết xuất hiện sống động và rõ ràng trong trường kinh nghiệm
của vị Terton. Trước khi có sự khám phá thực sự một terma, vị Terton sẽ
nhận một bản văn hướng dẫn, một bản văn ngắn giải thích chỗ của terma,
bảng liệt kê các lời dạy và thời điểm đúng cho cuộc khám phá. Khi đến
chỗ ấy, bà tôi nói: “Chokgur Lingpa đã được hướng dẫn bởi một tia sáng
từ trung tâm của terma, dẫn Ngài thẳng đến chỗ cất giấu”.
Padmasambhava có thể thấy thông suốt ba thời quá khứ, hiện tại và vị
lai, cũng rõ ràng như một vật đặt trên bàn tay chúng ta. Bởi thế chắc
chắn Ngài cũng thấy loại giáo lý nào thích hợp cho các thế hệ tương lai.
Khi Ngài quở trách đệ tử chính Yeshe Tsogyal, hay người Tây Tạng nói
chung, bất kể bạn sinh ở xứ sở nào, bạn cũng được tự do nhận lãnh sự phê
bình ấy để dẹp trừ những lầm lỗi ẩn tàng. Sự nghi ngờ ngăn che lợi lạc,
chớ giống như một cái hang quay mặt về phương Nam, nơi mà mặt trời không
bao giờ tới. Khi Padmasambhava chỉ thẳng cái gì tạo ra một lỗi lầm và
cái gì ngăn bít con đường giác ngộ, các chân lý như thế thật là vững
chắc, không chỉ cho người Tây Tạng, mà cho bất cứ ai thành thật muốn
theo một thực hành tâm linh. Vì chúng ta đang sống trong một thời đại
khác với thế kỷ thứ 8, bạn có thể do đổi danh từ "dân Tây Tạng" thành
"người của thế giới này".
Yeshe
Tsogyal, là người sưu tập chính các lời dạy của Padmasambhava và không
có bà, chúng ta sẽ không có nhiều các lời chỉ dạy của Ngài đến thế.
Ananda đã là người sưu tập chính những lời của Phật Thích Ca về kinh.
Trong khi Vajrapani sưu tập lời dạy Mật thừa của Ngài, trong tinh tuý
chúng đồng nhất với nhau. Yeshe Tsogyal có điều được gọi là "trí nhớ
không quên sót". Bà không bỏ quên một câu nào đã được nghe, có phải là
hoàn toàn vô ích khi nghe được điều gì mà lại quên mất!
Người sưu
tập những lời chỉ dạy của Padmasambhava này chính là một hoá thân của
các Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật, Vajra Varahi và Thánh Tara. Bà xuất hiện
trong thế giới chúng ta cho mục tiêu đặc biệt này, nó là nhiệm vụ của
bà. Ananda, Vajrapani và Yeshe Tsogyal đều được diễn tả là có trí nhớ
siêu phàm, năng lực ghi nhớ không quên sót. Sự nhớ không quên sót này là
giống với điều mà chúng ta gọi là không phóng tâm, bởi vì quên và phóng
tâm là cùng một bản chất. Trong cuốn sách này, chúng ta có những lời chỉ
dạy bà đã nghe, không quên sót, hệ thống hoá và cuối cùng cất giấu như
là kho tàng terma cho chúng ta. Yeshe Tsogyal là một phụ nữ, có thể một
số người tin rằng chỉ có nam giới mới có thể đạt giác ngộ, nhưng cuộc
đời của bà là bằng chứng ngược lại. Trong thực tế, trạng thái giác ngộ
của tâm thì không là đàn ông hay đàn bà.
Lối văn
xuôi trong Những khai vị từ Đức Liên Hoa Sanh, hình thức hỏi và
đáp giữa Padmasambhava, Yeshe Tsogyal và các đệ tử thân thiết, thì đồng
nhất với điều được tìm thấy trong các kinh và các tantra, đặc biệt trong
chương mở đầu của chúng, phần "duyên khởi". Bạn thấy rằng hầu hết Luật
tạng về giới luật ở tu viện có được, là do Đức Phật được hỏi làm thế nào
để đối xử với sáu tín đồ phạm những tà hạnh. Sau khi trình bày câu
chuyện về việc làm sau chót của họ, Đức Phật chế định một giới luật mới
bị cấm đoán đối với một tu sĩ.
Một điểm
khác là bạn rất khó tìm ra một kinh nào mà không được thuyết để trả lời
cho câu hỏi của ai đó. Đầu tiên một người hỏi Đức Phật về vài đề tài và
lời dạy được ban cho. Tương tự với loại chỉ dạy bằng miệng, nó chỉ được
ban cho để trả lời cho một thỉnh cầu. Các tantra được trình bày theo
cùng một kiểu: Nhân vật trung tâm của Mạn đà la lưu xuất ra một chúng
bao quanh, các thành viên của chúng thỉnh cầu lời chỉ dạy Mật thừa. Tóm
lại, hình thức hỏi đáp là cách kiểu truyền thống.
Có một lời
tiên tri rằng: "Giáo lý của Phật sẽ lan rộng xa hơn về phía Bắc". Nepal
là phía bắc ấn Độ, và sau đó có phải Tây Tạng là xa hơn về phía Bắc? Tôi
không chắc những lời ấy xuất phát từ đâu, chúng có thể từ một terma của
Padmasambhava hay có thể được chính Đức Phật nói. Nhưng chắc chắn tiên
tri là có; tôi đã nghe nó từ Dzongsar Khyentse Rinpoche. "Từ bây giờ
Phật pháp sẽ lan rộng về phương Tây". Ngài nói.
Một ghi
nhận khác, vì cả Đức Phật Thích Ca và Padmasambhava xuất hiện bằng một
tỷ hình tướng trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới, tại sao lại không thể
có hoá thân của các Ngài trong mọi nước của thế giới này? Ai có thể chắc
chắn được có một nơi riêng rẽ nào mà những ban phước của Phật không thấu
đến? Dĩ nhiên chúng ta y cứ trên sách lịch sử cho ta biết ở đâu và khi
nào Phật giáo lan toả, nhưng tôi cảm thấy rằng hoạt động của Phật thì
thấm nhuần khắp, bao trùm toàn bộ thế giới chúng ta. Ví dụ, tôi thường
được nghe nói rằng Padmasambhava đã viếng thăm khắp xứ Tây Tạng và Kham,
ban phước mỗi ngọn núi, hang động, hồ và không bỏ sót chỗ nào, ngay nhỏ
như một dấu chân ngựa. Thế thì tại sao Ngài lại bỏ qua các chỗ khác
trong thế giới này? Tất cả những giáo lý từ Đức Phật dĩ nhiên là chân
thật, nhưng chúng khác biệt theo cấp độ sự nhấn mạnh được đặt vào nghĩa
tương đối hay tuyệt đối. Mỗi cái đều quan trọng, theo nghĩa mức độ tương
đối hướng dẫn bởi phương tiện chỉ dạy về hạnh đúng, trong khi mức độ
tuyệt đối hoạt động qua sự chỉ dạy về cái thấy đúng. Những chỉ dạy này
có thể được ban cho trong hình thức lời khuyên bảo cốt lõi hay các chỉ
dạy bằng miệng súc tích.
Thường
thường, được biết rằng người ta phải "đi xuống với cái thấy từ trên",
trong khi "đi lên với hạnh từ dưới". Đi xuống với cái thấy từ ở trên
nghĩa là nhận ra quang cảnh tổng quát, trọn vẹn về Đại Toàn Thiện, trong
khi đi lên với hạnh nghĩa là thực hành phù hợp tuỳ thuận với tám thừa
thấp. Trong bối cảnh Kim Cương thừa, điều này đặc biệt ám chỉ đến sự tu
hành mười chủ đề của tantra.
Để kết
luận, các tuyển tập khác nhau những chỉ dạy của Padmasambhava gồm các
giáo huấn về cả cái thấy và hạnh. ý kiến của tôi là người ta phải trình
bày chính xác các lời chỉ dạy trong hình thức nguyên thuỷ của nó, không
thêm điều gì mà cũng không bớt điều gì. Ví dụ, nếu bạn bỏ qua những lời
chỉ dạy về cái thấy và chỉ trình bày các chỉ dạy về hạnh, lời của
Padmasambhava sẽ trở thành bất toàn. Trong chủ đích rốt ráo của cái
thấy, bạn quả đã nghe những câu nói như "không có nghiệp, không có thiện
ác". Nhưng, xin hãy hiểu những câu nói ấy trong bối cảnh đúng của
chúng!.
Không có
cái thấy, mọi chỉ dạy chỉ là cơ quyền, các giáo huấn bên ngoài về thái
độ. Nếu bạn mất cái thấy trong hạnh, không bao giờ có cơ hội nào cho
giải thoát; nhưng nếu bạn mất hạnh trong cái thấy, bạn lạc vào sự tin
rằng không có tốt và xấu, cả hai đều trống không. Để hiểu Kim Cương
thừa, chúng ta phải học như thế nào các chỉ dạy Mật thừa được cất giấu
trong sáu giới hạn và bốn cách thức.
Nghĩa
quyền nhắm vào hạnh, trong khi nghĩa thực bao gồm cái thấy. Như Milarepa
nói: "Tự hành xử sự một cách ngu dại với cái thấy quyền cơ, bạn mất cơ
hội để chứng ngộ thật nghĩa".
Tulku
Urgyen Rinpoche nói.
Chùa Động
Asura, tháng Mười, 1993
Chúc thư
đầu nhọn hạt ngọc
Lời khai thị này được nói cho
Yeshe Tsogyal
Ta, vị
thầy Sanh Từ Hoa Sen của Uddiyana,
Tu hành
giáo pháp vì sự lợi lạc cho chính mình và người khác.
Đến phía
đông của Toà Kim Cương.
Ta nghiên
cứu và uyên bác trong lời dạy Kinh điển.
Đến phía
nam, phía tây và phía bắc
Ta nghiên
cứu các bộ Luật, Luận,
Và giáo lý
Ba la mật đa.
ở bờ
Hasudhara, Ta nghiên cứu Kriya.
Trong xứ
sở Uddiyana Ta nghiên cứu Yoga.
Trong đất
nước Zahor, Ta nghiên cứu hai phần của Tantra.
Trong xứ
sở Jah, Ta nghiên cứu Kilaya.
Trong đất
nước Singha, Ta nghiên cứu Hayagriva.
Trong xứ
sở Marutsey, Ta nghiên cứu Mamo.
ở Nepal,
Ta nghiên cứu Yamantaka.
ở Toà Kim
Cương, Ta nghiên cứu Amrita.
Bốn nhóm
Tantra Cha và Tantra Mẹ,
Gồm cả
Guhyasamja,
Ta nghiên
cứu đến uyên thâm trong xử sở Jala.
Đại Toàn
Thiện Ta học từ tâm giác bổn nhiên của Ta.
Ta đã
chứng ngộ rằng mọi hiện tượng đều như mộng, như ảo.
Trong xứ
sở Tây Tạng, Ta đã cử hành những hoạt động rộng lớn cho lợi lạc của
chúng sanh.
Trong thời
đại thoái hoá,
Ta sẽ làm
lợi lạc cho mọi người.
Bởi thế,
Ta cất giấu vô số kho tàng Terma
Chúng sẽ
gặp được người tiền định.
Thật may
mắn, phước đức cho tất cả ai tiếp xúc được với các terma này.
Hãy làm
tròn mệnh lệnh của Liên Hoa Sanh!
Ngài nói
như thế.
Emaho! Vào
thời chót của thời kỳ này, các kho tàng terma của Ta sẽ nở rộ ở xứ tuyết
Tây Tạng. Hãy nghe đây! Tất cả các người sẽ theo lời chỉ dạy của Ta vào
thời gian đó!
Khó hiểu
thấu bản tánh Ati Yoga của Đại Toàn Thiện. Thế nên, hãy tu hành trong
đó! Bản tánh này là trạng thái tỉnh giác của tâm. Dầu cho thân bạn vẫn
còn là con người, tâm bạn đạt đến mức độ Phật tánh.
Bất kể các
giáo lý Đại Toàn Thiện có thể sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu, trùm khắp
bao nhiêu, thì tất cả chúng đều gồm trong điều này: Chớ thiền định về
hay khởi tạo một thứ gì dầu nhỏ như vi trần và chớ phóng dật dầu cho một
sát na(1).
Có một sự
nguy hiểm là người ta không hiểu được điều đó, rồi dùng câu nói vô vị
thế này: "Thật đúng là không cần thiền định!" Tâm họ rồi vẫn bị trói
buộc bởi các tán động của công việc thế gian sanh tử, nhưng khi có người
nào hiểu thấu, chứng ngộ bản tánh của không-thiền-định, người ấy sẽ thấy
sanh tử và Niết bàn là bình đằng. Khi chứng ngộ xảy ra, bạn sẽ thực sự
giải thoát khỏi sanh tử, các vọng niệm phiền não tự nhiên chìm lắng mất
và trở thành tánh Giác bổn nguyên. Dùng một thứ hiểu biết mà không giảm
bớt được phiền não thì có ích gì!
Tuy nhiên,
có nhiều người đắm chìm vào năm độc khi không thiền định. Họ không thấu
hiểu chân tánh và chắc chắn sẽ vào địa ngục.
[1]
Chớ có
truyền dạy một cái thấy mà bạn chưa chứng đắc! Vì cái thấy thì vắng dứt
mọi sự thấy, nên bản chất của tâm là một sự mở rộng bao la của tánh
Không. Vì thiền là không thiền, hãy buông thả cho kinh nghiệm của mình
tự do thoát khỏi mọi ngưng trụ. Vì đức hạnh là vô hạnh, nó chính là tánh
bổn nhiên không tạo tác. Vì quả thì không bỏ mặc hay hoàn thành, nó là
Pháp Thân
của Đại Lạc. Bốn câu này là lời từ trái tim Ta. Ngược lại với chúng, bạn
không thể nào khám phá bản tánh của Ati Yoga.
Vào lúc
chấm dứt của thời kỳ tương lai, sẽ có nhiều hành giả hư hỏng, họ xem
Pháp là chuyện mua bán. Vào thời đó, tất cả những ai tuân theo lời của
Ta, chớ từ bỏ thập thiện.
Dầu cho sự
chứng ngộ của bạn đồng đẳng với sự chứng ngộ của chư Phật, hãy cúng
dường Tam Bảo.
Dầu cho
bạn chế phục được tâm mình, hãy hướng những mục tiêu sâu xa của bạn về
Giáo Pháp. Dẫu cho bản tánh của Đại Toàn Thiện là tối thượng, chớ xem
thường các giáo lý khác.
Dầu cho
bạn thấu hiểu rằng Phật và chúng sanh là bình đẳng, hãy ôm trùm t,ất cả
chúng sanh bằng Tâm Đại Bi.
Dầu cho
các con đường và các địa là vượt khỏi sự tu hành và hành trình, chớ từ
bỏ sự tịnh hoá các che chướng ngăn ngại qua các hoạt động thuộc về Giáo
Pháp.
Dầu cho
công đức là vượt khỏi sự thu gom, chớ cắt đứt nguồn gốc của đức hạnh hữu
vi.
Dầu cho
tâm bạn thì vượt lên sống và chết, nhưng thân huyễn hoá này đang chết.
Thế nên, hãy thực hành trong khi nhớ về cái chết.
Dầu cho
bạn kinh nghiệm pháp tánh tự do khỏi tư tưởng, hay duy trì Bồ đề tâm.
Dầu cho
bạn đã đạt đến kết quả của Pháp thân, hãy giữ sự tương thông với thần
bổn tôn.
Dầu cho
Pháp thân là không ở chỗ nào khác, hãy tìm ra thật nghĩa.
Dầu cho
Phật tánh không ở đâu khác, hãy hồi hướng mọi công đức bạn làm về giác
ngộ vô thượng.
Dầu cho
bất kỳ thứ gì kinh nghiệm được chính là tánh Giác bổn nguyên, chớ để tâm
bạn lạc vào sanh tử.
Dầu cho
bản tánh của tâm bạn là Phật, hãy luôn luôn tôn thờ hoá thần hay thầy
bạn.
Dầu cho
bạn đã chứng ngộ bản tánh của Đại Toàn Thiện, chớ bỏ vị thần bổn tôn.
Những
người nào, thay vì làm như thế, lại nói những lời khoa trương một cách
dại dột chỉ là làm hại cho Tam bảo và sẽ không tìm được một khoảnh khắc
hạnh phúc.
Vị Guru
nói: Con người không nghĩ về cái chết. Đời người giống như một đống trấu
hay một cái lông chim trên đèo núi. Tử thần đến thình lình như một trận
tuyết lở hay một cơn bão. Phiền não giống như rơm bắt lửa. Cuộc đời bạn
giảm dần như bóng mặt trời lặn.
Tất cả
chúng sanh của ba cõi đều tự vướng mắc vào con rắn đen của sân do chính
mình tự tạo. Họ tự đâm thủng mình bằng đôi sừng con bò đỏ của tham do
mình tự tạo. Họ tự làm tối tăm bằng bóng tối dày đặc của si do mình tạo
lấy. Họ tự cột mình vào vách đá kiêu mạn do mình tạo ra. Họ tự làm hỏng
mình với con chó sói tham lam do mình tạo lấy. Người ta không nhận rằng
họ không thể trốn thoát năm nhiễm ô nguy hiểm của phiền não. Họ làm mọi
thứ để kinh nghiệm những lạc thú sanh tử của ngay đời này.
Đời này đi
qua trong một phút giây ngắn ngủi, mà sanh tử thì vô cùng. Bạn sẽ làm gì
trong đời sau? Hơn nữa, sự dài ngắn của đời này thì không chắc chắn,
thời gian chết thì không thể định được và giống như một tử tội bị đưa
đến giàn xử tử, bạn đi đến gần cái chết trong từng bước chân.
Mọi chúng
sanh đều vô thường và chết. Bạn đã từng nghe về những người đã chết
trong quá khứ! Bạn đã thấy họ hàng mình chết! Bạn có nhận ra mình đang
già! Và rồi, thay vì thực hành Giáo pháp, bạn quên những buồn phiền quá
khứ. Thay vì sợ khổ mai sau, bạn không biết đến sự khổ đau của các cõi
thấp.
Bị săn
đuổi bởi cái hoàn cảnh thất thường, bị cột trói bằng sợi thừng của chấp
trụ dị nguyên, kiệt lực vì dòng sông tham ái, bị nhốt giam trong mạng
lưới sanh tử, bị còng chặt chẽ vào nghiệp quả đã chín tới. Ngay khi các
tin tức của Pháp đến với bạn, bạn vẫn còn bám lấy các trò tiêu khiển và
hờ hững. Có phải cái chết không xảy ra cho một người như bạn? Ta thương
xót cho mọi chúng sanh suy nghĩ như lối đó.
Vị Guru
nói: Khi giữ trong tâm sự thống khổ của cái chết, thì rõ ràng mọi hoạt
động đều là nguyên nhân của khổ, vậy hãy vứt chúng đi. Cắt đứt mọi dây
trói, dầy là nhỏ nhất và thiền định trong đơn độc về phương thuốc tánh
Không. Không có bất cứ điều gì có thể giúp bạn vào lúc chết. Thế nên,
hãy thực hành Pháp, vì đó là người đồng hành tốt nhất của bạn.
Thầy của
bạn và Tam Bảo là sự hộ tống tốt nhất. Thế nên, hãy khẩn thiết quy y.
Thực hành Pháp là cái giúp cho trạng thái tâm bạn tốt nhất. Hãy nhớ điều
bạn đã nghe, vì Pháp là đáng tin cậy nhất.
Bất kể
giáo lý nào bạn thực hành, hãy bỏ đi buồn ngủ, hôn trầm, lười lĩnh. Trái
lại, hãy trang bị vũ khí chuyên cần. Bất kể giáo lý nào bạn đã hiểu, tự
mình chớ lìa khỏi ý nghĩa của nó.
Padmasambhava nói: Hãy làm như vầy nếu bạn muốn thực hành chánh pháp!
Giữ lời dạy của thầy trong tâm. Chớ ý niệm hoá kinh nghiệm của bạn, vì
nó chắc chắn làm cho bạn bị ràng buộc hay cáu kỉnh. Ngày và đêm, hãy
nhìn vào tâm mình. Nếu dòng tâm thức có chứa một hạnh xấu nào, hãy từ bỏ
nó từ sâu thẳm lòng mình và theo đuổi hạnh tốt.
Hơn nữa,
khi bạn thấy người khác mắc phạm điều xấu, hãy có tâm bi với họ. Chắc
chắn có thể là bạn cảm thấy thích hay ghét một vài đối tượng của giác
quan, hãy vứt nó đi. Khi cảm thấy dính kết với gì hấp dẫn, hay ác cảm
với cái gì ghê tởm, hãy hiểu rằng đấy là ảo giác của tâm bạn, chúng chỉ
là huyễn hoá.
Khi bạn
nghe những lời thích thú hay không thích thú, hãy hiểu chúng là tiếng
vang trống không, như tiếng dội. Khi bạn gặp sự bất hạnh ngặt nghèo hay
thống khổ, hãy hiểu đó là chuyện xảy ra tạm thời, một kinh nghiệm không
thật. Hãy nhận ra rằng tự tánh chẳng bao giờ cách lìa bạn.
Có được
thân người là cực kỳ khó. Thế nên, thật là ngu mê không hiểu biết Pháp
một khi đã tìm được nó. Chỉ có Pháp mới cứu được bạn, mọi thứ khác đều
là sự lừa dối của thế gian.
Vị Guru
lại nói: Người với nghiệp thấp kém nhắm đến sự lớn lao, phù phiếm của
thế giới này và hành động không nghĩ đến nghiệp quả. Sự thống khổ về sau
sẽ kéo dài hơn là hiện tại. Thế nên, hãy từ ái và bi mẫn đối với chúng
sanh ba cõi. Hãy thường trực tương thông với tâm giác của Bồ đề tâm. Hãy
từ bỏ mười nghiệp bắt thiện và nuôi dưỡng mười thiện nghiệp.
Chớ nhìn
bất kỳ chúng sanh nào như kẻ thù của mình, làm thế chỉ là vọng tưởng của
tâm bạn. Chớ tìm kiếm thức ăn và nước uống bằng nói dối và lừa lọc. Dầu
bụng bạn có sẽ đầy trong kiếp này, nó sẽ rất nặng nề trong kiếp tới.
Chớ lao
vào làm ăn và lợi lộc, nói chung nó chỉ là trò tiêu khiển giết thời giờ
cho cả bạn và người khác. Chớ xem sự giàu có là quan trọng, vì nó là kẻ
thù của thiền định và thực hành giáo pháp.
Chỉ chú ý
vào thức ăn là một nguyên nhân phóng tâm, hãy giữ thực phẩm cho hành
thiền chỉ đủ để duy trì thân mạng. Khi bạn sống tách biệt, tâm bạn cũng
sẽ như vậy. Bỏ đi sự nói chuyện vô ích và nói ít thôi. Nếu bạn làm tổn
hại tình cảm người khác, cả hai đều tạo nghiệp xấu.
Tổng quát,
mọi chúng sanh không trừ ai đều là cha mẹ của bạn. Thế nên, đừng cho
phép mình bị bám dính hay ghét bỏ, hãy duy trì một tâm trạng bình an. Bỏ
đi giận dữ và lời thô bạo, thay vào đó nói với một khuôn mặt tươi cười.
Lòng tôi
của cha mẹ không thể đáp đền, dầu bạn có hy sinh đời mình, thế nên hãy
tôn trọng trong tư tưởng, lời nói và hành vi. Đức hạnh và cái xấu đều
đến từ đối tượng được thấy biết và các mối liên lạc, thế nên chớ giữ mối
liên lạc với người làm ác. Chớ ở một nơi mà người ta hiềm khích với bạn,
nó thúc đẩy thêm giận dữ và tham muốn. Nếu bạn làm thế, nó chỉ tăng thêm
phiền não trong bạn và trong những người khác.
Hãy ở chỗ
nào mà tâm trạng bạn thoải mái và sự thực hành Pháp của bạn tiến bộ một
cách tự động. Cư trú chỗ nào có sự ham thích hay ác cảm nhiều chỉ làm
loạn tâm; hãy ở nơi mà sự thực hành Pháp tiến triển. Nếu bạn kiêu mạn,
công đức bạn bị giảm, thế nên hãy bỏ đi kiêu căng và ngã mạn. Nếu bạn
trở nên chán nản và thất vọng, hãy tự an ủi mình và tự làm cố vấn cho
mình; hãy dấn thân trở lại vào con đường.
Vị Guru
nói: Nếu bạn muốn thật sự thực hành Pháp, hãy làm điều đức hạnh, dầu chỉ
là việc nhỏ nhất. Đại dương bao la được làm từ những giọt nước; ngay cả
núi Tu Di và bốn châu lục cũng được tạo ra từ những hạt vi trần nhỏ
nhoi.
Bất kể bạn
cho đi thứ gì dầu nhỏ như một hạt mè; nếu bạn cho với tâm bi và Bồ đề
tâm, thì bạn đã thành tựu trăm ngàn lần phước đức. Nếu bạn cho mà không
có quyết định của Bồ đề tâm, phước đức của bạn sẽ giảm đi dầu cho cả
ngựa, hay lâu dài.
Chớ dung
dưỡng những người bạn tâng bốc và không thật lòng. Hãy chân thành trong
tư tưởng và việc làm. Nền tảng của sự thực hành Pháp đặt nơi samaya, đại
bi và Bồ đề tâm thanh tịnh. Các samaya của Mật thừa, các điều luật của
Bồ tát và các giới luật của Thanh văn đều bao hàm trong ấy.
Vị Guru
nói: Hãy tiêu dùng thực phẩm và của cải vào việc đức hạnh. Con người
nói: "Cần của cải cho lúc chết". Nhưng khi bạn bị tra khỏi bởi bệnh tật,
bạn không thể chia phần sự đau đớn bằng tiền bạc, dầu có đông người giúp
đỡ bạn và cơn đau của bạn không lớn hơn, nếu bạn không có gì cả.
Vào lúc đó
chẳng khác nhau gì hoặc là bạn có người trợ giúp, người hầu, bà con và
của cải hay không. Tất cả đều là nguyên nhân của chấp níu. Chấp bám trói
buộc bạn, dầu là chấp bám vào hoá thần hay vào Pháp. Sự dính bám của
người giàu vào trăm ngàn lượng vàng và sự dính bám của người nghèo vào
kim chỉ của nó đều trói buộc như nhau. Hãy quăng bỏ sự dính bám, nó ngăn
chặn cánh cửa giải thoát.
Khi bạn
chết, cũng như nhau hoặc là thân thể bạn được hoả thiêu bằng trầm hương
hay để cho chim và chó ăn ở nơi không người. Bạn ra đi, cùng với nghiệp
tốt hay xấu đã mắc phải khi còn sống. Danh tiếng tốt hay xấu, kho lẫm và
giàu có, quý nhân giúp đỡ và người hầu hạ đều bỏ lại phía sau.
Vào ngày
bạn chết, bạn sẽ cần một vị thầy cao cả, thế nên hãy kiếm một vị thầy.
Không có thầy, bạn không thể hiểu biết giác ngộ, thế nên hãy theo một vị
thầy có phẩm chất và hoàn thành bất cứ thứ gì ngài yêu cầu.
Vị Guru
lại nói: Nghe đây, các người may mắn của các thời sau tuân theo lời dạy
Padmakara! Trước tiên, khi bước vào con đường, bạn phải chuyên cần. Vì
rất lâu trong quá khứ, bạn đã mãi mê trong kinh nghiệm mê lầm; từ vô số
kiếp, bất kỳ điều gì bạn làm đều lạc trong mê vọng. Hãy cắt đứt cái mê
vọng này, ngay khi bạn có được một thân người.
Tất cả
chúng sanh đều bị che ám bởi bóng tối của căn bản vô minh. Khi kinh
nghiệm danh tướng nhị nguyên khởi lên, nó được làm vững chắc thêm bởi sự
trụ tướng phân biệt. Dầu bất cứ điều gì họ làm, họ đều mắc vào các việc
làm đáng thương. Nhà ngục mê huyễn này của sáu loại chúng sanh thật là
siết chặt!
Cực kỳ khó
khăn để có được một thân người. Có được thân người, chỉ có ít người nghe
được danh hiệu Phật. Sau khi nghe được, rất ít người có được niềm tin.
Và ngay dù có được niềm tin, sau khi đi vào giáo pháp, nhiều người giống
như những con thú ương ngạnh phá vỡ các lời thệ nguyện và giới luật, rồi
sa đoạ. Thấy các chúng sanh đó, các Bồ tát thất vọng và Ta, Padmakara
buồn rầu.
Tsogya! ở
một nơi mà giáo lý của Phật hiện diện, ngay người có được một thân người
hoàn hảo, đã có vô số đời tích chứa công đức vô biên, nhưng họ vẫn còn
đầy đủ nghiệp quả của sáu loài.
Vài người
trong số đó, nghe được những phẩm tính của Phật, vẫn bốc cháy bởi tham
đắm và giận dữ, lo sợ rằng người khác cũng sẽ quan tâm đến. Đã thành tín
đồ theo Phật pháp, họ lo sợ rằng sanh tử kia sẽ cạn kiệt. Loại tham đắm
và giận dữ này là chủng tử cho địa ngục. Trong các đời tới, họ sinh vào
các nơi chốn chẳng bao giờ nghe đến danh Tam Bảo.
Các người
đang sống hay sẽ xuất hiện trong tương lai và người nghe lời của
Padmakara, đây là điều bạn nên làm, để cho có được lợi lạc khi đã được
thân người, bạn cần giáo pháp cao cả. Người bám níu, khát khao uy tín và
danh vọng hơn là thực hành Pháp, sẽ thuộc về mức độ cao nhất ở trong
loài thú.
Nếu bạn
nghi ngờ điều này thì hãy suy nghĩ kỹ càng: Lo cho thân này được tiện
nghi thoải mái, lo cho nó được trường tồn, lo người khác thắng mình, lo
cho người thân được lợi thế, lo người thù ghét mình trả đũa. Những thứ
ấy mọi người thế gian đều có đủ. Chim trên trời, chuột trong hang, kiến
sống dưới lỗ, tất cả đều có giống như vậy. Tất cả chúng sanh đều có như
vậy.
Có ít kẻ
thù hơn những người khác chỉ là mức độ cao nhất trong loài vật. Để thực
hành Pháp, bạn phải vất bỏ sự quyến luyến vào một xứ sở. Quê hương bạn
là nơi sanh quán của dính bám và sân hận.
Hãy giữ
thực phẩm, của cải đủ dùng để ăn và mang đi. Làm như thế cho đến khi bạn
vất bỏ được đắm níu vào thức ăn và đồ mặc. Chớ giữ tài sản, nó sẽ trở
thành một sự phóng tâm. Hãy tìm một nơi hoang dã không người lui tới.
Giữ thực phẩm đủ duy trì mạng sống, sống nơi cô đơn ngoài mọi ràng buộc
bè bạn.
Trước hết,
làm trong sạch các nghiệp xấu. Tiếp theo, nhìn vào trong tâm bạn: Sự
kiện rằng trạng thái bổn nhiên của tâm không kéo dài mà phóng xuất các
niệm, bằng chứng nó là trống không. Sự xảy ra không ngừng các niệm tưởng
lưu xuất chính là cái sáng chiếu thấu biết của nó. Chớ theo đuổi sự lưu
xuất của các niệm. Chớ bám vào phương diện chiếu sáng của nó. Bằng cách
buông xả chú tâm và nhận biết yếu tính của nó, tánh Giác bổn nhiên mọc
lên soi tỏ như là Pháp thân.
Thỉnh
thoảng, làm những thực hành để tịnh hoá các chướng ngại và làm trợ giúp
nâng cao. Nếu bạn có thể theo chúc thư của Ta theo lối này, bạn sẽ đạt
đến trạng thái Vajradhara trong chỉ đời này.
Tsogyal!
Có người nào đó với bề ngoài nâu sậm và dữ tợn sẽ xuất hiện gần thời
chót các giáo lý của Phật Thích Ca. Để cho người đó, hãy cất giấu các
lời này của Ta trong một cái tráp bằng da tê giác màu nâu.
Như thế
Ngài đã nói.
Chúc thư
của Đạo sư Liên Hoa Sanh xứ Uddiyana có tên là Đầu Nhọn Hạt Ngọc hoàn
thành ở đây.
Nó được
khám phá bởi Rigdzin Godem, vị Vidyadhara với lông chim kên kên, từ kho
tàng màu trắng phương Đông.
Samaya,
ấn, ấn.
Mong là
tốt lành.
Mong là
tốt lành.
Mong là
tốt lành.
Sarva
Mangalam.
Lời khai
thị cho
trisong
deutsen
Emaho! Đạo
sư Padmasambhava được vua Trisong Deutsen mời để thuần hoá địa điểm và
xây dựng chùa Samye, có tên là "Sự Thành Tựu Viên Mãn Tự Nhiên Rạng Rỡ
của Những Nguyện Vọng Vô Biên". Về sau, khi xong lễ tôn phong, vua mời
Đạo sư, người mặc một áo choàng thêu màu nâu đậm, ngồi trên một ngai,
trải đệm lụa trong một căn phòng trung tâm trên lầu. Vua dâng cho Đạo sư
rượu vang làm từ gạo và đặt những cốc đầy vàng, bạc ở hai bên tay Ngài.
Nhà vua dâng cúng một số đồ vật và đặt trên một dĩa mạn đà la bằng vàng,
một số hoa bằng bảy báu. Vua cởi ra từ cổ mình một món đồ trang sức lam
ngọc tên là "Maru Rực Rỡ" và đặt lên như là tượng trưng cho mặt trời và
một món đồ khác có tên là "Kenru Kongchok" như là tượng trưng của mặt
trăng. Vua gom các thứ quý báu khác thêm vào trên dĩa vàng để tượng
trưng cho núi Tu Di và bốn châu lục, dâng cho bậc Đạo sư với lời tán
thán:
"Không dựa
vào cha mẹ, hoá thân của Ngài xuất hiện trong một hoa sen.
Nó hiện
hữu để ảnh hưởng lên chúng sanh, như là thân Kim cang cắt đứt dòng sanh
tử.
Từ sự vô
hạn của chứng ngộ, Ngài phát lộ Tâm Phật cho người xứng đáng.
Thiện xảo
hoá độ với nhiều phương tiện, Ngài trói buộc các vị thần kiêu căng và
quỷ dữ dưới lời tuyên thệ.
Với hoạt
động toàn hảo của ba thân, hoá thân Ngài vượt quá hoá thân của tất cả
Phật.
Tôi xinh
đảnh lễ hình tướng hoa sen của Kim Cương Totreng và ngợi ca Ngài với
lòng sùng mộ.
Dù Ngài
không đắm trước khi hưởng thọ năm dục,
Ngài từ bi
chấp nhận chúng để cho mọi chúng sanh có thể tạo ra phước đức.
Xin hãy
đoái tưởng đến con, khi con cầu xin Ngài ban cho ý nghĩa sâu xa tối
tượng!".
Đạo sư trả
lời: "Thưa Ngài, Ngài yêu thích hình tướng hiện thời của tôi?" Nhà vua
trả lời: "Vâng, thưa Thầy". Và tiếp tục: "Giải thoát khỏi bệnh hoạn của
bốn đại, siêu việt cả sanh và tử.
Ngài sở
hữu đại bi siêu xuất để làm việc vì lợi lạc của chúng sanh.
Tâm Ngài
thường trụ như tự tánh của Pháp giới tánh;
Vâng, tôi
yêu thích hình tướng của Ngài, bậc bảo hộ cho chúng sanh!".
Thế rồi
Đạo sư nói:
"Ngài hãy
biết rằng vị Thầy thì quan trọng hơn
Cả ngàn vị
Phật của kiếp này
Tại sao
thế? Bởi vì tất cả Phật của kiếp này
Đều xuất
hiện sau khi đã theo một vị Thầy.
Trước khi
có một vị thầy
Thì danh
từ "Chư Phật" chưa hiện hữu.
Cũng có
nói rằng:
Vị Thầy là
Phật, vị Thầy là Pháp,
Cũng thế
vị Thầy là Tăng;
Như thế vị
Thầy là gốc của Tam Bảo.
Hãy bỏ qua
một bên mọi phụng thờ khác,
Mà chuyên
cần phụng sự Thầy của Ngài.
Tuỳ hỷ
người, Ngài sẽ nhận được mọi chứng đắc Ngài mong muốn".
Rồi nhà
vua thưa hỏi Padmasambhava: Thưa Đại sư, khi cố gắng thành tựu quả là
Phật tánh, từ nhân là một chúng sanh hữu tình, trước hết cái thấy của sự
chứng ngộ là cực kỳ quan trọng. Có được "cái thấy của sự chứng ngộ" có
nghĩa là gì?
Đức Thầy
trả lời: Tột đỉnh của mọi cái thấy (kiến) là tinh tuý Bồ đề tâm của tâm
giác ngộ. Tất cả hàng tỷ vũ trụ, tất cả Như Lai mười phương và mọi chúng
sanh trong ba cõi đều cùng một bản tính, bao hàm trong tinh tuý Bồ đề
tâm giác ngộ này. "Tâm" ở đây nghĩa là sự đa dạng khởi từ cái vô sanh,
vô tác.
Vâng, ngài
có thể hỏi rằng: "Đâu là sự khác biệt giữa chư Phật và các chúng sanh?".
Đó không gì khác hơn là tâm giác ngộ hay không giác ngộ. Tính chất của
trạng thái giác ngộ của một vị Phật thường hằng hiện diện trong Ngài,
nhưng Ngài lại không nhận ra nó. Không nhận biết tự tâm, các chứng sanh
luân lạc vào sáu đường sanh tử. Rồi Ngài có thể hỏi: "Thế nào là con
đường chứng ngộ tự tâm?". Điều ấy đã được dạy rằng, Ngài cần lời dạy
miệng của một vị Thầy.
Về mặt
này, "Tâm" là cái suy nghĩ và nhận biết, thật vậy, có cái gì đó đang
kinh nghiệm. Chớ tìm tâm này ở bên ngoài, hãy nhìn vào trong! Hãy để cho
tâm tìm kiếm chính nó! Hãy xác chứng bản tính của tâm là thế nào!
Trước
tiên, từ đâu tâm sanh khởi? Ngay giờ đây, nó dừng ở đâu? Cuối cùng, hãy
nhìn nó đi đâu? Khi tâm Ngài nhìn vào chính nó, nó thấy rằng không có
chỗ nào từ đó nó khởi sanh, dừng trụ hay đi mất. Không có sự giải thích
nào về "nó là như thế nào". Tâm được khám phá là chẳng phải cái gì ở
ngoài hay ở trong. Nó không có ai đang nhìn, nó không phải là hành động
nhìn. Nó được chứng nghiệm như là một trạng thái tỉnh giác bổn nguyên
không có trung tâm cũng không có chu vi, một sự biến mãn bao la trống
không và tự do một cách nguyên thuỷ. Sự tỉnh giác bổn nguyên này là nội
tại và tự tại. Nó không phải được tạo ra lúc bây giờ, mà vốn sẵn hiện
diện trong chính Ngài từ vô thuỷ. Hãy xác quyết rằng: Cái thấy chính là
nhận ra xác thực Cái ấy! "Có được niềm tin" vào điều này có nghĩa là
nhận biết rằng cũng giống như hư không, tâm vốn hiện hữu sẵn đủ từ vô
thuỷ. Như mặt trời, nó giải thoát khỏi bất kỳ căn bản vô minh tối ám
nào. Như hoa sen, nó chẳng nhiễm ô bởi nghiệp tội. Như vàng ròng, nó
không biến hoại bản chất. Như đại dương, nó bất động. Như một dòng sông,
nó không ngừng dứt. Như núi Tu Di, nó không đổi thay. Một khi Ngài nhận
biết (chứng ngộ) bản tánh chân thực của nó và làm vững vàng nó, điều ấy
gọi là "có được cái thấy của sự chứng ngộ".
Nhà vua
hỏi: "Có được kinh nghiệm về thiền định" là thế nào?
Đức thầy
trả lời: Nghe đây, thưa Bệ hạ! "Có được kinh nghiệm về thiền định" nghĩa
là buông thả cho tâm ngài không thi thiết, không suy bại và tươi mới.
Hãy để tâm ngài an nghỉ trong trạng thái tự nhiên, không câu thúc và tự
do. Bằng cách không trụ tâm vào cái gì bên ngoài cũng không tập trung
bên trong, ngài ở nơi sự giải thoát khỏi mọi tiêu điểm. Trong trạng thái
an định vĩ đại này của tự tánh, hãy để cho tâm ngài dừng nghỉ không động
lay, cũng như ngọn lửa của một ngọn đèn sáp không chao động bởi gió.
Trong
trạng thái này, các kinh nghiệm có thể xảy ra: Tâm thức ngài có thể trở
nên tràn trề, sáng tỏ hay dừng lại; lạc phúc, sáng rỡ hay thoát khỏi tư
tưởng; nó có thể cảm thấy mờ tối, không có điểm qui chiếu và không hoà
hợp với các cách thế của thế giới này. Nếu các kinh nghiệm này xảy ra,
chớ cho chúng một mối quan trọng đặc biệt nào, vì chúng chỉ là những
kinh nghiệm thoáng qua, nhất thời. Chớ trụ trước gì vào chúng! Đó gọi là
"có được kinh nghiệm về thiền định".
Nhà vua
hỏi: "Có được hạnh, vì bình thản" là nghĩa thế nào?
Đức thầy
trả lời: "Hạnh" ở đây nghĩa là không gián đoạn trong thiền định, không
tán thất tâm; dầu cho là không có cái gì để thiền định về cả. Như dòng
chảy không ngừng của một con sông, ngài nhớ (niệm) luôn luôn qua mọi
tình huống, đi, đứng, nằm, ngồi. "Vị bình thản" nghĩa là ôm trọn lấy cái
gì ngài thấy, hai cái gì cảm thọ của năm giác quan xảy đến, với sự nhận
biết rõ ràng về tự tánh ngài vốn giải thoát mọi kết dính hay bám níu.
Chớ nhận hay bỏ bất cứ điều gì, giống như đến một hòn đảo toàn vàng quý.
Đây gọi là "Có được hạnh, vị bình thản".
Nhà vua
lại hỏi: "Cái gì làm cho người ta vượt qua hẻm núi nguy hiểm của động
niệm?".
Đức Thầy
trả lời: Khi tư tưởng ý niệm xảy ra đang lúc thiền định, bất kỳ cái gì
sanh khởi đều là từ tâm của chính mình. Bởi vì tâm không có tự tánh, nên
tư tưởng chính nó cũng trống rỗng mọi thực thể. Giống như một đám mây
nảy sinh giữa không gian và biến mất trở lại trong không gian, niệm khởi
trong tâm và lại tan biến trong tâm. Trong bản chất, tư tưởng ý niệm là
pháp tánh xưa nay.
"Vượt qua
hẻm núi nguy hiểm" nghĩa là khi tâm động thành đủ thứ tư tưởng, ngài nên
hướng sự chú ý vào chính tâm này. Như một tên trộm đi vào một căn nhà
trống, những tư tưởng rỗng không, không chướng ngại gì cho một tâm trống
rỗng. Đó gọi là "vượt qua hẻm núi hiểm nguy của động niệm".
Nhà vua
hỏi Đạo sư: Như thế nào người ta "có được sự tin chắc không đổi của
Quả?".
Đức Thầy
trả lời: Hãy nghe điều này, thưa Bệ hạ! Tâm giác của Bồ đề tâm không
sinh ra từ nguyên nhân nào, cũng không tiêu diệt bởi hoàn cảnh nào. Nó
không được tạo ra bởi chư Phật, trí huệ cũng không được sản xuất ra bởi
các chứng sanh thông thái. Nó vốn sẵn đủ, hiện diện nơi ngài như là sở
hữu tự nhiên của ngài. Khi qua lời chỉ dạy của Thầy, ngài nhận ra nó, từ
đó tâm là tổ tiên của chư Phật, cũng như sự nhận ra một người mà ngài đã
từng biết.
Tất cả chư
Phật ba đời đạt đến giác ngộ trong sự tương tục thể hiện Cái Này, sau
khi đạt đến sự vững chắc an định, giống như một hoàng tử lên ngôi vua.
Tính giác với cái vốn hiện diện từ vô thuỷ, thoát khỏi mọi sợ hãi và đe
doạ, gọi là "có được sự tin chắc bất biến của Quả".
Nhà vua
hỏi Đạo sư: Cái gì làm ngài "cắt đứt những giới hạn của lầm lạc và lỗi
lầm?"
Đức Thầy
trả lời: Thưa ngài, có hy vọng hay lo sợ là do lỗi không thấu hiểu, hiện
thực được cái thấy. Tâm Bồ đề tánh Giác không hy vọng có được giác ngộ
cũng không lo sợ rơi vào trạng thái chúng sanh.
Bám nắm ý
niệm có người tham thiền và có đối tượng tham thiền, là do lỗi không cắt
đứt các phóng tưởng của tâm nhân ngã. Tự tánh pháp tánh của ngài, tự do
khỏi mọi tạo tác, không có đối tượng nào để thiền định về, không có một
ai đang thiền định, hay bất kỳ loại thiền định nào để trau dồi.
Nhận lấy
hay chối bỏ là do lỗi không cắt đứt sự dính gắn và trụ trước. Bản tánh
trống không và tự do của tâm không có cái gì để thành tựu cho ngài bám
nắm, cũng không có cái gì phải chối bỏ cho ngài có thể hiềm ghét. Nó
không có tốt cần phải nhận lấy, cũng không có xấu để phải khước từ.
Bị bám
dính vào các sở hữu là do lỗi không hiểu thực hành là thế nào. Thực hành
đối với mọi sự vật là tự do khỏi mọi tiêu điểm và trụ định, hiểu rằng sự
bám níu và chấp trước đều không có nền tảng, gốc rễ.
Cô đọng
mọi điều trên vào trong một câu: Cái thấy là thoát khỏi quan niệm phân
biệt(1), thiền định là không trụ vào cái gì cả, kinh nghiệm là giải
thoát khỏi sự hưởng nếm mùi vị và quả là vượt ngoài chứng đắc. Chư Phật
ba[1] đời đã không dạy, đang không dạy và sẽ không dạy điều gì khác hơn
cái này. Đó là gọi "cắt đứt những giới hạn của lầm lạc và lỗi lầm".
Nhà vua
hỏi Đạo sư: "Xoá đi lỗi lầm của tà kiến" nghĩa là thế nào?
Đức thầy
trả lời: Dầu cho ngài đã rõ biết tâm mình là Phật, chớ có tự bỏ Thầy
mình! Dầu cho ngài đã chứng ngộ các hình tướng đều là tâm, chớ ngưng
nghỉ công đức dầu hữu hạn và bị lệ thuộc nhân duyên! Dầu cho ngài không
mong cầu Phật tánh, hãy tôn vinh Tam Bảo cao cả! Dầu cho ngài không sợ
sanh tử, hãy không có ngay cả một hạnh xấu nhỏ nhất! Dầu cho ngài đạt
được niềm tin bất biến vào tự tánh mình, chớ xem kinh nghiệm những tính
chất của đại định, những tri giác cấp cao các thứ, hãy vất bỏ kiêu căng
và tự phụ.
Dầu cho
ngài đã chứng nghiệm thấu suốt rằng sanh tử và Niết bàn là bất nhị, chớ
ngừng hưng vận từ bi đối với mọi chúng sanh!
Rồi nhà
vua lại hỏi: "Đạt được sự xác tín" có nghĩa là gì?
Đức Thầy
trả lời: Đạt được xác tín rằng từ vô thuỷ tự tâm ngài chính là tánh Giác
của Phật tánh. Đạt được xác tín rằng mọi hiện tượng đều là trò tự bày
hiện huyễn hoá của tâm ngài. Đạt được xác tín rằng Quả là đang hiện diện
trong ngài và không phải tìm ở đâu khác. Đạt được xác tín rằng Thầy ngài
là vị Phật trong hình tướng con người. Đạt được xác tín rằng bản chất
của cái thấy (kiến) và thiền định (thiền) là sự thực hiện thành tựu của
chư Phật. Để đạt được niềm tin như thế ngài phải thực hành(1)!.
Nhà vua
lại hỏi: "Có được sự truyền dạy bằng miệng" là như thế nào?
Đức Thầy
trả lời: Nhờ sự ban ơn, Phổ Hiền bày tỏ các lời bí mật này vào tai của
Vajrasattva. Vajrasattva rót chúng vào tai của Garab Dorje. Garab Dorje
giao phóng chúng vào trong tâm của Shri Singha.
Shri
Singha ban chúng cho tôi, Padmasambhava. Trisong Deutsen, hãy giữ chúng
trong lõi của tâm ngài!(1).
Đạo sư dạy
cho nhà vua: Thưa bệ hạ, từ phi ngài chứng ngộ bản tánh vô sanh của Pháp
tánh, dù cho ngài được sanh ra trong thân thể của một quân vương, thì
cuộc đời cũng qua đi như một cái bọt trong nước.
Trừ phi
ngài kinh nghiệm tự tánh bẩm sinh của Pháp tánh vốn siêu việt khỏi tư
tưởng, động niệm, ngài sẽ khổ đau khi vương quốc và quyền lực thế gian
của ngài, chúng cũng vô chất, vô tự tánh như một cái cầu vồng, nhạt nhoà
và tan biến.
Trừ phi
ngài kết bạn với người ấy, tánh Giác tự tại; khi ngài bỏ đời này, ngài
sẽ không thể cắt đứt sự bám níu vào các hoàng hậu, người hầu và tôi tớ
của mình, họ chỉ là những mối quen biết phải bỏ lại trên cuộc hành
trình.[1]
Trừ phi
ngài quen dần với trạng thái bản nhiên của cái thấy và thiền định, ngày
sẽ chạy vòng từ đời này sang đời khác, như trên vành của một bánh xe
quay nước, đi vào khi sanh và rời bỏ khi chết.
Trừ phi
ngài điều hành vương quốc ngài với chân lý của hoà bình; các luật lệ
chặt chẽ cũng giống như một cây có nhựa độc sẽ huỷ hoại chính nó. Đại
vương, tôi xin ngài hãy cai trị tuỳ thuận với Chánh pháp!
Đạo sư lại
dạy cho nhà vua: Thưa bệ hạ, vào lúc chấm dứt của thời kỳ này, con người
khao khát các giáo huấn tuyệt diệu, nhưng sẽ không thực hiện chúng.
Không theo lời dạy của Pháp, nhiều người sẽ truyền bá rằng họ là những
hành giả. Vào thời ấy có nhiều kẻ khoe khoang mà ít người thành tựu. Khi
Phật Pháp ngừng dứt ở Trung Hoa, Tây Tạng và Mông Cổ, giống như một áo
giáp ghép bằng các mảnh kim loại bị vỡ ra, con người rất khó thuần phục.
Vào thời ấy, các lời dạy này phải giữ gìn cho Phật Pháp, nên ngài hãy
niêm cất chúng như là một kho tàng terma.
Thưa Bệ
hạ, trong đời chót của ngài, ngài sẽ gặp các lời dạy này và những người
bảo vệ Phật Pháp. Rồi ngài sẽ ngưng dòng tái sanh và đi đến cấp bậc của
một vị Vidyadhara. Thế nên, chớ phổ biến chúng trong lúc này.
Hoan hỷ vô
cùng, vua thiết lập một lễ dâng cúng Mạn đà la bằng vàng và lễ lạy đi
nhiễu quanh vô số lần.
Dấu ấn
niêm kho tàng
Dấu ấn
niêm che giấu
Dấu ấn
niêm giao phó.
Không có
sự xung đột giữa tiểu thừa và đại thừa
Vua
Trisong Deutsen dâng cúng một mạn đà la bằng vàng cho đại Đạo sư
Padmakara và nói: Kỳ diệu thay! Thưa Đại sư, con xin Ngài dạy cho phương
pháp thực hành chứng tỏ rằng: "Không có sự xung đột giữa Tiểu thừa và
Đại thừa".
Đạo sư trả
lời: Emaho! Thưa đại vương, thật hiếm hoi tiếp tục được sanh ra làm một
ông vua trong một thân người hoàn hảo cùng với phước đức. Thế nên, thật
quan trọng khi trị vì được vương quốc của Pháp.
Ngài có
thể duy trì một luật lệ chặt chẽ đối với các hoạt động trần thế, nhưng
nó làm hại cho các chúng sanh. Thế nên, điều quan trọng là tu hành Bồ đề
tâm.
Ngài có
thể yêu quý cái thân huyễn hoá này với lòng say mê lớn lao, nhưng giờ
phút của cái chết thì không chắc chắn. Tóc trắng và các vết nhăn của
ngài là điều báo của cái chết. Thế nên, điều quan trọng là cảm thấy nhàm
chán và nỗ lực trong các phương thuốc, tức là sự thực hành Pháp.
Nguyên
nhân để đi vào con đường giải thoát là giữ gìn sự biết hổ thẹn và khiêm
tốn, xa lánh hạnh xấu. Thế nên, điều quan trọng là tuân thủ những lời
thệ nguyện và giới luật mà không làm hư hại chúng.
Chúng sanh
hữu tình là đối tượng của lòng đại bi. Thế nên, hãy thoát khỏi thành
kiến đối với các sự quen biết mới. Điều quan trọng là đưa tất cả cận
thần, thần dân và quyến thuộc vào chánh pháp và ủng hộ họ.
Người ta
có thể không bao giờ gom góp cho đủ các vật như thức ăn và của cải. Thế
nên, điều quan trọng là dùng chúng cho chánh pháp mà không để cho chúng
bị hoang phí bằng cách trở thành lương thực cho kẻ thù và ma quỷ.
Không có
đức tin và sùng mộ, người ta không thể nhận tinh tuý của những lời dạy
miệng. Thế nên, điều quan trọng là tôn thờ và phụng sự dòng các Đạo sư
với niềm tin, sùng mộ và tin cậy.
Chính vì
thầy chỉ cho ngài trí huệ và Phật tánh thường bằng hiện diện nơi chính
ngài. Thế nên, điều quan trọng là thỉnh cầu lời khai thị từ một vị thầy
của dòng trực chỉ và rồi đem nó vào thực hành.
Ngài không
nhận được những sự ban phước khi ngài để thân, khẩu, tâm trong tình
trạng bình thường. Thế nên, điều quan trọng là tập trung thần, khẩu, tâm
vào hiện thân của hoá thần, thần chú và trạng thái bổn nhiên vượt khỏi ý
niệm.
Nếu ngài
theo đuổi các việc làm bình thường thì thân, khẩu, tâm ngài sẽ chạy rong
trong các kinh nghiệm thế gian. Thế nên, điều quan trọng là khéo léo bỏ
đi các bầu bạn xấu và ẩn cư trong núi.
Cha mẹ,
anh em, con cái và thê thiếp cũng giống như những người du lịch đi qua,
ngài sẽ không thể cùng ở. Thế nên, điều quan trọng là buông bỏ ràng buộc
và tự chế với phái nữ, nguồn gốc của sanh tử luân hồi.
Mọi thành
tựu, danh dự và tiếng tăm của đời này là nguyên nhân cho sự phóng dật và
các chướng ngại. Thế nên, điều quan trọng là vất bỏ mối bận tâm với đời
này và khước từ toàn bộ tám sự quan tâm thuộc về thế gian.
Mọi kinh
nghiệm hiện thời của ngài, cảm giác sướng khổ đa dạng, đều giả tạo và
không thực. Thế nên, điều quan trọng là nhận biết rằng tất cả những gì
xuất hiện và có mặt đều không có một hiện hữu độc lập, đều vô tự tánh,
giống như một sự hiện hình ảo huyễn hay một giấc mộng. Tâm thì giống như
một con ngựa rừng chạy rong bất kỳ chỗ nào nó thích. Thế nên, điều quan
trọng là luôn luôn chánh niệm tỉnh giác.
Bản tánh
của tâm ngài, không thể chỉ điểm, là tánh Giác tự có xưa nay vốn sẵn;
điều quan trọng là nhìn vào chính ngài và nhận ra bản tánh của ngài.
Khi nắm
bắt cái tâm, nó không còn lại. Thế nên, điều quan trọng là buông xả thân
tâm từ bên trong và để cho sự chú tâm ở trong trạng thái tự nhiên vốn
sẵn của nó.
Mọi sửa
trị và tạo tác là sự lầm lạc thêm một lần thứ hai nữa của chính tư
tưởng. Thế nên, điều quan trọng là buông xả hoạt động phồn tạp của tư
tưởng trong khi để nó được tự do trong trạng thái tự nhiên bổn nguyên
của nó.
Mọi cố
gắng và thử nghiệm để thành tựu đều bị cột ràng bởi sợi thừng của tham
cầu. Thế nên, điều quan trọng là để cho tâm được sáng tỏ trong chính nó,
lìa ngoài mọi cố gắng và tham cầu.
Ngài không
đạt đến Phật tánh khi còn chứa chấp hy vọng và sợ hãi. Thế nên, điều
quan trọng là quyết chắc rằng bản tánh trống không và vô sanh của tâm
thì siêu vượt khỏi một Phật tánh để đạt được và một sanh tử để rơi vào.
Emaho, hãy
nghe, đức vua! Nếu ngài thực hành điều ấy, ngài sẽ không có bất kỳ xung
đột nào giữa Đại thừa hay Tiểu thừa, giữa Mật thừa hay Giáo thừa, giữa
thừa Nhân và thừa Quả. Thế nên, đại vương hay giữ điều ấy trong tâm.
Vào lúc
chót của thời kỳ này, đại vương, ngài sẽ cắt đứt dòng tái sanh và đem
sanh tử đến chỗ chấm dứt. Tánh Giác bổn nguyên của Phật tánh sẽ mọc lên
tròn vẹn trong ngài và ngài sẽ không ngừng thành tựu lợi ích cho chúng
sanh. Hãy cất giấu các lời dạy này như kho tàng quý giá!
Nghe xong
lời chỉ dạy này về sự hợp nhất của phát triển và thành tựu, nhà vua vô
cùng hoan hỷ và lễ lạy, đi nhiễu nhiều lần và rải rắc bụi vàng.
Đây là lời
dạy miệng về sự khuyên bảo quan trọng rằng: Không có xung đột gì giữa
các thừa chánh yếu.
Dấu ấn kho
tàng
Dấu ấn che
giấu
Dấu ấn
giao phó.
Xâu chuỗi
hạt bằng vàng của cam lồ
Kính Lễ
Đại sư Padmasambhava! Người sanh từ Hoa Sen của sứ Uddiyana là hoá thân
của tất cả chư Phật ba đời, vị Vidyadhara vĩ đại của toàn giác bất hoại.
Ngài được mời đến Tây Tạng do đức vua và người trị vì Trisong Deutsen.
Khi ở đó, tôi Tsogyal, phụng sự Ngài như là người phối ngẫu tâm linh và
người phục vụ. Một lần, khi ở trong động Tidro xứ Shoto, tôi được chỉ
cho và nhận ra ý nghĩa Tâm Yếu Vô Thượng Thậm Thâm của Đại Toàn Thiện.
Tôi xác quyết được trạng thái bổn nhiên qua cái thấy như là kinh nghiệm
trực tiếp, nó không phải là giả định. Choáng váng vì ngạc nhiên, tôi
công chúa của Kharchen, hỏi rằng:
- Kỳ diệu
thay! Đại sư, vì tất cả các điểm then chốt Tâm Yếu của Mantra ẩn Mật đều
bao gồm trong ba nguyên lý yếu tính, bản tánh và công dụng, ba cái này
có thể có sự sai lệch nào hay không?
Đạo sư
nói: Tsogya!! Con hỏi điều đó thật là tuyệt hay. Thật vậy, mọi điểm then
chốt của Tâm Yếu Thậm Thâm đều chứa đựng trong yếu tính, bản tánh và
công dụng. Khi một người không hiểu, có ba đường lối đi lạc. Để giải
thích điều này, có bốn điểm: cách đi lạc, dấu hiệu của sự đi lạc, khuyết
điểm của điều này và hậu quả của sự đi lạc.
- Thứ
nhất, cách đi lạc khỏi yếu tính. Tổng quát, "yếu tính" đơn giản là trạng
thái bổn nhiên tánh Giác của con, sự tỉnh giác không giả tạo và không hư
hoại. Từ vô thuỷ đến bây giờ, tánh Giác này thường trụ như một cái biết
trống không, nó không được tạo tác từ bất cứ thứ gì. Khi, thay vì an trụ
ngay như vậy, có người tu hành bằng cách tưởng tượng nó là trống không,
thế là người ấy không thoát khỏi thái độ, ý niệm, danh tướng của sự trụ
vào cái trống không. Bởi thế, người ấy lạc vào cái gọi là "Tánh không hư
vô luận".
- Dấu hiệu
của sự đi lạc bắt đầu có những suy nghĩ như là "Không có chư Phật ở
trên! Không có chúng sanh bên dưới! Mọi sự đều không vì chúng không hiện
hữu!".
- Khuyết
điểm của cách đi lạc này là tư tưởng, ý niệm "tất cả đều không". Một
thái độ như vậy làm cho con bỏ mọi hình thức của hoạt động tâm linh như
là sùng mộ và tri giác thanh tịnh, quy y và Bồ đề tâm, tâm từ và bi,
vv... Con lại dấn thân vào các theo đuổi thế tục. Đối với cái xấu, thái
độ này làm cho con đi vào một cách buông tuồng trong các hành động không
đức hạnh. Người nào hành động trong đường lối hư hỏng này chắc chắn sẽ
không có chỗ nào khác ngoài địa ngục Kim Cương.
- Làm hư
hỏng chân lý của cái vốn là thiện đức, hậu quả của một thực hành điên rồ
như vậy sẽ tái sanh làm một kẻ chấp Không cực đoan. Làm hư hỏng chân lý
nhân quả, con sẽ chìm đắm trong đại dương của đau khổ.
Tsogya! Có
nhiều người tuyên bố thấu hiểu tánh Không, nhưng ít người thấu hiểu
trạng thái bổn nhiên tối hậu.
Bây giờ,
về "bản tánh" cũng có bốn điểm để đi lạc, mà điểm thứ nhất, đi lạc khỏi
bản tánh là như sau: Quang minh tự nhiên của tánh Giác trống không, nó
là hiện diện sáng tỏ như là các thân và trí tuệ không có thân (hình
tướng) với đầu và tay, không có màu sắc và không được tạo từ bất cứ
thuộc tính hữu hạn nào. Quang minh bổn nhiên của tánh Không này tự có
như là một phẩm chất thông tỏ, nó không chia lìa khỏi tánh Không. Không
nhận ra tánh Không thông tỏ này như là một nhất thể không thể phân chia
thì gọi là "cái Giác lạc vào tri giác Nhị nguyên". Dấu hiệu của người
nào đi lạc vào lối này là người ấy phát biểu các từ ngữ giáo pháp theo
một cách cực đoan. Dầu được dạy cho những lời diễn tả cái nhất thể này,
tâm anh cũng không thể nắm được chúng.
Khuyết
điểm của sự đi lạc theo lối này, là thái độ ý niệm danh tướng khi nhìn
đối tượng như là cụ thể có thực, sẽ ngăn cản con không hiểu được giáo lý
Duy Tâm. Qua biên kiến nặng nề này, con xa lìa khỏi con đường và các cấp
bậc đi đến toàn giác. Người nào trụ vào cái được thấy như là thực tại
vững chắc thì không phải là một ứng viên cho giải thoát!
Hậu quả
của sự lạc đường này là bên ngoài phải sinh lại trong sắc giới vv..., vì
đem sự chấp tướng vào trong sự hiển lộ Quang minh. Bên trong, thái độ
một chiều này, sự thất bại không nhận ra tánh Giác như là sự thông tỏ
trống không, là nguyên nhân không thể giải thoát.
Tsogya!!
Nhiều người tuyên bố đã nhận ra Quang minh, nhưng có ít người tu hành
trong nhất thể của cái biết trống không!
Bây giờ về
công dụng có bốn điểm đi lạc: Thứ nhất là đường lối, cách thức đi lạc
khỏi công dụng. Trong yếu tính, bất kể chúng xuất hiện như thế nào, các
tư tưởng khác nhau biểu lộ từ tánh Giác, như là sự sáng chiếu tự nhiên
của sự thông tỏ trống không, thì không bao giờ vượt ngoài tánh Giác
trống không. Không hiểu được điều này thì gọi là "đi lạc khỏi tánh Giác
trống không".
Dấu hiệu
đi lạc vào lối này là các tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi đều dấn mình vào
các cuộc theo đuổi đời thế tục.
Khuyết
điểm của loại đi lạc này là một thái độ ý niệm như vậy, trong đó tư
tưởng xảy ra không hiện lên như là pháp thân, sẽ trói buộc con trong
mạng lưới của tư tưởng sanh khởi, như vậy làm tê liệt sự thực hành tâm
linh của con. Các thói quen tiêu cực thống trị của các khuynh hướng tiềm
ẩn, làm cho con theo đuổi các mục tiêu của cuộc đời này. Bị khoá trong
những cái còng của nghi ngờ nhị nguyên, con tự cột mình vào hy vọng và
sợ hãi.
Hậu quả
của đi lạc vào lối này là làm vững chắc thêm các khuynh hướng thói quen,
bởi vì không nhận ra sự đi lạc của các tư tưởng. Tiêu phí đời mình trong
phóng dật, bởi vì không nhớ các hậu quả của nhân quả và khi con chết, sẽ
đi lạc vào ba cõi.
Nhiều
người tuyên bố tự do khỏi tư tưởng, nhưng ít người thấu rõ điểm then
chốt như thế nào chúng thoát khỏi sự sanh khởi.
Bà Tsogyal
lại hỏi: Vì vô nghĩa nếu không cắt đứt ba lối lầm lạc này, làm thế nào
chúng ta chuyển hoá nó?
Đạo sư trả
lời: Tsogyal! Yếu tính trống không của tánh Giác con thì không do cái gì
tạo ra. Không nhân và duyên, nó hiện tiền xưa nay; chớ có công thay đổi
hay làm biến chất tánh Giác. Hãy để cho nó hiện hữu đúng như nó là! Như
thế con sẽ thoát khỏi đi lạc và tỉnh giác ở trong trạng thái của thanh
tịnh bổn nguyên.
Cũng như
thế, bản tánh thông tỏ của con thì hiện tiền một cách nguyên thuỷ và tự
nhiên, không tách lìa tánh Không. Sự biểu lộ của nó, cái công dụng vô
ngại của bất cứ cái gì sanh khởi, thì không có sự hiện hữu cụ thể là vô
tự tánh. Hãy nhận biết rằng cả ba phương diện của tánh Giác là một nhất
thể vĩ đại không thể phân chia. Như thế con tỉnh ngộ như là tính không
thể phân chia của Ba Thân.
Một lần
nữa Bà Tsogyal hỏi: Đâu là những con đường đi lạc khỏi cái thấy, thiền
định và hạnh?
Đạo sư trả
lời: Nghe đây, Tsogyal! trước tiên về cái thấy, có năm điểm: Sự lầm lạc
của chính cái thấy, sự lầm lạc của chỗ ở, sự lầm lạc về bè bạn, sự lầm
lạc của phiền não và sự lầm lạc của tính một mặt.
Thứ nhất,
đối với sự lầm lạc của chính cái thấy, cái thấy thông thường của Pháp,
là xác định rằng: Tánh Không thì vượt khỏi các giới hạn, nhưng trong bối
cảnh này thiền giả của Tâm Yếu chấp nhận rằng tánh Không là một hiện
thực trực tiếp. Khi con hoàn thành sự chứng ngộ thực sự và tối hậu, hai
cái này: tánh không và kinh nghiệm về cái hiện thực là không thể phân
chia. Nhưng nếu con không chứng ngộ, bấy giờ cái thấy thông thường, nó
là một cái thấy giả định, không giải quyết được nghĩa hiện thực; đây là
sự lầm lạc vào cái thấy thực tại hiện thực mà xem một cái thấy thuộc về
danh cú giả định như là tối hậu, con sẽ có những nhận xét như "Mọi sự là
vượt khỏi điểm qui chiếu, vô tạo tác, và thoát ngoài mọi đối cực!" Cư xử
theo cách đó làm lẫn lộn thiên hạnh và tà hạnh, con có những phát biểu
như: "Không có tốt và xấu! Không có phước đức gì từ những hành động đức
hạnh! Không có tai hại gì từ tà hạnh! Mọi thứ đều vốn giải thoát và bình
đẳng!". Như thế, con vẫn là một người bình thường. Đây gọi là "cái thấy
ma quái truyền bá hắc đạo", và nó là gốc rễ của mọi đường lối sai lầm
của cái thấy.
Tsogyal!
Nếu con muốn không lạc vào lối này, cốt yếu là hành động tương ứng với
cái thấy bất nhị, sự thông tỏ tự nhiên trong thực tại, không lìa khỏi
hạnh đặt căn bản trên nhân quả sâu xa.
Thứ hai,
về sự lầm lạc của chỗ ở, thông thường có dạy rằng: Để hoàn thành sự
chứng ngộ tối hậu về cái thấy. Người nào có một chứng ngộ tạm thời về
cái thấy phải đến một nơi hẻo lánh, rộng thoáng, như là một chỗ ẩn cư
trên núi hay nghĩa địa. Con có thể sở hữu tạm thời cái thấy, nhưng để
duy trì nó, con phải ở trong thất trên núi. Một chỗ ở xấu thật ra có thể
làm cho cái thấy của con bị lầm lạc.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh lối lầm lạc này, hãy hộ trì cái thấy tạm thời của con
ở những nơi ẩn cư núi non!
Thứ ba,
đối với sự lầm lạc về bè bạn, thông thường có dạy rằng: Người nào tạm
thời có cái thấy phải ở với những bạn đồng tu hoà hợp với Pháp và không
gây ra phiền não. Giữ sự liên lạc với các bạn xấu, con không thể tránh
được bị ảnh hưởng bởi đường lối xấu của họ. Đó là gốc rễ của lầm lạc, vì
nó dẫn con vào sự theo đuổi các mục đích của đời này, ngăn cản con hộ
trì cái thấy và làm tăng phiền não.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh lối lầm lạc này, hãy cắt đứt sự ràng buộc với bạn bè
không cần thiết và ở yên nơi cô tịch!
Thứ tư, về
sự lầm lạc của phiền não: Người nào tạm thời có cái thấy thì chưa thể
hoàn toàn vượt qua các phiền não. Người ấy có thể dấn thân vào các phiền
não, vì một số hoàn cảnh bên ngoài. Trong sự dấn thân ấy, dầu chỉ trong
một niệm, nghiệp được sản sanh. Nếu sự dấn thân kéo dài một thời gian,
con mắc phải các nghiệp xấu theo chiều hướng năm độc sinh ra nghiệp xấu
trong mỗi cái của sáu thức. Đời này hay mai sau con sẽ gặt quả. Bởi thế,
con phải tức thời chánh niệm không màng đến phiền não nào mình cảm thấy
và buông lỏng sự chú tâm.
Tu hành Từ
và Bi đối với tất cả chúng sanh mà từ phiền não của họ, họ sẽ tạo ra
nghiệp. Cầu nguyện vị thầy của con, khấn rằng: "Xin ban phước cho con để
dùng được phiền não như con đường". Tu hành hàng ngày thần chú tịnh hoá
các hạt giống phiền não. Chấm dứt với sự thư giãn trong trạng thái của
cái thấy rồi hồi hướng và phát nguyện.
Nếu con
thực hành theo lối này, con sẽ đạt được cả hai những hiệu quả tạm thời
và tối hậu. Nhưng nếu không, con sẽ đắm trong đầm lầy phiền não và hỏng
dịp hoàn thiện cái thấy. Đây là nguyên nhân gay gắt nhất của sự lầm lạc.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh lầm lạc vào lối này, hãy áp dụng phương thuốc cho bất
kỳ phiền não nào con cảm thấy và như thế dùng nó như con đường của con!
Thứ năm,
sự lầm lạc của tính một chiều, ngay cả người sở hữu cái thấy một cách
tạm thời, cũng có thể lạc vào quan điểm triết học của trường phái tư
tưởng riêng mình. Trích dẫn từ kinh điển, với tính cách một chiều và
biên kiến, thành kiến, họ phân biệt giữa mình và người, cao và thấp. Làm
như thế là sự lầm lạc căn bản muốn đo lường cái thấy không giới hạn, vĩ
đại của chư Phật bằng ý thức, ý niệm, danh tướng của một thường nhân và
tạo ra những giả định về nó.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh đi lạc theo lối này, hãy nhận ra cái thấy vĩ đại
không giới hạn của giải thoát!
- Về
phương diện thứ hai, các lầm lạc của thiền định cũng có năm điểm; Sự lầm
lạc của chính thiền định, sự lầm lạc của chỗ ở và bạn bè,
sự lầm lạc
của thiền định sai lầm và sự lầm lạc của các phiền não.
Thứ nhất,
sự lầm lạc của chính thiền định: Đó là khi người đệ tử không hiểu được
thực tại hiện tiền mà vị Thầy chỉ thẳng cho. Thế rồi người ấy đi lạc do
lầm lộn yếu tính, bản tánh và công dụng, do bởi không nhìn thấy chúng
không cách lìa với tánh Không và tánh Giác.
Giải thích
thêm điều này: Sau khi thực hành theo loại giáo lý truyền miệng của Thầy
con, nếu con bám vào cảm giác lạc trong thân và tâm, con sẽ lạc vào sự
sinh lại như là một vị thiên hay người trong các cõi Dục. Nếu con vướng
mắc vào trạng thái của tâm nó đơn thuần và vô niệm, con lạc thành một vị
thiên trong các cõi Sắc. Nếu con bị hấp dẫn bởi sự trong sáng và vô
niệm, con lạc thành một vị thiên trong các cõi Tịnh. Nếu con vướng mắc
vào lạc phúc và vô niệm, con lạc thành một vị thiên trong Dục giới. Nếu
con bị hấp dẫn bởi trống không và vô niệm, con lạc thành một vị thiên
của Vô sắc giới. Trong những lối ấy, con lạc vào ba cõi.
Nếu con
người dòng cảm thức các đối tượng, con lạc vào cõi tri giác của Không vô
biên xứ. Nếu con ngừng các cảm giác, như trường hợp ngủ say, con lạc vào
cõi tri giác của Vô sở hữu xứ. Nếu con ngừng cái được thấy trong khi cái
biết còn sinh động, con lạc vào cõi tri giác của Thức vô biên xứ. Nếu
con còn một cảm giác mong manh về lạc trong khi tiếp tục không có gì
được thấy, con lạc vào cõi tri giác của Không hiện diện cũng không vắng
mặt. Các cái này gọi là "rơi vào Chỉ (Shamatha) một chiều", khi con chết
và chuyển sanh, con tiếp tục lạc vào sáu loài của ba cõi.
Tsogyal!
Không cần phải rớt lại vào sanh tử. Thế nên, hãy cắt đứt các lầm lạc của
sự thực hành thiền định ngu muội!
Hơn nữa,
nếu con tin vào cái thấy của người bình thường thấy có tâm và cảnh, con
lạc vào sự bình thường Duy vật. Nếu con nhìn chúng theo cách biên kiến
một chiều như là có hoặc không có, con lạc vào thường kiến hoặc đoạn kết
cực đoan. Nếu con tin rằng đối tượng sự vật hiện hữu lìa ngoài tâm thức,
con lạc vào Thanh Văn hoặc Bích Chi. Nếu con nói rằng các tri giác đều
là tâm thức, con lạc thành một người theo phái Duy tâm. Nếu con tin rằng
thế giới và chúng sanh là các hoá thần, con lạc vào Mật thừa. Có ích lợi
gì của sự thực hành thiền định mà không biết làm sao cắt đứt các lầm lạc
này!
- Vâng!
Xin hãy cho con phương pháp cắt đứt sự đi lạc. Bà hỏi.
Đạo sư trả
lời: Tsogyal! Nếu con muốn tránh đi lạc vào các lối này, trước tiên hãy
có được một sự học rộng; tiếp theo, tập trung vào giáo lý trực chỉ; và
cuối cùng, khi áp dụng nó trong thực hành. Phải hiểu các đường lối đi
lạc đề cập ở trên không gì khác hơn là sự bám chấp và sự tham dính vào
các trạng thái thiền định. Thiền định giống như ví dụ một con thỏ ngủ
trong tổ một con diều hâu, hay như sự tập trung của một người bắn cung,
thì không phải là nguyên nhân cho giải thoát. Chẳng kể loại kinh nghiệm
tạm thời nào mà con có, hãy đơn giản buông xả và ở yên trong bất cứ thứ
gì được kinh nghiệm. Không cố gắng phát triển hay làm biến chất, không
hy vọng và sợ hãi, không lấy và bỏ. Khi tự do khỏi sự trụ vào bất cứ
điều gì được kinh nghiệm, thì không có nguyên nhân để đi lạc.
- Thứ hai,
đối với sự chỉ dạy về sự lầm lạc của chỗ ở và của bạn bè: Thiền giả phải
tu hành trong một nơi có những tính cách chân chánh. Nếu con ở trong một
ngôi chùa phóng dật hay một nơi làm tăng thêm mạng lưới phiền não, sự
thương và ghét sẽ làm cho con bị phủ ngập bởi các phiền não này, do bất
tịnh về đạo đức và những cúng dường con nhận được. Giữ liên lạc với các
bạn xấu sẽ ngăn chặn sự tiến bộ trong thiền định và giống như tự mua cho
con thuốc độc.
Tsogyal!
Nếu con muốn thực hành pháp trong một con đường đích thực, tối quan
trọng là cắt những mối ràng buộc vào các nơi chốn và bạn bè xấu vv...
Thế nên, hãy bỏ chúng đi!
- Thứ ba,
về sự lầm lạc của thiền định sai lầm: Khi cố gắng duy trì trạng thái
thiền định, con có thể kinh nghiệm hôn trầm, xao động và tán tâm(1). Về
hôn trầm, có sáu loại: Hôn trầm do chỗ ở, do bạn bè, do thời gian, do
thức ăn, do tư thế và do thiền định.
* Thứ
nhất, hôn trầm do chỗ ở xảy ra: Vì ở trong một khu rừng hay một hẻm núi
nằm thấp; trong một vùng hay một làng kém đạo đức. Về mặt trí óc con cảm
thấy mờ tối, các bindu không rõ ràng, sự tỉnh giác như bị mây che, con
cảm thấy rất buồn ngủ, thân thể nặng nề. Trong những trường hợp này, làm
các lễ nghi tẩy tịnh và sám hối. Đến chỗ khoáng đạt, thiền định trong
một nơi có trời trong, không mây, mở cửa sổ cho không khí trong lành.
Hãy tưởng tượng con đang ở trên đỉnh một ngọn núi tuyết và xúc chạm với
gió mát. các phương pháp này sẽ trừ sạch hôn trầm.
* Thứ hai,
hôn trầm do mối liên lạc bạn bè xảy ra: Do ở với người hạnh kiểm xấu hay
với một phối ngẫu tính cách không sạch, vì người ấy có thể có những quan
hệ bừa bãi. Chính con cũng bị ô nhiễm luôn. Trong trường hợp này, nỗ lực
trong các nghi lễ để thành tựu, sám hối và tịnh hoá. Hãy cảnh giác với
người phá hư các thệ nguyện hay hạnh kiểm dơ bẩn. Tìm kiếm một phối ngẫu
có phẩm hạnh, người ấy đã nhận sự truyền pháp và không cho phép sự quan
hệ bừa bãi. Điều ấy sẽ làm sạch hôn trầm.
* Thứ ba,
hôn trầm do thời gian: Là cảm thấy tối tăm, buồn ngủ vào mùa xuân hay
mùa hè. Được xoá sạch bằng cách đi đến các núi tuyết và các địa điểm
tương tự.
* Thứ tư,
hôn trầm do thức ăn và đồ mặc: Là cảm thấy mờ đục và bị che ám từ thức
ăn của người khác hay đồ mặc dơ bẩn. Khi thực hành con phải tránh thức
ăn của người khác và đồ mặc dơ bẩn. Điều đó sẽ làm sạch hôn trầm.
* Thứ năm,
hôn trầm do tư thế: Là khi một người sơ học trở nên buồn ngủ, do bởi nằm
dài người và những tư thế tương tự. Trong lúc tu tập thiền định, hãy giữ
ba tư thế hay tư thế kim cương (ngồi tréo chân), làm mạnh mẽ tâm thái,
làm hưng phấn các giác quan của con; hãy thiền định với sự trong sáng
mãnh liệt. Điều ấy sẽ làm sạch hôn trầm.
Thứ sáu,
hôn trầm do thiền định: Đến từ thiền định với một trạng thái chán nản
của tâm, như vậy cảm thấy hoàn toàn tối tăm và buồn ngủ. Hướng đôi mắt
về bầu trời trong một cách thăng bằng; hãy tỉnh giác một cách sắc bén và
làm bén nhạy trí tuệ của con. Điều ấy làm sạch hôn trầm.
[1]
Các bản
văn về các cấp độ tiệm tiến của con đường dạy rằng: Hôn trầm và xáo động
là do lỗi lầm không làm sống động được tỉnh giác.
Tsogyal!
Các chướng ngại của thiền định không thể trừ sạch, trừ phi con siêng
năng cần cù!
Tiếp theo,
về xáo động có hai loại: Xáo động do chỗ ở và xáo động do hoàn cảnh.
* Xáo động
do chỗ ở xảy ra khi thiền định ở một nơi sáng sủa và cao ráo. Sự tỉnh
giác của con trở nên trong sáng, sự chú tâm không ổn định được các tư
tưởng lay động và phân tán. Nếu con để cho mình đi vào bất kỳ thứ gì bắt
lấy sự chú tâm của con, con sẽ làm mồi cho phiền não. Để đối phó với
điều này, hãy nhìn thẳng vào điểm gặp nhau giữa mặt đất và bầu trời. Nếu
chuyện đó không làm cho con yên lặng, thì hãy áp dụng cái nhìn (xuống)
của một Thanh văn và đôi khi chú tâm vào một vật. Ban đêm, đi ngủ trong
khi tưởng tượng rằng tâm con đi vào một bindu màu đen, ở trong hai đầu
mối kinh mạch hình quả trứng nằm trong hai lòng bàn chân con. Đây là một
lời dạy, nhưng tốt hơn là tập trung tâm con vào chữ A trong chỗ bí mật
của con. Khi một tư tưởng thình lình xảy ra, hãy nhận ra nó, dùng chữ
Phat và giữ hơi lại, sau đó thư giãn hoàn toàn và buông xả. Kế đó, theo
dõi những tư tưởng, rồi con trụ trong trạng thái không tìm kiếm gì. Điều
này sẽ làm sạch xáo động.
* Xáo động
do hoàn cảnh xảy ra khi do một biến cố bên ngoài: Con đi theo một tư
tưởng, tâm con trở nên lay động và phân tán trong một phiền não. Khi
điều ấy xảy ra hãy giữ thái độ "Chẳng cần phải làm gì cả!" tu hành Từ và
Bi, xả ly, phương tiện, trí huệ và sùng mộ. Tiếp theo đó, kiên trì thực
hành như trong thời gian của cái thấy. Điều này làm sạch xáo động.
- Điểm thứ
ba, về lỗi của tán tâm có hai phần: Tán tâm do thiếu hiểu biết và tán
tâm do hoàn cảnh.
* Tán tâm
do thiếu hiểu biết là khi không có tiến bộ bất kể con thiền định nhiều
bao nhiêu. Đó là vì không biết làm sao phân chia sự thực hành thành các
thời công phu. Con lại ngược với lời dạy và Thầy của con; hay là không
biết làm sao phân biệt giữa lý thuyết và kinh nghiệm, con thành một
thiền giả ngu si.
Đối phó
với điều này, hãy cầu nguyện Thầy con, phát triển sự xác tín vào giáo
huấn bằng lời, chia sự thực hành của con thành các thời và lập lại chúng
nhiều lần. Không bận rộn công việc, hãy thiền định rộng rãi và tự do.
Khi cảm thấy sáng tỏ, cắt đứt tán tâm và tiếp tục thiền định. Điều đó sẽ
cắt đứt tán tâm và tăng trưởng kinh nghiệm.
* Tán tâm
do hoàn cảnh xảy ra, khi do một vài biến cố bên ngoài, con rơi vào năm
độc hay sáu loại tri giác của thức, trở nên phóng tâm và mất chánh niệm.
Để đối phó với điều này, áp dụng tức thời phương thuốc cắt ra từng mảnh
sự trụ tâm vào cái được thấy và nhìn nó như một ảo ảnh huyễn hoá.
Tsogyal!
Nếu con muốn cắt đứt các sự lầm lạc này, hãy đánh vào mũi-heo của các
phiền não!
- Thứ tư,
về sự lầm lạc của các phiền não: Người cố gắng duy trì sự tu hành thiền
định sẽ gặp nhiều kẻ thù và trộm cướp là các phiền não của mình. Chúng
có thể phân thành năm phạm trù: sân, kiêu mạn, tham, ghen ghét và si mê.
Từ các gốc rễ này khởi ra 84.000 phiền não, chúng sẽ không cho con ở yên
trong thiền định. Mỗi thứ của năm độc này đưa con vào năm phiền não,
chúng kéo con thêm vào sanh tử. Thế nên, chớ để cho bị phóng tâm bởi
chúng, bằng thái độ cẩn trọng của một bà mẹ đã lạc đứa con độc nhất của
mình. Hãy bỏ đi các xụng động này, như khám phá ra một con rắn độc trên
đùi mình. Hãy nhận ra chúng, báo động và tỉnh thức, thực hành theo cùng
một cách như khi tu hành cái thấy. Trừ phi con thực hành theo cách này,
nếu không nghiệp xấu sẽ được tạo ra trong mỗi khoảnh khắc.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh đi lạc theo lối này, hãy nỗ lực chống lại một cách
khéo léo đối với năm độc bằng cách chấp nhận và khước từ đúng đắn, mà
không lìa sự canh chừng của thức giác!
Trong bất
cứ trường hợp nào, khi con chưa đạt đến ít nhiều vững chắc an định trong
cái thấy và thiền định, cần thiết phải lánh vào nơi cô tịch, như một con
nai bị thương; lướt nhanh qua các phiền não, như gặp một con rắn độc.
Bà Tsogyal
lại hỏi: Một hành giả Mật chú có phải dùng mọi phiền não như con đường
không?
Đại sư trả
lời: Dĩ nhiên chúng phải được đưa vào con đường! Nhưng chỉ có một con
công mới có thể ăn thuốc độc. Người có thể dùng phiền não cho con đường
mà không bỏ chúng thì hiếm hoi như hoa ưu đàm. Trong khi đối với người
lợi căn phiền não hiện ra như một người giúp đỡ; thì đối với người kém
hơn nó thành ra thuốc độc. Đối với người căn cơ thấp này, tốt hơn là hãy
bỏ đi các phiền não!
Bà hỏi:
Sau khi từ bỏ được bao nhiêu thì một người trở thành đệ tử?
- Khi con
không bị dính mắc với phiền não và lạc thú giác quan, chúng được kinh
nghiệm như huyễn hoá. Thế rồi con không cần đè nén phiền não, dầu chúng
có khởi ra, vì chúng không còn làm hại được. Khi chúng không khởi sanh,
con không có ý muốn sản xuất ra chúng, vì con đã thoát khỏi mong muốn.
Khi điều này xảy ra, phiền não được đem vào con đường. Cố gắng dùng
phiền như là con đường, trong khi không lìa bỏ sự chấp tướng thì cũng
giống như một con ruồi dính trong vũng mật.
Tsogyal!
Hãy cắt đứt sự lầm lạc theo các lối này!
Chủ đề thứ
ba: "Sự lầm lạc khỏi hạnh" có hai phần: Sự lầm lạc của hạnh không đúng
thời và sự lầm lạc tổng quát của hạnh.
- Cái thứ
nhất có bảy điểm. Lúc khởi đầu, hạnh giống như con ong phải đi trước học
(Văn), suy nghĩ (Tư) và thiền định (Tu); vì đây là hạnh của một người sơ
học. Thế nên, sai lầm khi theo nó vào thời gian tu hành thiền định.
Hạnh giống
như con nai đặc biệt cho thời gian thực hành con đường. Sai lầm nếu theo
nó vào thời gian tu hành thiền định, vì định của con sẽ mất sự tự do của
nó.
Hạnh tịnh
khẩu là đặc biệt cho lúc đã đạt đến điểm then chốt của kinh nghiệm. Sai
lầm nếu theo nó khi người ta phải đối xử như một con ong, bởi vì không
phân biệt giữa lời và nghĩa.
Hạnh của
một con chim sẻ tìm kiếm tổ của nó, thì đặc biệt cho khi con đã đạt được
kinh nghiệm cá nhấn. Sai lầm nếu theo nó khi con đã đạt sự điêu luyện
trong định, bởi vì nó trở thành một chướng ngại.
Hạnh giống
như của một người điên là đặc biệt cho lúc con đã làm vững chắc kinh
nghiệm. Sai lầm nếu theo nó khi con chỉ có kinh nghiệm một phần, vì chưa
khám phá nghĩa viên mãn.
Hạnh giống
như sư tử là đặc biệt cho thời gian hoàn thiện cái thấy. Sai lầm nếu
theo nó khi cố gắng có được kinh nghiệm, bởi vì chưa tìm được sự tin
chắc trong tánh Như, con có thể bị tràn ngập bởi hiện tượng khác.
Hạnh giống
như chó và heo: đặc biệt cho thời gian thông thạo nhuần nhuyễn. Sai lầm
nếu theo nó vào thời gian sai lầm, bởi vì con sẽ gặt hái sự trừng phạt
của Dakini.
Khi con
theo một con đường không hư hỏng của hạnh, kinh nghiệm cá nhân của con
sẽ hiện lên như là bản tánh bổn nhiên của pháp tánh. Đã đạt được sự chế
ngự trên các nguyên tố, con có thể chuyển hoá tri giác không niềm tin
của người khác, làm sống lại người đã chết và làm được các kỳ công phép
lạ.
Nếu con
làm hỏng các đường lối của hạnh nói ở trên, đó gọi là lầm lạc khỏi hạnh
và con sẽ không có kết quả.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh đi lạc vào lối đó, hãy đi theo con đường chánh hạnh
như được nói trong kinh điển.
Thứ hai,
về sự lầm lạc tổng quát của hạnh, con có thể tạm thời tạo ra một cách cư
xử, nhưng nó không tương ứng với pháp. Nếu nó không trở thành con đường
giác ngộ, nó sẽ được gọi là đạo đức giả và tạo thành sự lầm lạc của
hạnh.
Tsogyal!
Nếu con muốn tránh đi lạc liên quan đến hạnh trong tổng quát. Hãy chắc
chắn rằng bất cứ thái độ cư xử nào con theo đều trở thành con đường giác
ngộ!
- Đối với
chủ đề thứ năm, sự lầm lạc của quả, có hai điểm: tạm thời và rốt ráo.
Sự lầm lạc
tạm thời là sau khi đã thực hành các lời dạy miệng, con xem một kết quả
bình thường như là cái tối thượng, con cảm thấy kiêu hãnh và ngạo mạn.
Đây gọi là một sự lầm lạc, bởi vì nó che lấp cái quả rốt ráo.
Sự lầm lạc
rốt ráo là khi con không giải tan được hy vọng và sợ hãi, cho dù con đã
đạt đến quả. Thế rồi hậu quả lạc thành một nguyên nhân. Tsogyal! Nếu con
muốn tránh đi lạc theo lối này, hãy nhận ra hy vọng và sợ hãi là không
có nền tảng.
Bà Tsogyal
lại hỏi: Người ta có cần phát khởi Bồ đề tâm sau khi thành tựu điểm cốt
yếu này là thấy vào thực tại?
Đạo sư trả
lời: Đại thừa và Mật thừa thực ra có khác biệt do phẩm chất đặc biệt của
sự phát Bồ đề tâm. Tuy nhiên, trừ phi con luôn nhớ đến cái chết, vô
thường, nhân quả và các hiểm nguy của sanh tử trong bốn phần của một
ngày, thì các biến cố của cuộc đời này sẽ nhanh chóng vút qua.
Con có thể
tự cho là một người theo Đại thừa, nhưng trừ phi con liên tục tu hành Từ
và Bi cho tất cả chúng sanh, nếu không con đã lạc thành một Thanh văn
hay Duyên giác.
Con có thể
chứng ngộ cao, nhưng trừ phi con chấp nhận hay khước từ đúng đắn trong
mỗi khoảnh khắc ngay một điều nhỏ nhất của nhân quả, con sẽ còn gặp một
số hoàn cảnh đau khổ.
Tsogyal!
Nếu con muốn thực hành pháp trong một con đường chính thống, con hãy
tiếp xúc với sự chứng ngộ và điều Ta đề cập ở đây!
Bà Tsogyal
lại hỏi: Đâu là chướng ngại lớn nhất khi thực hành con đường?
Đạo sư trả
lời: Khi lần đầu bước vào con đường, bất kỳ hoàn cảnh nào dẫn tâm con đi
lạc, đều là một chướng ngại. Đặc biệt đàn bà là ma quỷ lớn nhất cho đàn
ông và đàn ông là ma quỷ lớn nhất đối với đàn bà.
Tổng quát,
thức ăn và quần áo là những ma quỷ chính.
Bà Tsogyal
lại hỏi: Vì chướng ngại lớn nhất khi thực hành pháp là sự bám níu ích kỷ
vào thức ăn, áo quần và thân thể, xin nói cho con làm thế nào bỏ được ba
cái này.
Guru
Rinpoche trả lời: Tsogyal! Sớm hay muộn thân này cũng chết. Độ dài đời
người đã được xác định, nhưng chúng ta không chắc chúng ta giết già hay
trẻ. Ai cũng phải chết và ta không thấy ai thoát khỏi chết bằng cách gắn
bó vào thân thể đẹp đẽ của mình. Hãy vất bỏ đi mọi yêu thích chấp ngã về
thân con và giữ sự ẩn cư trong núi!
Đối với áo
quần, ngay chỉ một áo choàng lông cừu cũng đủ và người ta có thể sống
ngay trên đá hoặc nước, nhưng điều này hình như không dành cho các hành
giả Tây Tạng1
Bà Tsogyal
lại hỏi: Con có cần ghi lại tất cả các điều Thầy dạy?
Guru
Rinpoche trả lời: Nếu con ghi lại, con sẽ làm lợi cho các thế hệ mai
sau.
Bà hỏi:
Vâng! Nó có nên được phổ biến hay cất giấu? Làm thế nào nó sẽ đem lại
lợi lạc? Ai sẽ dùng nó?
Guru
Rinpoche trả lời: Thời gian để phổ biến nó thì chưa tới, nên nó phải
được cất giấu. Khi Ta đặt chiếc hộp chứa kinh điển của Tâm yếu trên đỉnh
đầu con gái nhà vua, công chúa Pema Sal, Ta nguyện cho nó được là sự chỉ
dạy riêng của cô ta. Vài đời sau khi cô chết, cô sẽ gặp lại lời dạy nầy.
Con phải cất giấu nó như là một kho tàng terma cho mục đích ấy.
Vimalamitra sẽ xiển dương các giáo lý của Tâm yếu. Thời gian đã đến cho
các đệ tử của Ngài. Lời chỉ dạy này, nó là Tâm yếu của Ta, sẽ hiển lộ
khi các bản dịch sơ thời bị hư hỏng và gần như biến mất. Nó sẽ truyền
rộng và nở rộ ghê gớm, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Nói chung, mọi giáo
lý của thời đen tối sẽ nở rộ rộng rãi nhưng kéo dài ngắn ngủi.
Vào lúc
chót của thời đại này, khi tuổi trung bình của con người còn năm mươi
tuổi, công chúa sẽ lấy một sự tái sanh làm người và được chấp nhận bởi
Nyang (Ral Nyima ệzer), một hoá thân thuộc khẩu (Speech Incarnation) của
vua (Trisong Deutsen). Trong phần cuối cuộc đời của Guru Chowang, sự tái
sinh của nhà vua, bà sẽ được tiếp xúc lại với Pháp.
Trong đời
tiếp theo bà sẽ gặp kho tàng Terma này chứa đựng các lời dạy bằng miệng
về Tâm yếu. Vì lúc đó sẽ là thời gian cho thực hành, nên sẽ không có
hoạt động nào lợi lạc cho chúng sanh. Con người này(1) sẽ sống 59 năm.
Người ấy sẽ có nhiều mối liên hệ nghiệp tốt và xấu. Một số trong các đệ
tử sẽ sanh về Cực lạc, trong khi một số sẽ tái sanh trong các cõi thấp.
Điều này chứng tỏ hậu quả của các Samaya bị ô nhiễm và có thể người ấy
chết
vào tuổi
50. Người ấy phải cảnh giác chống lại sự ô nhiễm của Samaya, nỗ lực giám
sám hối. Làm như thế người ấy sẽ có thể sống tròn đủ số năm.[1]
Vào thời
điểm đó có thể rằng một người đàn bà được ban phước bởi năm loài Dakini
sẽ xuất hiện. Nếu người nữ ấy được như thế và người ấy lấy nàng như
người phối ngẫu, người ấy phải cầu nguyện sống lâu; rồi người ấy có thể
sống hơn 50 năm. Người ấy sẽ có một đệ tử, một cô gái tiền định với dấu
hiệu là một con chuột chũi. Nếu người ấy ban cho cô toàn bộ giáo huấn,
cô sẽ có thể hành động cho lợi lạc của chúng sanh ở một mức độ rộng rãi.
Nếu nàng không xuất hiện trong đời ấy, thì nàng sẽ trở thành đệ tử của
người ấy trong đời sau, và đạt đến giác ngộ Vô dư ở phần cao của xứ
Kharag(1).
(1) Giác
ngộ vô dư thường có nghĩa là đạt đến thân cầu vồng. Đôi khi, nó có thể
nghĩa là sự chứng ngộ tạng thái Giác, thoát khỏi dư tàn của năm ấm thuộc
điều kiện (EPK).
Nếu người
ấy không đem những giáo huấn này đến phần thấp của xứ Bumtang, mà cất
giấu chúng ở chỗ nguyên thuỷ hay trong một tảng đá ở một nơi không thể
bị thay đổi hình dạng bởi chư Thiên hay quỷ thần, người ấy sẽ khám phá
lại chúng trong đời sau.
Sau sự tái
sanh này, người ấy sẽ lang thang một lúc qua các cõi báo thân, và sau đó
sanh ở Tarpaling xứ Bumtang. Làm lợi lạc cho chúng sanh từ tuổi 15,
người ấy sẽ khám phá nhiều Terma và làm nhiều loại phép lạ. Người ấy sẽ
sống đến 70 tuổi. Lấy năm Dakini có thân người nữ như là các phối ngẫu,
hoạt động của người ấy cho chúng sanh sẽ sáng bừng. Người ấy có một con
trai tên Dawa Drakpa, một hoá thân của Hayagriva đứa con này cũng làm
lợi lạc chúng sanh. Người ấy sẽ duy trì Phật pháp trong 90 năm. Vì đây
là lời dạy riêng của người ấy, hãy cất giấu nó như là kho tàng Terma!
Nghe xong,
Bà Tsogyal lễ lạy, nhiễu quanh vô số lần và nỗ lực viết lại.
Samaya.
ấn. ấn. ấn.
Kỳ diệu
thay, một người như tôi, người đàn bà ngu dốt Tsogyal!
Có thể gặp
được Hoá thân qua các ước nguyện trong sạch!
Qua Samaya
thanh tịnh của tôi, tôi đã nhận được tinh tuý của các giáo huấn.
Bằng cách
hiến dâng sự phụng sự, Ngài nhìn tôi với tâm từ bi.
Thấy tôi
là một người tiếp thu xứng đáng,
Ngài giao
phó cho tôi tinh tuý của Mantra,
Và ban cho
Tâm yếu tối thượng, tinh ròng.
Không phô
bày nó một cách phi thời, tôi giấu nó như một kho tàng Terma.
Mong rằng
Tràng Hạt Vàng của Cam lồ này trong hình thức hỏi đáp.
Gặp gỡ
người có những dấu hiệu hoàn toàn ấy!
Samaya.
Dấu ấn của
thậm thâm.
Dấu ấn của
kho tàng.
Dấu ấn
không thể đọc.
Dấu ấn của
nghiêm nhặt.
Trong thời
đại đen tối, vòng bí mật của giáo huấn cốt lõi này,
Được giao
phó cho một người tiền định hành thuỷ sanh năm con Thỏ,
Một đứa
con ruột của Uddiyana, có một định mệnh được che giấu,
Một cư sĩ
với thông minh thực sự.
Năng lực
đầy đủ của người không nở hoa trong đời đó, mà sẽ theo một lối sống ẩn
mật(1).
Người
không thắng cương đức hạnh, thoát khỏi giả hình,
Người sở
hữu các thần lực, nhưng sức mạnh của người không được phát lộ.
Và người
được đánh dấu bằng một con chuột trên thân và có cặp mắt lồi.
Các đệ tử
của người, con của năm loài Dakini, Sinh trong các năm Cọp, Thỏ, Chó,
Rồng và Bò.
Sẽ nắm giữ
dòng phái và tiến đến các cõi trời.
Bất cứ ai
nắm giữ dòng phái người, sẽ đạt đến Phật tánh trong một đời;
Họ sẽ là
thiền giả trong kiếp cuối cùng của họ.
ITHI. Mong
rằng nó được tốt đẹp!
[1]
Những bài
ca cho 25 đệ tử
Nhà vua và
25 đệ tửm bấy giờ hỏi vị Đại sư quý báu của Uddhiyana: Xin ban cho chúng
tôi một lời dạy sâu xa chạm đến điểm chính yếu, nó gồm trọn tất cả và
tuy nhiên đơn giản cho thực hành.
Padmasambhava hát lên để trả lời:
Kỳ diệu
thay!
Hỡi đức
Vua, hoàng tử và các đệ tử còn lại,
Thật nghĩa
thì không ở trong giới hạn của bất kỳ ai.
Khi một
người nhận không xứng đáng được nghe.
Nó trở
thành nguyên nhân cho vu khống, hiểu lầm và làm hư hoại các Samaya.
Ta đã cho
các con những tiên tri quan trọng về tương lai.
Nhưng các
lãnh tụ xấu xa của Tây Tạng,
Không có
niềm tin, bất kể họ nghe nhiều thế nào,
Truyền
rộng sự giả dối, họ nói chuyện vu vơ.
Tuy nhiên
ta sẽ giảng giải ngắn gọn.
Về điều mà
các con, đầy lòng sùng mộ, ta hỏi Ta.
Bây giờ
không phải là thời để truyền bá,
Nhưng cho
mỗi người để tự hành trì đúng đắn.
Bởi vì lời
chỉ dạy này sẽ được cất giấu
Như một
kho tàng Terma cho lợi lạc của tương lai,
Hãy phát
thệ giữ gìn bí mật!
Dạy họ gắn
bó với sự yêu cầu phải kín đáo này.
Ngài trước
tiên nói với nhà vua:
Thưa Bệ
hạ! Hãy nghe đây, dùng tư thế tréo chân.
Giữ thân
thể thẳng đứng trên chỗ ngồi và tham thiền!
Giữ sự chú
tâm tự do với niệm tưởng
Và không
bị giam nhốt bởi các tạo tác của tâm thức. Vì trung tâm của ngài siêu
vượt mọi loại đối tượng,
Không trụ
vào bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào.
Hãy ở yên
lặng, thanh tịnh và tỉnh giác!
Khi ngài ở
tư thế ấy, các dấu hiệu của tiến bộ tự nhiên xuất hiện,
Vì sự
trong sáng của tâm thức, không khởi cũng không diệt.
Và tánh
Giác tự do rất ráo với mọi vọng tưởng.
Đây là
trang thái giác ngộ tìm thấy trong chính ngài,
Không tìm
ra ở đâu khác mà tự hiện hữu kỳ diệu biết bao!
Nghe đây!
Hỡi Tsogyal, họ Kharchen sùng tín!
Vì tâm con
không có bản chất thực nào để chỉ bày,
Trong một
trạng thái tự nhiên, không giả tạo, hiện diện xưa nay.
Hãy ở
không phóng tưởng trong cõi giới của không-thiên-định!
Hãy an trụ
như thế, giải thoát xảy ra tự nhiên.
Đây chính
là trạng thái giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Palgyi Senge đứa con lỗi lạc cao cả của Ta! Mọi hiện tượng của sanh
tử và Niết bàn đều là tự tâm con,
Không xuất
hiện ở ngoài tâm này,
Không có
tự tánh, lìa ngoài tư tưởng ngữ ngôn và diễn tả.
Không nhận
lấy thích thú hay chối bỏ khó chịu,
Không xác
nhận hay phủ nhận, không thiên về đâu.
Mà an trụ
tỉnh giác một cách sống động trong trạng thái bổn nhiên vô tạo tác!
Bằng cách
ở yên như thế, dấu hiệu tiến bộ là thân, khẩu, tâm ý của con.
Cảm thấy
tự do và thoải mái, vượt ngoài mọi giới hạn sướng khổ.
Đây là
phút thấu hiểu trạng thái giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Vairochana, con người xứng đáng!
Mọi thứ
xuất hiện và tồn tại,
Sanh tử và
Niết bàn, đều khởi từ tâm chính con.
Cái tâm
không thể nắm bắt, thoát khỏi mọi trung tâm và biên bờ.
Trong
trạng thái tự nhiên của sự bình thản bao la, nội tại và không cần phải
tạo ra.
Hãy an trụ
không lãng trí vào sự không cố gắng vĩ đại!
Tưởng niệm
nào con nghĩ ra,
Nó sanh
khởi như là khoảng không của Tánh giác.
Bậc Giác
ngộ không gì khác hơn điều ấy.
Khi tỉnh
giác tự thông tỏ được thực hiện trọn vẹn.
Đó là cái
được gán cho danh từ "Phật!"
Hãy nghe
đây! Yudra Nyingpo từ xứ Gyalmo!
Tâm con là
không sanh, không có vật gì để có thể thấy.
Tự do khỏi
tư tưởng, không tạo ra ý niệm, chớ chạy theo niệm tưởng của mình!
Thế nên,
chớ xác nhận hay phủ nhận, mà an trụ thảnh thơi trong chính mình!
Trong
trạng thái này, dòng niệm tưởng bị cắt đoạn.
Và trí huệ
lộ bày, nối liền sanh tử với Niết bàn!
Hãy nghe
đây! Namkhai Nyingpo, người khất thực từ xứ Nub!
Tâm con là
sự đơn giản trơ trọi, xa lìa cái ta và một bản ngã.
Nên hãy an
trụ trong trạng thái tự xảy ra, tự biến mất, thoát khỏi tạo tác giả tạo!
Vào lúc
đó, lạc sanh ra từ bên trong,
Những dấu
hiệu tiến bộ xảy ra tự nhiên; đây chính là trạng thái giác ngộ.
Hãy nghe
đây! Jnana Kumara, nghe không đãng trí lời dạy này!
Tâm con từ
khởi thuỷ không được tạo bởi các nguyên nhân.
Và cuối
cùng không huỷ diệt bởi các điều kiện.
Vậy hãy an
trụ, không dùng sức trong trạng thái không thể nghĩ bàn và không do tạo
dựng!
Vào lúc
đó, Quả được khám phá, nơi chính con mà không phải tìm kiếm.
Lìa ngoài
cái này con sẽ không tìm ra bậc Giác ngộ nào khác!
Hãy nghe
đây! Gyalwa Cho-yang họ Nganlam!
Tâm sáng
tỏ của giác ngộ không phải được tạo ta qua thiền định.
Thế nên,
tự do khỏi nghĩ suy, không có niệm phóng ra hoặc tan vào,
An trụ với
giác quan rộng mở, để cho ý thức lắng chìm trong chính nó!
Trong
trạng thái này, thức nghĩ suy tự nhiên tan biến.
Và trí huệ
tự hiện tiền không do tìm kiếm,
Đây chính
là sự khám phá trạng thái giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Dorje Dudjom họ Nanam!
Có cái tên
là "Tâm sáng tỏ của Giác ngộ"
Là vốn sẵn
bên trong, bổn nhiên tự hữu và không tâm điểm cũng chẳng chu vi.
Chớ sửa
chữa, chỉnh trang nó, mà trong trạng thái vốn tự ngộ và trong sáng tự
nhiên
Không thay
đổi, không làm biến chất, mà an trụ giải thoát trong tánh bổn nhiên!
ở yên như
thế, tâm con thoát khỏi động niệm
Chính nó
là Phật!
Hãy nghê
đây! Palgyi Yeshe họ Sogpo!
Trạng thái
giác ngộ của tâm là vô tạo tác,
Vô cầu và
vốn tự sẵn đủ.
Tuyệt
không nỗ lực để bám níu vào một chủ thể hay đối tượng.
Mà ở trong
trạng thái vô vi của tánh Giác vốn có!
Bằng cách
an trụ như vậy, dòng vọng động bị cắt đứt và dừng lại;
Hãy biết
rằng giây phút ấy, chính là bậc Giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Nanam Yeshe, người khất thực trẻ tuổi từ xứ Shang!
Lìa sự chú
tâm khỏi mọi tạo tác phân biệt, không xác nhận cũng không phủ nhận,
Mà an trụ
trong cái không nỗ lực không do tạo tác, không lấy không bỏ.
Trạng thái
giác ngộ là ở yên không vọng động trong đó!
Hãy nghe
đây! Palgyi Wangchuk họ Kharchen!
Hãy để cho
tâm con trong không thiền định, không tạo ra một quan kiến nào,
Mà, không
một khởi tạo, an trụ trong tánh Giác bổn nhiên vốn sẵn!
ở yên
trong trạng thái ấy, không vất bỏ khía cạnh sanh tử,
Sự tiêu
tan tự nhiên những lời lầm của sanh tử chính là trí huệ của Phật!
Hãy nghe
đây! Denna Tsemang, con người trổi vượt!
Tâm con
trống vắng mọi chủ thể, đối tượng và vô tạo tác.
Thế nên,
thoát ngoài dụng công và thêm thắt, chớ tạo ra bất cứ cái gì xuyên qua
thiền định.
Mà an trụ
không phóng dật trong tánh Giác bổn nhiên vốn sẵn!
Bằng sự ở
yên trong trạng thái này, cái giác tự nhiên vốn là giải thoát.
Con sẽ
không tìm ra Phật nếu con bỏ qua điều này!
Hãy nghe
đây! Dịch giả Kawa Paltsek họ Chinbu!
Khi lìa
chủ thể và đối tượng, tâm không phải là một vật gì có thể chỉ ra.
Cũng thế,
nó không được làm ra hay phải sửa chữa.
Hãy an trụ
trong trạng thái thản nhiên, không lạc lầm vào sự trụ tướng.
An trụ
không xao lãng khỏi cái nó vốn chính là trạng thái giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Palgyi Selnge họ Shubu!
Trạng thái
giác của tâm là thoát ngoài mọi yêu cầu tăng hay giảm.
Không sanh
và tự nhiên không dính dấp đến "cái ta" chấp nhận hay chối bỏ đối tượng.
Chớ trụ
vào bất cứ thứ gì, hãy rốt ráo không chướng ngại.
An trụ
trong trạng thái này chính là Phật.
Hãy nghe
đây! Gyalwey Lodrệ, người khất thực xứ Drey!
Tâm con
không thể suy nghĩ đến, cũng không thể quan sát được.
Nó vượt
ngoài có và không, thường và đoạn,
Thế nên,
hãy an trụ, thoát khỏi sự thiền định về cái người tham thiền và đối
tượng!
Khi con ở
yên không xao lãng khỏi trạng thái này,
Đó là cái
được gọi là Pháp thân của Phật. Hãy nghe đây! Lokyi Chungpa, lời dạy
này!
Lìa chú
tâm khỏi người biết và cái được biết,
Không trụ
tâm, mà buông xả tự do không ước muốn, Và an trụ trong trạng thái giác
vô tánh, vô trụ.
ở yên
không động lìa khỏi nó chính là trạng thái giác ngộ.
Hãy nghe
đây! Drenpa Namkha!
Tâm con,
nó tri giác nhưng thoát khỏi mọi bản chất,
Biết mà
không tư tưởng, thông tỏ tuy bất khả tư nghì.
Tự do khỏi
các chuyển động của thức tưởng phân chia,
Hãy an trụ
trong trạng thái đó, tỉnh giác và rộng mở.
An trụ
trong bản tánh này chính nó là trạng thái giác ngộ!
Hãy nghe
đây! Palgyi Wangchuk họ Odren!
Tâm là
giác tánh không thông tỏ, cái biết trống rỗng mà sáng chiếu.
Hãy an trụ
trong trạng thái vốn sẵn có này, chớ làm thoái hoá hay chỉnh trị nó.
An trụ
không động, lìa khỏi nó thì chính nó là Phật.
Hãy nghe
đây! Rinche Chok!
Tính nhất
như của tỉnh giác, nó không trụ vào bất cứ cái gì,
Thì không
thể bám nắm; nó không được tạo ra cũng không bị lơ là trong thiền định.
Chớ sửa
trị hay làm biến chất sự trẻ trung bản hữu của nó,
Mà an trụ
trong trang thái bổn nhiên xưa nay hiện tiền!
Trong
trạng thái này, chớ để tâm con dậy sóng,
Từ đó con
sẽ không tìm thấy Quả nào lìa ngoài Nó!
Hãy nghe
đây! Sangye Yeshe, người khất thực từ xứ Nub!
Tâm tỉnh
giác là trống không mà thấu biết
Và thấu
biết trong khi vẫn trống không.
Một sự bất
nhị không thể quan niệm nổi của trị giác và tánh Không thông tỏ.
Hãy an trụ
trong tánh bổn nhiên, không lìa khỏi cảnh giới ấy.
An trụ
không động lìa khỏi Nó thì chính Nó là Phật!
Hãy nghe
đây! Palgyi Dorje Wangchuk họ Lhalung!
Bản tánh
của tâm con thì vô tướng và không thuộc tính,
Chớ tìm
cách tạo ra hay cải thiện nó, mà an trụ không đổi thay hay mất niệm.
An trụ như
thế chính là Phật!
Hãy nghe
đây! Kệnchok Jungney họ Landro!
Tâm con
thì vô tướng thanh tịnh bổn nhiên,
Xưa nay
trống không và không thêm thắt giả tạo,
Thế nên,
hãy an trụ trong trạng thái giải thoát khỏi người thiền và đối tượng
thiền.
Qua nó,
con đạt đến quả của Phật tánh! Hãy nghe đây! Gyalwa Janchub họ Lasum!
Tâm con
không khỏi không diệt, cũng vô tướng.
Trống
không tự bản chất, tánh Giác của nó thì không chướng ngại.
An trụ
không động lìa khỏi nó thì chính là Phật!
Tất cả các
con, hãy áp dụng lời dạy này vào thực nghiệm!
Các con có
thể so sánh các Kinh và Mật của Phật cùng các chú giải,
Với lời
chữ nhiều hơn cả không gian,
Nhưng yếu
nghĩa thì gồm trọn trong các điểm chính yếu này.
Thế nên,
hãy thực hành chúng và giấu chúng như các kho tàng hợp với lời phát thệ
của mình.
Padmasambhava nói như thế, và chỉ bằng sự trao lời dạy chân thật cốt tuỷ
cho họ, mà tất cả họ đều được giải thoát và đạt đến thành tựu.
Kho báu
ngọc quý để xua tan các chướng ngại
Các trả
lời cho các câu hỏi của Yshe Tsogyal
ở nơi ẩn
cư Samye Chymphu, công chúa Tsogyal xứ Kharchen, thỉnh cầu Đạo sứ
Padmakara: Xin chiếu cố, Đại sư! Dù Ngài đã chỉ cho một cô gái kém thông
minh như con rằng: Tất cả thế giới và chúng sanh là Pháp thân. Vậy mà sự
tu hành pháp của con vẫn lạc vào hiểu biết lý thuyết ý niệm do liên hệ
tương tục với tập khí của tri giác sai lầm. Con xin Ngài từ bi ban cho
con sự chỉ dạy, cho phép con nối kết bất kỳ điều gì con làm với bản tánh
bổn nhiên của Pháp tánh!
Padmasambhava trả lời: Hãy nghe đâym Tsogyal! Con phải có ba điểm then
chốt khi thực hành giáo lý Mật thừa của Đại thừa: Điểm then chốt của
thân, tư thế; điểm then chốt của mắt, cái nhìn; và điểm then chốt của
tâm cách thức an trụ.
Trước hết,
trong một nơi kín đáo, ngồi tư thế khoanh chân kiết già trên một toạ cụ
thoả mái, để hai tay ngang nhau, dựng thẳng xương sống. Nếu thân con duy
trì trong trạng thái bổn nguyên của nó, thiền định xảy ra đến tự nhiên.
Không thực hiện tư thế thân thể đúng, thiền định sẽ không xảy ra.
Tiếp theo,
đối với cái nhìn, chớ nhắm mắt, chớp mắt hay nhìn qua bên. Hãy nhìn
thẳng không lay động vào trước mặt. Khi cái thấy của mắt và tâm thức
chia nhau một bản tánh đơn nhất, bấy giờ thiền định xảy ra tự nhiên.
Không có cái nhìn đúng thiền định không xảy ra.
Điểm then
chốt của tâm là thế này: Chớ để trạng thái bổn nhiên của tâm bình thường
theo đuổi các dạng thức quen thuộc ở quá khứ. Chớ để nó nhìn về các hoạt
động phiền não ở tương lai. Và chớ để nó tạo tác thứ gì bằng danh tướng,
ý niệm trong trạng thái hiện tại của con. Qua sự an trụ tỉnh thức trong
cách thế tự nhiên của nó, thiền định xảy ra tự nhiên. Nếu con phóng
tưởng hay tán tâm, thiền định không xảy ra.
Khi trong
cách này, con để cho ba cửa ở yên trong trạng thái tự nhiên của chúng,
mọi vọng niệm thô và tế lắng xuống, tâm con yên ổn thả lỏng trong chính
nó (đây gọi là Samatha, Chỉ). Khi tâm con không chướng ngại, vô
trụ, và trần trụi trong sự tỉnh giác tự nhiên (đây gọi là Vipashyana,
Quán)(1). Khi cả hai trong một khoảnh khắc thức giác, an trụ trong
sáng một cách sống động như là một thực thể, không thể phân chia, đó gọi
là Chỉ không lìa Quán. Hiểu biết theo danh tướng, ý niệm là khi con đặt
ý thức như một đối tượng. Kinh nghiệm là khi con khám phá tính vô trụ
của nó và chứng ngộ xảy ra khi các trạng thái này của tâm an trụ trong
sáng một cách sống động, như là yếu tính sự thiền định của con. Cái ấy
không có một khác biệt nào với sự chứng ngộ của chư Phật ba đời. Nó
không phải là một sự tạo tác đặt căn bản trên lời dạy sâu xa của vị
thầy, cũng không phải là kết quả của trí thông minh sắc bén của một đệ
tử. Đó gọi là đạt đến trạng thái bổn nhiên của nền tảng.
Khi tham
thiền như thế, ba kinh nghiệm về lạc, trong sáng và vô niệm sẽ hiện bày.
Tâm thức
tự do khỏi tưởng gọi là vô niệm và có ba loại: "Không có niệm thiện"
nghĩa là tự do khỏi sự bám níu vào người tham phiền và đối tượng được
tham thiền. "Không có niệm ác" là sự cắt đứt dòng tư tưởng thô và tế.
"Không có niệm trung tính" là sự nhận ra khuôn mặt bổn nhiên của tánh
Giác như là không chỗ trụ.[1]
Trong
trạng thái vô niệm này, sự trong sáng là sự sáng rỡ không bị che chướng
và trần trụi của tánh Giác. Có ba loại trong sáng: "Trong sáng tự nhiên"
là trạng thái tự do khỏi một đối tượng."Trong sáng bổn nguyên" không
xuất hiện một thời gian nhất thời. "Trong sáng bổn nhiên" thì không do
ai tạo ra được.
[1]
Có bốn
loại lạc: "Phúc lạc cảm nhận" là tự do khỏi các điều kiện đối nghịch của
không hoà điệu. "Lạc không có tưởng" là tự do khỏi sự đau khổ của ý
niệm, danh tướng. "Lạc bất nhị" là tự do khỏi sự bám níu, sự trụ tướng
nhị nguyên. "Lạc vô điều kiện" là tự do khỏi nguyên nhân và điều kiện.
Khi các
loại kinh nghiệm này sanh khởi, con cần ba thứ xả ly: "Xả ly lạc" là
giống như một người điên. "Xả ly sự trong sáng" là giống như giấc mơ của
một trẻ nhỏ. "Xả ly vô niệm" là giống như một thiền giả đã hoàn thành sự
tu hành thiền định của mình. Khi con có các thứ này, con thoát khỏi các
khuyết điểm của thiền định.
Nếu con bị
hấp dẫn và bám níu vào ba kinh nghiệm này, con lạc vào ba cõi. Khi bám
níu vào lạc, con sẽ lạc vào Dục giới. Khi bám vào sự trong sáng, con sẽ
lạc vào Sắc giới. Khi bám vào vô niệm, con sẽ lạc vào Vô sắc giới.
Dầu cho
con nghĩ rằng: Con không dính cũng không bám vào chúng, con cũng còn một
sự dính chấp vi tế bên trong. Để cắt đứt cái bẫy này, có chín trạng thái
định liên tiếp nhau, khởi đầu bằng bốn thiền để xa lìa tư tưởng tham ái.
"Sơ thiền" là thoát khỏi ý tưởng về người tri giác và cái được tri giác,
nhưng vẫn còn nằm trong sự phân biệt một đối tượng và hành động tham
thiền. "Nhị thiền" là thoát khỏi ý tưởng và phân biệt, trong khi còn trụ
vào sự thưởng thức mùi vị vui sướng của định. "Tam thiền" là đạt đến tâm
không động, nhưng còn hơi thở vào và hơi thở ra. Định của "Tứ thiền"
hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng ý niệm với sự tri giác trong sáng, không
bị che chướng.
Bốn thiền
vô sắc tẩy trừ tư tưởng ý niệm về sắc giới. Trụ vào ý tưởng "tất cả hiện
tượng đều như hư không", con lạc vào Không vô biên xứ. Trụ vào ý tưởng
"thức là vô cùng và không phương hướng", con lạc vào Thức vô biên xứ.
Trụ vào ý tưởng "Cái biết trong sáng là không hiện diện, không vắng mặt
và không thể tạo thành một đối tượng của tri thức", con lạc vào Không
hiện diện cũng không vắng mặt (Vô sở hữu xứ). Trụ vào ý tưởng "Tâm này
không nhờ vào một thực thể nào; nó là vô hữu và trống không", con lạc
vào cõi tri giác về Không có gì tất cả. Các trạng thái này còn có sự
nhiễm ô vi tế của ý niệm danh tướng, sự hấp dẫn thuộc về tâm thức và các
kinh nghiệm của tâm nhị nguyên.
Diệt thọ
tưởng định xa lìa các ý niệm về các trạng thái này. Sự dừng bặt thuộc về
phân tích là sự dừng dứt của sáu thức đi vào với các đối tượng của
chúng, nó gồm cả sự cắt đứt hoạt động của hơi thở và tâm nhị nguyên. Sự
dừng bặt thuộc về không phân tích là đi đến tự tánh của con. Đó là sự
thản nhiên tối hậu.
Trong chín
cấp bậc định này, bốn trạng thái thiền là "Chỉ sanh ra Quán". Như thế,
định của bốn thiền này là hoà hợp với tự tánh, và là cái trổi vượt nhất
trong mọi loại định thuộc về thế gian.
Bốn thiền
vô sắc là các bẫy của định. Diệt thọ tưởng định là cái định bình an của
bậc Thanh văn.
Bằng sự
hiểu biết những trạng thái này, con có thể phân biệt các loại định khác
nhau, xoá tán các chướng ngại trong thực hành thiên định và không đi
lạc.
Năm con
đường bao gồm trong ba. Cắt đứt các bẫy này và thực hành một thiền định
không khuyết điểm, con an trụ thanh tĩnh và sống động trong phúc lạc,
trong sáng và vô niệm suốt trạng thái thiền định(1). Trong trạng thái
sau thiền-định, các hình tướng khởi lên không ngăn chướng, đều vô tự
tánh như một giấc mộng hay ảo huyễn. Con biết được bản tánh của nhân và
quả, làm đầy công đức đến mép, đạt được "hơi ấm của định" và như thế
hoàn thành "con đường tích luỹ".
(1) Rõ
ràng, có một hay hai câu thiếu trong nguyên bản. Phần trong ngoặc là của
tôi (EPK).
Thực hành
như thế một thời gian dài, con thấy được một cách hiện thực, bản tánh vô
trụ và tự chiếu hiện diện nơi con. Nhận ra bản lai diện mục của con là
con đường của cái thấy. Kinh nghiệm các tướng, trí huệ tánh Không là vô
sở trụ và tự thông tỏ, tức là con thấy trực tiếp bản tánh bổn nhiên
không tuỳ thuộc điều kiện. Sự ngăn che của phiền não bị phá huỷ tận gốc
rễ. Chứng ngộ rằng: Nhân và quả đều trống không, sanh tử không có hiện
hữu chắc thật. Đây gọi là địa đầu tiên, Hoan Hỷ địa. Trạng thái thiền
định không lìa rời Phật tánh và mọi sự sau-thiền-định sanh khởi như ảo
huyễn.[1]
Quen dần
với trạng thái này và hộ trì nó một cách vững chắc, mọi hiện tượng trở
nên bất nhị. Hãy nhận biết chúng như là tự tâm hiện, các hình tướng và
tâm hoà trộn thành một. Khi tánh Không sanh khởi như nhân và quả, con
chứng ngộ duyên sanh. Suốt trạng thái thiền định mọi hiện tượng là không
chỗ trụ và hiện diện như tính chất của tánh Giác. Sự hiện diện nhẹ nhàng
của các hình tướng bên ngoài trong thời gian sau thiền-định là con đường
của sự tu tập.
Duy trì
điều ấy một thời gian dài, con chứng ngộ rằng sanh tử và Niết bàn là bất
nhị. Vượt khỏi sanh tử và diệt, là vô trụ xứ và tự thông tỏ không trộn
lẫn nhiễm ô, rốt ráo hoàn thiện. Sự che chướng trí huệ hoàn toàn biến
mất, vào khoảnh khắc tất cả mọi sự hiện ra như tánh Giác bổn nguyên là
con đường thành tựu, tức là trạng thái Phật tánh.
Tsogyal
lại hỏi: Xin chiếu cố, thưa Đại sư! Đây là tánh bổn nhiên của sự vật,
nhưng làm thế nào người ta ứng dụng, thi hành cho đến khi đạt đến an
định?
Padmasambhava trả lời: "Nghe đây Tsogyal! Có ba loại cư xử. Trước hết,
để thiết lập con đường có cách cư xử chung, tổng quát. Tiếp theo, để làm
phát sanh sự nâng cấp, có cách cư xử bí mật của kỷ luật Du già. Cuối
cùng, có cách cư xử mật tối hậu rốt ráo của tánh Như chân thật.
Cư xử thì
rất quan trọng, vì phần lớn đời sống xảy ra trong những hoạt động hàng
ngày sau thiền-định. Con có thể hiểu một cách trí thức một cái thấy cao
sâu, nhưng trừ phi con hành động thuận theo ý nghĩa của nó, thì con sẽ
lạc khỏi con đường. Con có thể đạt được một trạng thái thiền định tuyệt
hảo, nhưng trừ phi con duy trì được nó suốt các hoạt động sau
thiền-định, nó sẽ nhạt mất. Bởi thế, phải hiểu thấu điểm cốt yếu
nhân-quả: Không có hạnh xấy và hoàn thành ngay cả các hành động đức hạnh
nhỏ nhất. Đó là con đường đúng, tinh tuý của giáo lý Đức Phật, điểm cốt
yếu của trí huệ.
Nếu đã có
một thân người, con muốn thực hành pháp thiêng liêng một cách đúng đắn.
Chớ để cho ba cửa của con lạc vào sự bình thường thế tục, dù chỉ một
khoảnh khắc. Trong sự thực hành ban ngày hãy buông thả cho tâm thức con
không tạo tác và để cho kinh nghiệm của sáu giác quan được tự do thư
thả, như một giấc mộng hay trò huyễn hoá. Ban đêm, hoà trộn giấc ngủ sâu
với pháp tánh trong một trạng thái vô niệm, thoát khỏi sự phóng xuất hay
tan biến của tư tưởng. Hãy tịnh hoá kinh nghiệm mê lầm của trạng thái
mộng, dẫn nó về đường chánh. Thế là nghĩa là tu hành tình thương đại bi
và Bồ đề tâm, trong sự lần hồi quen thuộc với các giai đoạn phát triển
và thành tựu.[1]
Sáng và
chiều, cử hành sự tịnh hoá bảy phần(1), chớ xao lãng các dâng cúng Torma
hàng ngày và các thứ. Sám hối các nghiệp xấu với thần chú một trăm âm.
Hãy cẩn thận với điểm cốt yếu là nhân quả. Suy nghĩ trở đi trở lại [1]về
sự khó khăn có được tự do và của cải, về cái chết, sự vô thường và về
những lỗi lầm khuyết điểm của sanh tử.[1]
tất cả
chúng sanh.
Hãy tu
hành Bồ đề tâm. Tu hành giai đoạn phát triển, đến mức độ mà mọi cái gì
xuất hiện và có mặt là mạn đà la của hoá thần. Đối với giai đoạn thành
tựu, hãy an trụ trong trạng thái bất nhị, nó là các hình tướng không có
tự tánh như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước. Lúc chấm dứt, hãy
hồi hướng công đức.
Thực hành
theo cách này, con hoà điệu với các thừa tổng quát, con tiến triển trên
con đường đúng và con đã thiết lập nền tảng cho con đường của Yoga.
Thực hành
cư xử bí mật của kỷ luật Yoga. Sau khi con đã thiết lập nền tảng của con
đường và đã đạt được kinh nghiệm, thấu hiểu tin vào cái thấy và trạng
thái chân thật. Cư xử bí mật nâng cấp con đường này và cắt đứt tư tưởng
ý niệm. Nó có thể theo đuổi bởi hành giả có sự quen thuộc nhiều và an
định vững chắc trong thực hành.
Về sự thực
hành đúng của Đại thừa, có cái thấy của sự thấu hiểu rằng mọi đối tượng
là không thật. Đối với Mật thừa, có cái thấy về vòng hoá thân, giai đoạn
phát triển và tính bất nhị vượt khỏi các bên,
tức là
giai đoạn thành tựu.
Khi con
nhận thấy mọi chúng sanh là cha mẹ mình, con làm sanh khởi con đường qua
sự hành tâm con trong Bồ đề tâm. Để cắt đứt sự chấp ngã và tin vào ma
quỷ, hãy đến một nơi để sợ và cắm trại trong một chỗ đáng sợ nhất. Hãy
bắt đầu với việc quy y Tam bảo, phát triển Bồ đề tâm và cầu xin Guru của
mình. Rồi sau một hồi lâu thành khẩn quán tưởng từ bi và Bồ đề tâm đối
với tất cả chúng sanh nhiều như hư không, mà đầu hết là quỷ ma của vùng
ấy. ở lại và đi ngủ trong Bồ đề tâm tối hậu, trạng thái đại lạc không bị
ngăn ngại, vượt khỏi sanh, trụ, diệt trong đó chư thiên và quỷ ma là bất
nhị. Khi con cảm thấy sợ hãi, tập trung và chú tâm vào sự suy nghĩ này:
"Sự sợ hãi này khởi ra từ sự tin vào ma quỷ, nó nảy ra từ sự không tin
rằng mọi chúng sanh là cha mẹ mình". Bấy giờ, sự phóng xuất tư tưởng ấy
xuất hiện như là ma quỷ. "Làm thế nào mà Bồ đề tâm của ta, nó chỉ là
những lời vô vị và các ý niệm tri thức, thành tựu được chân nghĩa?". Chú
tâm như thế, trau dồi đại bi và Bồ đề tâm thành thật, dâng tặng thân con
chẳng màng chi cho mọi vị thần và quỷ ma, đầu hết là quỷ ma của vùng ấy.
Nói rằng: "Hãy lấy thịt xương, máu huyết của ta, như các người muốn!" để
tâm con an định trong Bồ đề tâm.
Cùng một
cách ấy, khi con có một ý nghĩ về thần hay quỷ và Bồ đề tâm của con dao
động, hãy nghĩ: "Đây là một phóng ảnh do sự tin vào quỷ ma!" và đem cho
họ thân con chẳng màng, rồi ở yên trong sự bình thản. Nếu một hồn ma
thật sự xuất hiện, hãy nhảy thẳng vào miệng nó hay vào lòng nó và hoàn
toàn bỏ đi ý niệm yêu quý thân con. Trau dồi tâm bi và hồi hướng công
đức.
Khi sự tin
vào quỷ ma bị cắt đứt, các hiện hình ma quái và phô diễn ảo ảnh lắng
xuống, quỷ ma của vùng ấy rơi vào sự kiểm soát của con. Sự lắng yên của
tư tưởng và sự thuần hoá quỷ ma xảy ra đồng thời.
Một khi
con hiểu rằng mọi chúng sanh là cha mẹ mình, lúc ấy con không thể tin
vào quỷ ma; còn có tin vào quỷ ma, ấy là con chưa tu hành đầy đủ.
Thứ hai,
cắt đứt(1), hãy nhận biết rằng mọi đối tượng là không thực. Để cắt đứt
sự tin vào quỷ ma và sự trụ vào ảnh hưởng của chúng như là thật có. Hãy
đi đến nơi khủng khiếp nhất để làm mạnh thêm cái thấy về các hình tướng
không thật của con. Quy y, phát triển Bồ đề tâm và cầu nguyện. Khi nhận
ra rằng mọi hình tướng đều không thật, mọi ý niệm đều là vọng tưởng, mọi
sự đều trống không và cái thấy biết của con hiện giờ cũng giống như một
giấc mộng hay một ảo giác huyễn hoá. Lúc ấy, hãy đi ngủ trong trạng thái
Không vô quái ngại, trong đó rốt ráo không có gì hiện hữu.[1]
Khi con
cảm thấy sợ hay khủng khiếp, hãy tập trung tâm con, nghĩ như thế này:
"Không hiểu được rằng sợ hãi và khủng khiếp đều giống như một giấc mộng
và ảo giác huyễn hoá, ta tin vào ma quỷ. Bây giờ, sự phóng tưởng này
khởi lên để chỉ cho ta thấy rằng, cái thấy về như huyễn của ta chỉ là sự
hiểu biết ngoài mặt ý thức. Sự hiểu biết ý thức ấy sẽ không thành tựu
thật nghĩa!". Tập trung và chú tâm vào ý nghĩ này, ở yên thoải mái trong
trạng thái tất cả đều không thật và huyễn ảo.
Con phải
nhận biết bản chất không thật của sự phóng tưởng niềm tin của quỷ ma,
ngay lúc tư tưởng hay trò huyễn thuật xảy ra. Quyết định rằng nó không
có thực tại nào, mà thật sự chỉ giống như huyễn hoá. Nếu trong thực tế
một hồn ma xuất hiện, hãy khẳng định rằng nó không thật và nhảy thẳng
vào lòng nó. Ngọn gió xoáy của sự hiện hình ma quái sẽ biến mất và con
đi qua nó không chướng ngại. Ngay khi con cắt đứt được sự tin vào ma
quái, sự biến hiện huyễn ảo tự nhiên lắng yên. Vượt qua được tư tưởng
của con và chấm dứt quỷ ma xảy ra đồng thời.
Thứ ba, để
cắt đứt, tu hành một "giai đoạn phát triển" vững chắc. Nhờ đó kinh
nghiệm của con biểu lộ như là hình tướng của hoá thần.
Để nâng
cao giai đoạn phát triển của con, cắt đứt sự tin ma quỷ và sự bám chấp
nhị nguyên vào một thế giới chúng sanh, hãy đi đến một nơi đáng sợ. Một
khi đã phát khởi sự quy y ở đó, phát triển Bồ đề tâm và cầu nguyện. Quán
tưởng quang cảnh chung quanh như là cung điện cõi trời và mọi chúng
sanh, đặc biệt là hồn linh của vùng ấy, như là hó thần bổn tôn. Trì tụng
thần chú tinh tuý làm bén thêm chánh niệm tỉnh thức, làm sáng tâm con và
thiền định một thời gian dài. Ôm trọn tánh Không tối hậu với điểm cốt
yếu. Đi ngủ trong trạng thái, trong đó mọi thứ dù có xuất hiện cũng
không tự thể. Khi một tư tưởng sợ hãi hay khủng khiếp nổi lên, gom tâm
vào nhất niệm và suy nghĩ thế này: "Không nhận ra hình tướng đáng sợ và
làm khiếp hãi như là hoá thần bổn tôn, tôi tạo ra sự tin vào quỷ ma. Bây
giờ sự phóng ảnh của nó xuất hiện như một biến hiện ảo hoá. Giai đoạn
phát triển của tôi chỉ là danh từ và hiểu biết nơi bề mặt ý thức.
Làm thế
nào nó sẽ đưa tôi đến giai đoạn thành tựu? Tâm nhất niệm, bỏ đi sự tham
trước thân thể và đem nó cho đi như một món quà của một buổi tiệc. Quán
tưởng sống động rằng tất cả cái gì xuất hiện và hiện hữu là hoá thần bổn
tôn.
Dâng cúng
thân thể con như là cam lồ và cho tất cả chúng sanh, cầm đầu là các ma
quỷ quấy phá. An trụ tự do trong trạng thái bất nhị không ngăn ngại.
Sự tin vào
ma quỷ khởi lên, vì khi hình tướng ma quái hay biến hiện huyễn hoặc xảy
ra, con không thấu rõ hình tướng và mạn đà la của hoá thần. Hãy nghĩ
rằng: "Đây đúng là một phóng tưởng!" và nhớ đến bổn tôn.
Đạt được
vài thành tựu là do thấu hiểu được rằng con và ma quỷ đều cùng một bản
tánh như hoá thần. Thế nên, hãy nghĩ rằng: "Gặp được bổn tôn thì thích
thú biết bao!". Hãy ôm choàng lấy ma quỷ bằng cách nhảy vào lòng nó, đi
vào trong miệng nó và trộn lẫn tâm các con một cách không phân biệt.
Trình diện thân xác con như là một quà biếu cho buổi tiệc. Qua việc làm
này, con sẽ hiểu rằng các tướng là hoá thần và như thế tất cả các ý niệm
dừng bặt, trò biến hiện tự nhiên lắng xuống và hồn linh của nơi chốn ấy
rơi vào sự kiểm soát của con!
Thứ tư, để
cắt đứt, hãy hiểu bản tánh của bất nhị nhờ vào một cái thấy vững chắc
của giai đoạn thành tựu.
Dùng sự sợ
hãi, sự tin vào ma quỷ để nâng cao tính chất bất nhị của giai đoạn thành
tựu. Để làm thế, hãy làm những điều sơ khởi và an trụ thư thả trong
trạng thái bất nhị, trong đó thân và tâm là không hai, tướng và tâm là
không hai, ta và người là không hai, bạn và thủ là không hai, chư thiên
và ma quỷ là không hai. Tóm lại, an trụ trong trạng thái nơi đó không có
bất kỳ hiện tượng nhị nguyên nào. Duy trì sự liên tục này không lơi
lỏng.
Nên sự
biến hiện ảo hoá hay tư tưởng về ma quỷ xảy ra, khi thực hành như thế
này, hãy chú tâm vào tính bất nhị, nghĩ rằng: "Sự phóng ảnh này, sinh từ
nghi ngờ, là do bởi tâm ta không an định nhất tâm trong tánh bất nhị!".
Ngay khi sự tin vào ma quỷ khởi sinh, yên nghĩ tự do trong tánh bất nhị.
Nếu một quỷ ma thực sự xuất hiện, chú tâm một cách nhất niệm và nghĩ
rằng: "Tuyệt vời thay có được cơ hội để tu hành trong bản tánh bất nhị
như là sự làm mạnh thêm cái thấy!" nhảy vào lòng ma quỷ, và con sẽ đi
qua nó không chướng ngại trong tánh Không bất nhị và không nền tảng.
Cuối cùng ma quỷ không có một thực thể nào.
Theo cách
này, nghĩa của tánh bất nhị hiện rõ bên trong con. Tư tưởng nhị nguyên
tin vào ma quỷ bị cắt đứt và sự biến hiện ảo giác bên ngoài lắng xuống.
Khi con chứng ngộ tánh bất nhị, con cũng có được sự chế ngự đối với sức
mạnh xấu ác và ngăn chặn quỷ ma. Điều này nhờ vào tánh bất nhị và sự
duyên sanh lẫn nhau giữa tướng và tâm.
Kết quả là
khi con còn hiện hữu thì các quỷ ma còn hiện hữu; khi con bình an thì
các quỷ ma bình an; khi con giải thoát, các quỷ ma được giải thoát; khi
con được thuần hoá, các quỷ ma cũng thuần hoá. Quỷ ma là quỷ ma của
chính con và cắt đứt nó làm cho con an bình. Thế nên, chính là một sự
nâng cao, làm mạnh thêm lớn lao khi giáp mặt với một nơi chốn đáng sợ,
hơn là hành thiền định trong ba năm.
Cách cư xử
bí mật này không chỉ nhắm đến tư tưởng về quỷ ma, mà còn để cắt đứt các
bệnh dịch truyền nhiễm như là: bệnh cùi và các cảm giác sợ hãi, dị ứng
ghê tởm, nhút nhát, hèn nhát, bối rối vv... Tóm tắt, bất kể loại tư
tưởng nào khởi ra, hãy cắt đứt nó như ở trên.
Cuối cùng,
cư xử tối hậu của tánh Chân Như là thoát khỏi sự nhị nguyên của chư
thiên và ma quỷ. Tự do khỏi sự nhị nguyên của sạch và dơ, thì nút khoá
của sự trụ tướng nhị nguyên được cởi mở. Tự do khỏi sự thúc đẩy của sự
muốn đừng có, muốn trau dồi hay bám níu, thì tất cả ý niệm về sanh tử và
Niết bàn hoàn toàn tiêu tan mất trong tánh Giác bất nhị rộng rãi vô
biên, và con sẽ an trụ trần trụi, độc diện như là nhất thể bất nhị, cái
tính chất của đại lạc.
Vào lúc
ấy, nếu ngay cả Dharmaraja, Thần chết móc vào con và đem con đi, con sẽ
không cảm thấy sợ hãi. Nếu ngay cả Phật Vajrasattva xuất hiện, con cũng
sẽ không có một nghi ngờ nào hay không chắc để quyết đoán. Đây chính là
sự cư xử tối hậu của thật nghĩa.
Qua các
loại hành xử bí mật này, con thiết lập nền tảng của trạng thái bổn
nhiên, làm mạnh thêm cái thấy, tinh lọc sự thực hành và hưởng quả. Lời
dạy này là cực kỳ sâu xa.
Tsogyal
lại hỏi: Xin chiếu cố cho, thưa Đại sư! Con thỉnh cầu Ngài, từ bi ban
cho con giáo huấn cốt lõi nó cắt đứt gốc rễ của khổ đau, ở trong sự tỉnh
giác hiện tiền đưa cả hai sự sanh và sự chết vào đường Đạo.
Padmasambhava trả lời: Nghe đây Tsogyal! Chỉ bày các điểm then chốt của
thực hành qua năm Yoga, Ta sẽ dạy con giáo huấn cốt lõi dùng bất cứ điều
gì con làm như chính con đường.
* Thứ
nhất, đối với Yoga giấc ngủ, giây phút rơi vào giấc ngủ giống như đang
chết. Bởi thế, phục hồi các Samaya của con, lập lại các thệ nguyện Thanh
văn, làm trong sạch dòng tâm thức, cắt đứt sự phức tạp của ba độc, vắng
bặt sự nhớ nghĩ và suy tính. Hãy để mọi hiện tượng bên ngoài và bên
trong hoàn toàn tự do trong đại định của Tánh Như, trạng thái không trụ
vào bất cứ cái gì. Rơi vào giấc ngủ trong trạng thái của giai đoạn thành
tựu không chướng ngại, Pháp thân không ý niệm phân biệt, tức là dùng cái
chết như con đường.
Làm tan
biến mọi hiện tượng bên ngoài và bên trong, thế giới và chúng sanh, chủ
tướng và tuỳ tùng, vào trong chủng tự ở trung tâm trái tim của con. Bằng
cách ngủ trong trạng thái không trụ, con dùng ý niệm về cái chết như con
đường.
* Thứ hai,
Yoga của sự thức dậy giống như sự sinh ra. Ngay khi thức giấc, nhớ lại
một cách sống động sự tỉnh giác không chướng ngại từ trong giai đoạn
thành tựu. Điều này làm tịnh hoá sự tái sinh.
Tiếp theo,
con phải hiểu các điểm mấu chốt của nhân quả. Điều này đem đến sinh khí
cho bất kỳ sự thực hành tâm linh nào con làm và là một sự làm mạnh thêm
hơn những cái gì khác.
Buổi bình
minh, phân phát phần tính chất trong sạch của thức ăn vào trong các kinh
mạch và thải các phần dơ bẩn. Khi bên trong các kinh mạch hoàn toàn
trống rỗng, các lỗi lầm hay đức hạnh bên ngoài, bên trong và bí mật dễ
dàng khởi sanh. Lúc ấy, các kinh mạch khởi lên như là kinh mạch trung
ương, khí Prana như là trí huệ, các nguyên tố như là đại lạc và tân con
như là tánh Giác bất nhị. Đây cũng là mục tiêu của sự thi hành vài loại
chữa bệnh y học hay nghi thức chữa bệnh. Hơn nữa, nó chính là lý do tại
sao Đức Phật chứng ngộ sự thật và giác ngộ viên mãn vào lúc bình minh.
* Thứ ba,
Yoga về thức ăn phải được phối hợp với một sự truyền pháp và lực của Mật
thừa. Nếu con thực hành giai đoạn phát triển, hãy dùng thức ăn như là
cam lồ của trí huệ. Hãy quán tưởng hoá thần trong bụng con, hãy hưởng
thụ thực phẩm như là một hoá thần hoà tan vào một hoá thần.
Nếu con
thực hành tịnh hoá nghiệp chướng, hãy dùng thực phẩm như là cam lồ trí
huệ. Hãy ăn theo cách hoàn toàn thiêu cháy các chủng tử của sáu loài
chúng sanh, các chủng tử đó hiện diện trong hình thể các chữ ở trong
lòng con.
Nếu con
thực hành giai đoạn kết hợp, hãy dùng thức ăn như là cam lồ của phương
tiện và trí huệ bất nhị, ăn trong cách kết hợp.
Nếu con
thực hành giai đoạn thành tựu, hãy dùng thức ăn như là trí huệ của tướng
và Không đồng hữu. Hãy thưởng thức pháp tánh ăn pháp tánh.
Tóm lại,
hãy an trụ không phân chia trong bất cứ định nào con đang thực hành và
hưởng thụ. Theo cách này, bất cứ đồ ăn nào con dùng đều trở thành nguyên
nhân cho đại định.
* Thứ tư,
về Yoga liên tục, một hành giả thực hành con đường một cách đúng đắn,
phải không bao giờ dung tha cho những phiền não bình thường. Người ấy
phải nhận ra mọi mối xúc động khởi ra, nhờ vào những kỹ thuật đặc biệt
và đem chúng vào con đường đúng.
Gốc rễ của
phiền não là năm độc; ở đây làm thế nào dùng chúng như là con đường. Khi
tham muốn mạnh mẽ khởi lên, nhận ra chúng bằng chánh niệm và tư duy về
nguyên nhân của nó. Nó khởi sanh vì một tác nhân bên ngoài, bị chao động
bởi sự thúc đẩy tình dục với người khác giới. Bây giờ, sự đau đớn của
tham muốn cũng như một vòi nước mạnh phụt ra. Cuối cùng tâm con sẽ hoàn
toàn tan vào khuôn khổ của điều mà con đã thường quen.
Để nhận ra
khuôn khổ này, hãy hiểu rằng tác nhân hấp dẫn bên ngoài là do tâm con
tạo ra. Nếu không phải thế, thì không có chuyện người con yêu lại được
nhìn như một kẻ thù bởi người khác. Sự thúc đẩy tình dục khởi từ tâm con
và biểu lộ như tham muốn, giống như ngọn gió khởi từ bầu trời trống
rỗng.
Bây giờ,
đây là cách làm thế nào nhìn vào yếu tính của tham dục và dùng nó như
con đường. An trụ trong trạng thái trong đó tác nhân hấp dẫn bên ngoài
và sự thúc đẩy tình dục thoát khỏi nhị nguyên. Tham muốn do đó trở thành
yếu tính của Lạc và Không bất nhị. Tự tánh của tánh Không không được tạo
ra từ bất kỳ cái gì, nên sự biểu lộ của nó chính là lạc. Đây là sự hoàn
thiện của tham muốn, tức là Diệu quan sát trí.
Cũng thế,
bằng cách nhìn vào yếu tính của giận dữ và an trụ trong nó, con chứng
ngộ yếu tính bất nhị của sáng tỏ và tánh Không. Tự tánh là trống không
và sự biểu lộ của nó là sáng tỏ. Đây là sự hoàn thiện của giận dữ, tức
là Đại viên cảnh trí.
Bằng cách
nhìn vào yếu tính của ngu si và an trụ trong trạng thái đó, con chứng
ngộ tánh Giác không có ý niệm. Tự tánh là trống không và sự biểu lộ của
nó là vô niệm, không tư tưởng. Sự hoàn thiện của ngu si là Trí pháp
giới.
Trong cách
như thế, do đem kiêu mạn và ganh ghét vào con đường mà chúng trở thành
Bình đẳng tánh trí và Trí thành tựu tất cả (Thành sở tác trí).
Tóm lại,
mười điều xấu sanh từ năm độc. Năm độc đến từ ba độc tham, sân, si. Bằng
cách nhận ra ba độc này và dùng chúng như là con đường, con giữ vững
được các giáo lý của ba tạng và an trụ trong ba sự tu hành.
Bằng cách
nhìn vào yếu tính của tham muốn và an trụ trong trạng thái ấy, con kinh
nghiệm lạc phúc, nó trở thành Luật tạng. Con lìa bỏ tham muốn bình
thường, đó là sự tu hành Giới.
Bằng cách
nhìn vào yếu tính của sân và an trụ trong trạng thái ấy, con kinh nghiệm
sự sáng tỏ, nó thành Kinh tạng. Con lìa bỏ sân hận thông thường, đó là
sự tu hành Định.
Bằng cách
nhìn vào yếu tính của si và an trụ trong trạng thái ấy, con kinh nghiệm
vô niệm, nó trở thành Luận tạng. Con lìa bỏ ngu si thông thường, đó là
sự tu hành Trí huệ phân biệt.
Con sẽ
nhận ra mọi phiền não khởi lên và bằng cách này đem chúng vào con đường.
Thứ năm là
Yoga về thời gian và các điểm cốt yếu. Có năm thời"
*
Thứ nhất, lúc bình minh phần trong sạch và không trong sạch của thức ăn
tách lìa nhau, tâm con bén nhạy, thân con mới mẻ, trí thông minh trong
sáng và các bindu tăng thêm. Sức mạnh của lầm lỗi hay đức hạnh mạnh
thêm, đến độ cần phải nhận ra bất kỳ tư tưởng nào sanh khởi như là tham
và đem chúng vào con đường đức hạnh.
* Thứ hai,
và lúc hoàng hôn, sức mạnh của bindu giảm đi và cảm giác lo lắng có thể
khởi ra. Các sự hoá hiện của thần và quỷ ma lớn lên. Thời gian này giống
như sự chết, sức mạnh của lỗi lầm hay đức hạnh thì lớn hơn. Thế nên, cần
thiết phải biết bất kỳ tư tưởng nào sanh khởi, như là sợ hãi hay khủng
khiếp và đưa chúng vào sử dụng trên con đường đức hạnh.
* Thứ ba,
khi một phần phiền não lớn lao hay một tư tưởng quấy động sanh khởi, nếu
con thất bại không thể dùng nó như con đường. Nó có thể bằng giá của cả
đời con, hay làm cho con hư hoại các lời nguyện, ngăn chặn định của con
và làm vặn vẹo con đường chân chính. Thế nên, hãy nhận ra nó và đem nó
vào con đường.
* Thứ tư,
vào lúc tánh Giác bất nhị bổn nguyên hiện khởi và tâm con hợp nhất như
là yếu tính của vô niệm, hãy dùng cái này vào con đường của phương tiện.
Khi trong trạng tháp áp dụng các điểm then chốt vào trong khuôn khổ của
các kinh nghiệm này, hãy thực hành một thời gian dài không xao lãng. Vào
lúc ấy, các nguyện vọng và các mối liên kết với nhân quả được hình
thành. Đây là một điểm cốt yếu. Thế nên, điều quan trọng là hình thành
quyết định. Trộn lẫn các nguyện vọng và các mối liên kết nhân quả, với
bất kỳ loại ý nghĩ, ý niệm bình thường nào khác là không thích hợp. Vì
cái người tạo ra (một nguyện vọng) là một tư tưởng ý niệm danh tướng,
cũng giống như lỗi lầm khi dùng một món thuốc tính hàn để chữa một bệnh
hàn.
* Thứ năm,
khi cái chết đến con sẽ hoàn toàn dưới sự kiểm soát năng lực của "nghiệp
liên kết" riêng mình. Bởi thế, phải quyết định tạo ra những mắt xích
nhân quả tốt. Hãy để cho những việc xấu bị lãng quên và nhớ lại tất cả
các hành động đức hạnh. Chú tâm nhất niệm vào sự thực hành riêng, mà con
đã từng vững chắc trong đó và trong mỗi khoảnh khắc, hãy thoát khỏi kinh
nghiệm lầm lạc. Tóm lại, trong thời gian ấy cần yếu là tạo ra chuỗi mắt
xích nhân quả thiện.
Tsogyal
lại hỏi: Xin chiếu cố, thưa Đại sư! Xin Ngày dạy cho các điểm then chốt
của các trạng thái trung ấm.
Padmasambhava trả lời: Nghe đây Tsogyal! Đối với Bardo, thời gian từ khi
chết đến lúc tái sinh, được gọi là Bardo của sanh và chết. Nó gồm ba
điểm: tốt nhất là đạt đến giác ngộ trước khi kinh nghiệm bất kỳ Bardo
nào. Tốt tiếp theo là đạt đến giác ngộ trong trạng thái Bardo. Thứ ba là
làm sao tái sanh.
- Điểm thứ
nhất có bốn phần: Các nguyên tố tan biến như thế nào, các tư tưởng ngừng
lại thế nào, trí huệ không ý niệm xuất hiện thế nào và Phật tánh được
đạt đến bằng cách nhận ra bản tánh của mình như thế nào.
* Thứ
nhất, khi nguyên tố đất tan biến vào trong nguyên tố nước, nút thắt kinh
mạch ở rốn giải tan, thì prana của nguyên tố đất bị khủng hoảng, thân
cảm thấy nặng nề, ý thức nhạt đi và kinh nghiệm giống như một ảo ảnh
xuất hiện.
* Tiếp đó,
khi nước tan vào trong lửa, nút thắt kinh mạch ở tim giải tan, prana của
nước bị khủng hoảng, miệng và mũi khô, ý thức dừng lại và một kinh
nghiệm như khói khởi sanh.
* Thứ ba,
khi lửa tan biến vào gió, nút thắt kinh mạch ở yết hầu giải tan, prana
của lửa bị khủng hoảng, thân nhiệt yếu dần, tri giác chập chờn và một
kinh nghiệm giống như đom đóm khởi lên.
* Thứ tư,
khi gió tan biến vào ý thức, nút thắt kinh mạch ở chỗ bí mật giải tan,
prana của gió bị khủng hoảng, hơi thở ngừng qua lỗ mũi, ý thức đảo lộn
nhẹ và một xuất hiện nhẹ của ánh sáng hiện ra.
- Các tư
tưởng dừng lại thế nào: ở phần dưới chót của kinh mạch trung ương là
tinh tuý người mẹ của chúng ta trong hình tướng chữ A. Khi sức mạnh kinh
mạch phải yếu đi, tinh chất này đi lên, dấu hiệu là sự xuất hiện màu đỏ.
Vào lúc này, các trạng thái tư tưởng của tham dừng lại.
ở trên
cùng của kinh mạch trung ương là tinh chất từ người cha chúng ta trong
hình tượng chữ Hang. Khi sức mạnh của kinh mạch trái yếu đi, tinh chất
này đi xuống và màu trắng xuất hiện. Vào lúc này, các trạng thái tư
tưởng của sân dừng lại.
Tiếp theo
đó, nguyên tố gió tràn khắp trên đỉnh đầu bị khủng hoảng và màu đen xuất
hiện. Vào lúc này, các trạng thái tư tưởng của si dừng lại.
Khi ba độc
dừng lại theo cách ấy, kiêu mạn và ganh ghét cũng tự động dừng lại, bởi
vì ba độc đã tan biến vào ba kinh mạch. Sau đó hơi thở bên ngoài dừng.
Thế nào
trí huệ không ý niệm xuất hiện: đến lúc này, hơi thở bên ngoài đã ngừng,
nhưng hơi thở bên trong chưa ngưng. Mặt trời đi lên và mặt trăng đi
xuống gặp nhau, tâm thức thuộc về prana đi vào trong kinh mạch trung
ương. Vì ba cái này ở lại trong kinh mạch trung ương, vì các tư tưởng đã
dừng trong một lúc ngắn, tánh Giác không ý niệm, tâm Pháp thân của chư
Phật, xuất hiện trong khoảng một bữa ăn.
Thế nào
Phật tánh đạt được bằng cách nhận ra trí huệ không ý niệm: do năng lực
đã quen dần với sự nhận biết này và bởi năng lực đắc định qua các lời
dạy miệng. Con sẽ nhận ra trí huệ câu sanh tự hữu này và đạt Phật tánh,
kết hợp hai phương diện Mẹ và Con của Pháp thân. Theo đó trí giác vượt
qua nắp mở của Brahma và đi vào Pháp giới.
Đây là lời
dạy cho người có khả năng cao nhất để đạt đến Phật tánh không qua bardo.
Lời dạy
cho người có khả năng vừa để đạt đến giác ngộ trong trạng thái bardo, có
bốn điểm. Cách thức các nguyên tố tan biến và các trạng thái của tư
tưởng dừng lại thì giống như ở trên.
- Về điểm
thứ ba, thế nào pháp tánh biểu lộ trong bardo: nếu người ta không nhận
ra trạng thái không ý niệm của Pháp thân, như trường hợp người có khả
năng cao tột, thì trí tỉnh giác trú trong trung tâm trái tim, đi vào con
đường của kinh mạch màu lụa trắng. Xảy ra ở bên ngoài, tâm và vật chất
lìa nhau con rơi vào trạng thái không thức giấc trong bảy ngày(1). Tỉnh
dậy từ sự hôn mê này, pháp tánh xuất hiện trong năm ngày, trong hình
dạng các âm thanh, màu sắc, ánh sáng và cảnh giới.[1]
Âm thanh
là âm thanh tự nhiên của nguyên tố lửa, bao la và mãnh liệt. Nó gầm như
sét phân chia giữa hai mùa hè và mùa đông. Sự sáng rỡ của tánh Giác biểu
lộ trong các màu sắc trong trẻo và sống động. Các tia sáng chiếu từ các
màu sắc thì chói chang, như một ảo ảnh trên các cánh đồng mùa thu.
- Thứ tư,
thế nào đạt được Phật tánh bằng cách nhận ra khuôn mặt bổn nhiên của
con: do sức mạnh của tu hành điều đã được trực chỉ, các biểu lộ này cảu
âm thanh, màu sắc và ánh sáng sẽ xuất hiện như là trí tuệ câu sanh tự
hữu và con sẽ đạt đến Phật tánh.
Các cá
nhân khác biệt nhau trong sự tu hành và quen thuộc của họ. Đối với thiền
giả tu trong giai đoạn thành tựu của Yoga hoá thần bổn tôn, các biểu lộ
này của âm thanh, màu sắc và ánh sáng sẽ mở bày như sự biểu lộ tự nhiên
của mạn đà la của hoá thần và người ấy đạt đến Phật tánh như là Báo
thân.
Thiền giả
đã chứng ngộ sự giả ảo của các hình tướng sẽ thấu hiểu rằng, các biểu lộ
ấy của âm thanh, màu sắc, ánh sáng là giống như một giấc mộng hay một ảo
tưởng huyễn hoá và sẽ đạt được Phật tánh như Hoá thân.
Thiền giả
đã chứng ngộ rằng, mọi hiện tượng sanh tử và Niết bàn là kinh nghiệm tự
biến hiện của cá nhân (rang nang) sẽ hiểu rằng, các biểu lộ này của âm
thanh, màu sắc, ánh sáng là tự khởi vốn tự giải thoát và sẽ đạt được
Phật tánh như là Thân Yếu Tính.
Bởi thế,
con phải đi qua bardo bằng bất cứ pháp môn tu hành nào con đã có kinh
nghiệm và chứng ngộ trong đó.
Cuối cùng,
thế nào để tái sinh có năm điểm. Cách thế các nguyên tố tan biến và các
trạng thái tư tưởng dừng lại cũng giống như ở trước.
Thứ ba,
thân do thức dần dần được tạo thành qua tám duyên sanh(1): vô minh là
không nhận ra được rằng ánh sáng là sự tự biến hiện của chính con. Hành
(sự tạo lập) xảy ra, bởi sức mạnh của hành, khi năm prana gom lại và tạo
thành sự hiện hữu của sanh tử. Từ hành, thức trở nên rõ ràng hơn và sự
bám trụ vào một đối tượng xảy ra.
Tiếp theo
danh và tướng của trạng thái bardo sanh ra(2). Thức trở nên nhanh nhạy,
tạo thành các căn (giác quan). Xúc là khi các giác quan gặp một đối
tượng. Thọ là cảm giác sướng khổ. ái là khi do đó con khởi lên thích hay
ghét. Như thế tám yếu tố này tạo thành thân do thức sanh.[1]
Thứ tư,
thế nào kinh nghiệm bardo xảy ra: các tướng của thói quen và nghiệp biểu
lộ; như thế con kinh nghiệm sự du hành đến quê nhà đời trước và liên hệ
với mọi người thân quen bằng cái thức. Thức ăn và nơi ở của con thì bất
định, và thân thể bằng thức sống nhờ đồ cúng được đốt. Ngoài việc có thể
vào tử cung của người mẹ đời kế tiếp và đi đến toà Kim Cương, con có thể
di chuyển không chướng ngại. Thường trực sợ hãi, bị đe doạ và khủng
khiếp, con kinh nghiệm các cái thấy về quỷ ăn thịt, các thú dữ tợn, mưa
bão dữ dội và bão tuyết. Con tìm sự ẩn núp, trốn lánh bất cứ chỗ nào.
Các giác quan thông tỏ và khả năng của tâm thức thì toàn vẹn. Con có
thiên nhãn và có thể nhìn thấy các chúng sanh khác của cảnh giới bardo.
Thứ năm
thế nào tái sanh trở lại: sau khi sự tỏ rạng nhanh chóng của ánh sáng
căn bản đã lắng xuống, con kinh nghiệm năm con đường ánh sáng thông
thường(1). Vô minh câu sanh, làm cho không thể nhận ra tánh Giác sáng tỏ
này là khuôn mặt xưa nay của con. Vô minh thuộc về ý niệm là ý niệm hoá
tánh sáng tỏ, quang minh này thành một cái gì khác. Trụ vào các tướng
của cái khác đó, con tái sanh vào sáu loại chúng sanh, như một con hươu
mắc trong bẫy hay con ong kẹt trong một bông hoa.
Bám trụ
vào ánh sáng trắng, con sẽ sinh lại giữa các chúng sanh của địa ngục.
Bám trụ vào ánh sáng đỏ, con sẽ sanh lại làm ngạ quỷ. Đi vào trong ánh
sáng màu đen thì sanh làm thú vật. Đi vào ánh sáng màu vàng dẫn đến tái
sanh làm một con người. Và bám trụ vào ánh sáng lục dẫn đến tái sanh làm
thiên hay Atula. Vào lúc ấy con phải nhớ đến sự đau khổ của sáu loài
chúng sah và không trụ vào bất kỳ loại ánh sáng nào như vậy.
Thức trong
bardo dễ dàng đổi hướng. Thế nên, nếu con có thể ở trong sự tỉnh giác
chánh niệm, và phát khởi sự mong mỏi sâu xa đối với một cõi Phật như là
cõi Tịnh Độ con sẽ sinh về nơi ấy không một chút nghi ngờ.
Tsogyal
lại hỏi: Xin chiếu cố, thưa Đại sư! Hành giả chưa đạt đến an định có
phải nỗ lực để làm sạch các chướng ngại không? Làm thế nào để trừ sạch
các chướng ngại trên con đường?
Padmasambhava trả lời: Nghe đây Tsogyal! Trừ sạch các chướng ngại khỏi
con đường có bốn điểm: Trừ sạch chướng ngại của các kinh nghiệm tạm thời
về định, làm sạch chướng ngại bệnh tật đau đớn của thân, làm sạch chướng
ngại của tư tưởng ý niệm và chư thiên, quỷ ma trong tâm và làm sạch
chướng ngại của ô nhiễm tạm thời do hoàn cảnh xấu.
Thứ nhất,
làm sạch chướng ngại của các kinh nghiệm tạm thời về định: Hôn trầm
nghĩa là không thực hiện được sự tỉnh giác sáng tỏ, không ôm trùm nó
được với kinh nghiệm của quang minh. Hôn trầm trộn lẫn với giấc ngủ, là
do buồn ngủ.
Trạo cử
nghĩa là tâm thức động theo một đối tượng hay theo đuổi cái gì đó. "Động
theo" nghĩa là sự chú tâm không ở yên. Bị tán thất là để cho bị bắt lấy
vào trong sự tri giác về cái gì khác. Không an trụ là yên lặng một thời
gian ngắn nhưng không thể ở lâu dài. Thất niệm là sự chú tâm của con
chuyển động mà không được lưu ý trong khi con vẫn nghĩ rằng nó vẫn ở đó.
Trạo cử,
động lay có hai loại. "Động lay bởi cái khác" nghĩa là tâm thức động vì
hoàn cảnh nào đó. "Động lay bởi chính mình" là cảm giác vi tế của sự suy
nghĩ rằng "Yên tỉnh thật! Trong sáng thật" đi vào trong trạng thái thiền
định.
Hôn trầm
và trạo cử là các lỗi ban đầu khởi ra do thất bại trong tập trung và
trợt vào sự vô ký.
Khi cảm
thấy hôn trầm, hướng sự chú tâm đến trung tâm trái tim. Trụ tâm ở đó
trong khi thiền định nhất niệm và không xao động. Nhờ thế con sẽ không
rơi vào hôn trầm hay hôn mê mà vẫn tiếp tục trên con đường.
Khi cảm
thấy lay động, hướng sự chú tâm đến chỗ dưới rốn, trụ tâm ở đó và thiên
định không xao động. Qua việc này, con trở nên hoàn toàn nhất niệm và sẽ
không rơi vào các lỗi lầm động niệm hay thất niệm.
Tổng quát,
nếu sự chú tâm của con được nhất niệm và gom tụ rốt ráo, con không thể
bị hôn trầm hay trạo cử.
Bây giờ,
dùng cái gì có lợi cho định như là con đường chánh định tốt đẹp của lạc,
trong sáng và vô niệm; lòng từ, lòng bi hay sự từ bỏ, sự sùng tín mạnh
mẽ và trong sáng, tất cả đều có một kinh nghiệm về "vị" đi theo, cùng
với các chi tiết về thân và khẩu. Các kinh nghiệm này là khí prana, đi
qua miệng. Có sự nguy hiểm của sự làm mồi cho chấp ngã, thế nên trọng
yếu là bao trùm chúng với điểm then chốt. Với thái độ hiểu biết rằng
chúng là các kinh nghiệm tạm thời duyên khởi từ tâm nhị nguyên, hãy nhìn
vào yếu tính của từng cái. Duy trì trong sự liên tục nhìn thấy ấy mà
không trụ vào sự khó khăn cũng không tham đắm. Thế rồi, các kinh nghiệm
này hiện ra như là yếu tính của tánh Giác bất nhị. Hộ trì sự liên tục
này mà không bám níu vào hay nuôi dưỡng các kinh nghiệm tạm thời.
Nếu con
cảm thấy một kinh nghiệm phấn chấn phải cắt tức thời sự bám níu ấy. Nếu
con cảm thấy như muốn khóc, vì tâm bi mạnh mẽ dâng trào trong con, phải
hiểu rằng điểm then chốt của cái thấy là nhận ra tánh Giác. Chớ buông
thả trong kinh nghiệm mùi vị của nó, mà chỉ duy trì trong sự liên tục.
Kinh
nghiệm có thể làm một biến hiện ảo huyễn của một tinh linh gyalpo. Để
cho con không đắm mình trong sự nuôi dưỡng một hồn linh huyền ảo. Ta sẽ
dạy con các chỉ dạy cốt lõi về cách dùng các kinh nghiệm gây chướng ngại
như là những giúp đỡ cho định.
Bất kỳ cái
gì xảy ra bệnh tật, đau đớn, nhói tim hay mệt mỏi cùng cực, hãy hiểu nó
chỉ là một kinh nghiệm nhất thời. Chớ ngã lòng hay xem nó như là một sự
không may. Hãy để cho đối tượng được cảm nhận, tâm đang cảm nhận xảy ra
tự nhiên và được giải thoát. Chớ nhìn chúng như xấu hoặc tốt, mà để
chúng tự nhiên sanh khởi và giải thoát khỏi chúng.
Bây giờ,
Ta sẽ giải thích làm thế nào nâng cấp các kinh nghiệm này, để chúng siêu
vượt khỏi giúp đỡ hay làm hại. ở trong thức nền tảng a lại da, hiện
tượng của sanh tử hay Niết bàn, nằm yên hiện diện tự nhiên trong hình
thức của các hạt giống. Trong thân Kim Cương, chúng hiện tồn như là các
chủng tự kinh mạch và tâm prana. Bởi thế, khi con nhận ra khuôn mặt bổn
nhiên của trạng thái chân thật và thực hành trong khi vẫn áp dụng các
điểm then chốt của định, thì các thắt nút kinh mạch được cởi mở, tâm
prana được sáng tỏ, tập khí được tịnh hoá, và con nắm được sự bắt đầu
của những phẩm tính giác ngộ. Như thế, các kinh nghiệm của sanh tử và
Niết bàn sanh khỏi ra.
Nếu các
khí prana tìm ra một lối mở, chúng sẽ tuôn vào đó. Nếu con tạo ra một ý
niệm, các ma sẽ hiện ra. Nếu con bỏ mặc các kinh nghiệm với sự thản
nhiên, chúng sẽ không trở thành các phần tử của con đường.
Hãy hiểu
rằng các thứ xảy ra này là những kinh nghiệm tạm thời.
Chớ
nhìn cái gì như là một lầm lỗi. Chớ nhìn cái gì như là một đức hạnh. Tự
do với hy vọng, sợ hãi và nghi ngờ, tu hành trong sự để cho kinh nghiệm
tạm thời khởi sanh tự nhiên và được tự nhiên giải thoát. Trong cách này,
mọi kinh nghiệm trở thành sự nâng cấp các sự làm mạnh thêm.
Vào những lúc thực hành ẩn cư có khi tâm được mềm dẻo, có sự tiến bộ
trong tu hành tâm linh, thiền giả hứng khởi với các bài hát êm đềm. Có
khi tâm không thuần thục được, tu hành tâm linh giảm sút, chú tâm bị tán
loạn và thiền giả cảm thấy khốn khổ sâu xa.
Một số
kinh nghiệm cao và thấp, khởi sanh vào lúc tách lìa sanh tử và Niết bàn.
Thay vì cảm thấy thất vọng hay kiêu hãnh, hãy giữ mình vào điểm then
chốt là để sự vật xảy ra tự nhiên mà không dính mắc, như thế con sẽ có
thể đem chúng vào con đường.
Hãy hoàn
thành sự thực hành nhập thất không mệt mỏi và không lạc vào phóng tưởng;
thế rồi thứ gì cũng sẽ là một trợ đạo.
Thứ hai,
để tịnh hoá chướng ngại của bệnh tật và đau đớn của thân, có năm điểm:
căn cứ nơi đó bệnh tật trú ẩn, nguyên nhân để cho bệnh tật xảy ra, các
hoàn cảnh làm nó hoạt động các hậu quả chín muồi của nó, và cách thức
chữa lành nó.
Thứ nhất,
bệnh tật tiềm ẩn trong thức nền tảng, trong cách thức cấu tạo của các
kinh mạch và bởi các thói quen tập khí. Nó xảy ra vì nghiệp xấu tích tập
qua vô minh và chấp ngã. Nó được hoạt động bởi phiền não, tư tưởng, ý
niệm danh tướng, khí prana hay thần và quỷ. Hởu quả chín muồi của nó là
404 loại bệnh, dẫn đầu là nhiệt và hàn, đờm dãi, đau và sưng. Tóm tắt,
bệnh tật vô minh câu sanh là nhân chính và bệnh tật vô minh của thức
tạo thành ý niệm là duyên chính.
Mọi bệnh
tật có năm tác nhân: Nền tảng tiềm ẩn nghiệp xấu như là nhân, phiền não
như là duyên, tư tưởng ý niệm như là xâu chuỗi liên kết, khí prana như
là cái tập hợp qui kết, thần và quỷ là tác nhân phụ trợ.
Ví dụ, nếu
một bệnh hàn biểu lộ, nó được gây ra bởi tập khí tham ngủ ngầm trong
thức nền tảng, và được hoạt động bởi duyên và tham muốn mãnh liệt. Xâu
chuỗi liên kết được làm bằng tư tưởng ý niệm “Tôi bị bệnh! Tôi yếu rồi!
Tôi sẽ làm gì nếu nó tệ hơn?”. Điều này làm cho “khí đi xuống làm sạch”
bị lũng đoạn, mở ra cho sự tấn công từ loài âm của các thế lực xấu.
Tương tự,
hạt giống của sân như là nhân được hoạt động qua duyên là sân, mãnh liệt
liên kết với xâu chuỗi của tư tưởng ý niệm. Điều này làm cho khí quân
bình hoả bị lũng đoạn, mở ra cho sự tấn công từ loại dương của các thế
lực xấu, tạo thành các bệnh nhiệt.
Hạt giống
của si như là nhân được hoạt động bởi nhân là ngu si nặng nề, liên kết
với xâu chuỗi của tư tưởng ý niệm. Điều này làm cho “khí an trụ quân
bình” bị lũng đoạn, mở ra cho sự tấn công từ các “hồn linh của đất” ác
xấu. Nó sinh ra bệnh đờm dãi.
Hạt giống
của ghen ghét như là nhân được hoạt động bởi duyên là sự ghen tuông mạnh
mẽ, liên hệ với chuỗi của tư tưởng ý niệm. Nó làm cho “khí bổ trợ cho sự
sống” bị lũng đoạn, mở ra cho sự tấn công từ loài tsen của các thế lực
xấu, sinh ra bệnh đau đớn.
Hạt giống
của kiêu mạn như là nhân được hoạt động bởi duyên là sự kiêu căng mãnh
liệt, liên hệ với chuỗi tư tưởng ý niệm. Nó làm cho “khí đầy khắp” bị
lũng đoạn, mở ra cho sự tấn công của loài gyalpo của các thế lực xấu và
sanh ra bệnh sưng.
Vì nguyên
nhân là vô minh, con phải nhận biết trí huệ câu sanh để chữa các bệnh
này. Vì điều kiện là phiền não, con phải đặt sự chú tâm vào tính bình
đẳng. Vì mối liên kết là tư tưởng ý niệm, con phải cắt đứt sự trói buộc
của tư tưởng. Vì tác nhân gom góp của sự kết thành là khí, con phải chú
tâm vào điểm then chốt của khí. Sự nâng đỡ đằng sau là thần và ma quỷ,
con phải từ bỏ ý niệm về ma quỷ. Bằng cách làm thế con sẽ thoát khỏi
mọi loại bệnh tật.
Để chữa
lành tính chất của đau ốm có ba điểm: tốt nhất là để cho nó được vốn tự
giải thoát; tốt tiếp theo là từ bỏ những điểm quy chiếu liên hệ đến sự
trừ tà hay thiền định; cuối cùng là chữa bằng quán tưởng.
Với cái
thứ nhất: chớ dùng ngay cả chỉ một liều thuốc. Chớ tụng hát một âm nào
của lễ chữa bệnh. Chớ nhìn đau ốm như là một lỗi lầm, hãy nhìn nó như
một đức hạnh. Để cho tâm con không tạo tác và tự nhiên. Hoàn toàn buông
xả trong trạng thái vô niệm tự nhiên của tính đơn giản. Làm thế, dòng ý
nghĩ danh tướng bị cắt đứt; tánh Giác tự do với tư tưởng hiện lên và đau
ốm được sạch mất. Sự đau ốm và tư tưởng được giải thoát đồng thời.
Nói thế
nghĩa là trong thời các sơ khởi, chớ theo đuổi sự đau ốm. Trong thời
chính phần, chớ trau dồi theo sự đau ốm. Trong thời kết thúc, chớ trụ
vào cảm giác đau ốm. Qua đó, con sẽ cởi mở đau ốm cũ và không bị làm hại
bởi đau ốm mới.
Với cái
thứ hai, trừ tà hay thiền định, có ba phần: chuyển hoá đối thủ, cắt trực
tiếp và làm quân bình.
Thứ nhất,
nhìn đau ốm với lòng biết ơn, nghĩ đi nghĩ lại: “Tuyệt vời biết bao, nhờ
vào ngươi đau ốm, mà ta có thể cắt đứt con quỷ ý niệm!”. Để cho tâm con
được hân hoan; dùng các thực phẩm làm chướng ngại đau ốm, và hành động
trong cách ngược lại đối với nó.
Tiếp theo, ăn một ít chất thơm đặc còn tươi, còn ấm nhưng không hấp.
Uống một tí chất thơm lỏng nồng và ấm. Bằng cách thiền định về khí
prana, căn bệnh trong phần trên thân bị trục xuất ra ngoài, và căn bệnh
trong phần dưới bị xổ thoát ra. Tiến trình làm lành bệnh này là y khoa
của sự cắt đứt.
Thứ hai,
để cắt đứt trực tiếp, hãy biểu lộ một bộ mặt rạng rỡ và dừng lại sự thở
than. Về tâm thức, cắt trực tiếp các lo lắng, hy vọng và sợ hãi khi nghĩ
rằng: “Tôi đang đau ốm, hay nếu tôi chết, tôi sẽ phải làm gì?” Với sự
dửng dưng toàn diện, hãy ném xa các lo lắng này.
Thứ ba,
để làm cân bằng, con phải dùng sự bất hạnh như con đường của con ngay
khi nó khởi ra. Làm sáng tỏ sự tỉnh giác của con và tự nhớ đến thực hành
tâm linh. Chớ thiền định về một quán tưởng, để đối trị với đau ốm, chớ
áp dụng bất kỳ lễ nghi chữa bệnh hay thuốc thang gì, mà hãy nhìn vào cái
người cảm thấy bệnh! Bằng cách ở trong trạng thái liên tục này, khi một
kinh nghiệm xảy ra, nó tự tan biến mất và khi sự chứng ngộ xảy ra, nó
hiện lên như là tánh Giác trống không. ít ra con sẽ không phải khốn khổ
vì ý tưởng cảm thấy đau ốm.
Cuối cùng,
để chữa lành bằng cách quán tưởng, hãy vận hành Bồ đề tâm, dùng thế ngồi
kiết già và quán tưởng chính mình như là hoá thần Bổn tôn. Tưởng tượng
một chữ Hung xanh đậm trong trung tâm trái tim, cỡ bằng hạt lúa mạch.
Nếu bệnh nhiệt, tưởng tượng một chữ Hung màu trắng cỡ bằng hạt lúa
mạch, khởi từ chữ Hung trong trung tâm trái tim và xoay vòng xuyên qua
phần trên của thân. Nó hoàn toàn rút ra hết các bệnh tật, giống như một
cục nam châm hút các cây kim. Thoát lên từ đỉnh đầu con, nó tan biến vào
không gian. Quán tưởng như thế, rút khí lên phía trên.
Nếu là
bệnh hàn, tưởng tượng một chữ Hung màu đỏ cỡ bằng hạt lúa mạch, xuất
hiện từ chũ Hung trong trung tâm trái tim và xoay vòng xuyên qua phần
dưới thân. Thoát ra qua cửa phía dưới, tưởng tượng rằng nó biến mất vào
trung tâm trái đất.
Nếu con
đau trong tay và chân, như nóng hay sưng, quán tưởng một chữ Hung màu
đen ở chỗ đau. Tưởng tượng rằng nó gom cái đau lại và rời khỏi qua chỗ
nóng hay ra ngoài qua đầu ngón tay.
Đối với
bệnh không chẩn đoán được, tưởng tượng rằng một chữ Hung xanh đậm xuất
hiện từ chữ Hung trong trung tâm trái tim.Nó gom lại tất cả bệnh tật
khắp thân và tan biến vào không gian sau khi qua lỗ mũi.
Tổng quát,
khi ở trong tính bình thản, tâm con hoàn toàn trở thành tinh chất của vô
niệm. Con phải buông bỏ mọi lưu tâm tự do khỏi nghi ngờ và do dự về cái
được tẩy trừ hay quán tưởng. Sự quán tưởng và tâm con phải là một. Điều
quan trọng là nương dựa và tập trung vào ba điểm này.
Bây giờ,
làm sao để tống xuất chướng ngại của một tâm trí chứa chấp những tư
tưởng về thần và quỷ. Khi con đã có những kinh nghiệm thường xuyên, nhờ
vào sự liên kết giữa cấu trúc các kinh mạch và sự chuyển hướng của dòng
tư tưởng(1). Con sẽ bị tấn công bởi các trò biến hiện huyễn hoặc của các
năng lực, gọi là ma quỷ và cảm thấy nghi ngờ. Khi tư tưởng sợ hãi và
khủng khiếp khởi lên, nhận chân chúng một cách nhanh chóng và đưa chúng
vào con đường. Nếu con để chúng chạy rong hay rơi vào quyền lực của
chúng, chúng sẽ trở thành một cản trở cho sự tu hành của con.[1]
Hơn nữa,
trừ phi con nắm được mọi thứ chướng ngại cao hay thấp để dùng như con
đường của mình, còn không nó sẽ trở lại với sức mạnh hơn, và trở thành
một cản trở cho tu hành. Thật cần yếu dùng các chướng ngại như con
đường.
Căn bản,
để vượt qua sự nhiễm ô nguy hiểm của ý nghĩ mình, phải đem các chướng
ngại vào con đường. Các kinh nghiệm về năng lực xấu hay trò biến hiện
huyễn hoá đều được kinh nghiệm trong tâm lầm lạc của con. Thật sự không
có “thần” hay “quỷ” nào ở ngoài con. Ngay khi con kinh nghiệm các năng
lực xấu và các trò biến hoá, hãy áp dụng điểm trọng yếu là hiểu rằng
chúng không có thực thể nào cả, vì chúng không có sanh, trụ và diệt. Khi
nào một sự tấn công ảo hoá xảy ra, hãy ngồi thiền, giữ thẳng cái nhìn và
nhìn vào bản chất của nó. Rồi tư tưởng hiện lên như cái biết trống
không. Ngay lúc ý nghĩ con hướng về trong tánh Giác trống không, con có
sự can đảm, tự tin nó cắt đứt hoàn toàn sợ hãi và khủng khiếp.
Ngay nếu
lũ ma bao quanh con như một đạo quân, chúng sẽ không thể làm động một
sợi tóc trên thân con; cũng chẳng thể tạo ra cản trở nào. Giữ sự tự tại
nghĩ rằng: “Tôi không thể bị hại bởi bất kỳ cản ngại nào!” Nhút nhát
nghĩ rằng: “Không biết tôi có gặp trở ngại nào nữa không?”. Chỉ tạo ra
sự chào mời cho ma quỷ.
Mọi kinh
nghiệm về quỷ thần, đều chính là ý nghĩ danh tướng của con kết thành
hình thể. Chúng không có ngay cả một vi trần hiện hữu ngoài chính tâm
con. Hãy cắt đứt dòng tư tưởng ý niệm! Hãy đem cho các uẩn của con như
quà biếu cho một bữa tiệc! Cho Pháp thân con như là thức ăn! Hãy vất bỏ
chấp ngã! áp dụng điểm trọng yếu và thực hành.
Bây giờ,
làm sao để trừ sạch những chướng ngại của ô nhiễm tức thời (drib): Con
trở thành ô nhiễm do sự gặp gỡ hay chia phần với các bạn bè họ đã xâm
phạm lời thệ nguyện samaya của họ, làm hư giới luật hay mắc vào những
việc làm xấu; do tiếp xúc với người bệnh cùi, người mà vợ hoặc chồng vừa
mới chết, hay người có trí óc quỷ quái; hay do ở trong một ngôi nhà có
ác nghiệp, có ma quỷ, có kẻ thù, hay sự xấu xa về đạo đức. Con trở nên
bị bôi bẩn khi ăn thức ăn có được qua sự thù địch, hay từ đạo đức xấu,
từ ác nghiệp. Thân thể con bèn khó chịu, định bị yếu đi, các Hộ pháp
không bằng lòng.
Dờu hiệu
các samaya và giới luật của con bị tổn hại là nằm mơ thấy bị rơi xuống,
hay đi xuống. Khi dơ bẩn bởi bạn bè, con mơ thấy các chúng sanh bị bôi
dơ bằng thứ ô uế của người khác. Khi dơ bẩn bởi chỗ ở, con mơ thấy đi
vào một căn phòng dơ dáy. Khi dơ bẩn bởi thức ăn, con mơ thấy đang ăn
thứ dơ bẩn.
Cách tốt
nhất để sửa chữa điều này là bằng sự trao truyền pháp lực và Sadhana;
tốt tiếp theo là bằng Thần chú Đà la ni; và tốt thứ ba bằng các lễ tẩy
tịnh. Bằng mọi cách hãy cố gắng tốt nhất để trừ sạch ô nhiễm.
Tsogyal
lại hỏi: Xin chiếu cố, thưa Đại sư! Làm thế nào một thiền giả có được sự
nâng cấp, sự tăng tiến qua việc trừ khử các chướng ngại ra khỏi con
đường?
Đạo Sư trả
lời: Tsogyal! Có sự nâng cấp, tăng thêm trên con đường có ba điểm: Bỏ đi
các lỗi lầm ngăn chặn sự nâng cấp, đặt nền móng cho sự nâng cấo và nỗ
lực trong các phương pháp cho sự nâng cấp xảy ra.
Thứ nhất,
gốc rễ của các lỗi không gì khác hơn là chấp ngã, cái thái độ của sự an
trụ sai lầm, thế nên hãy cắt đứt các ràng buộc của chấp ngã. Ném xa sự
trụ tâm vào kẻ thù hay bè bạn! Hãy bỏ những mối quan tâm trần thế! Từ bỏ
các theo đuổi vật chất! Dấn thân vào không gì khác hơn Pháp từ cốt lõi
của lòng mình!
Đúng như
một hạt giống không thể tăng trưởng trên đá, sẽ không có sự tăng tiến
nào nếu không bỏ đi lỗi lầm chấp ngã. Bởi thế, con hãy từ bỏ gốc rễ của
mọi tội lỗi là chấp ngã.
Thứ hai,
để đặt nền móng cho sự nâng cấp, kiên trì trong bất cứ con đường gì con
đã đi vào và cố gắng hiển lộ vài phẩm chất. Dấn thân vào nhiều thực hành
mà không tu tập một thứ sẽ không mang đến kết quả. Hãy hiểu điểm then
chốt đi vào và ra khỏi con đường: Đi vào trong bất cứ con đường nào mà
con có kinh nghiệm và ra khỏi các thứ thực hành khác! Chú tâm hoàn toàn
cho đến khi con ổn định trong thực hành đó. Con không thể nắm được một
con đường cao hơn, nếu không dựa vào một con đường ở dưới. Tu tập như
thế, giống như trồng những hạt giống tốt trên đất màu mỡ, con sẽ có được
kinh nghiệm, thấy ra yếu tính của con và tiến bộ. Tóm tắt, sự tu hành
mãnh liệt là căn cứ cho các phẩm chất xuất hiện.
Thứ ba,
về sanh ra sự nâng cáp, có hai điểm: nâng cấp con đường đặc biệt mà con
đang đi, nâng cấp kinh nghiệm và chứng ngộ mới khởi.
Nếu con không có tiến bộ nào khi thực hành một lời dạy về phương tiện
(upaya), thì những phương tiện đã trở nên một chiều, do vì bám trước vào
tướng và các thuộc tính. Hãy làm nảy sinh sự nâng cấp bởi trí huệ
(prajna), khi hiểu rằng mọi hiện tượng đều vô tự tánh.
Nếu con
không tiến bộ khi thực hành một lời dạy về trí huệ (prajna),t hì trí huệ
đã trở thành một khuyết điểm, bởi vì sự bám trước một chiều vào tánh
Không. Hãy chú tâm vào điểm then chốt “nhân quả” và làm nảy sinh sự nâng
cấp qua các lời dạy về phương tiện thiện xảo (Upaya).
Cùng cách
ấy, không tiến bộ khi thực hành Shamatha (chỉ) là vì lỗi không hiểu
trạng thái bổn nhiên. Làm sanh sự nâng cấp nhờ vào Vipashyana (quán), sự
nhận ra trạng thái chân thật.
Không tiến
bộ khi thực hiện quán là do khuyết điểm thời gian an định quá ngắn ngủi.
Hãy làm nảy sinh sự nâng cấp nhờ chánh niệm vững chắc vào chỉ. Cũng thế,
hãy nguyên lý đồng đẳng này (chỉ và quán) với mọi loại trạng thái của
thiền đình và sau thiền định.
Đây là
điểm then chốt để làm nảy sinh sự nâng cấp, tăng tiến trong mọi loại
thực hành hằng ngày.
Thứ hai,
để nâng cấp cái mới sanh kinh nghiệm và chứng ngộ, có sự nâng cấp qua
phiền não và sự nâng cấp qua tư tưởng niệm.
Đối với
cái thứ nhất, không có ai không có phiền não, nhưng nếu con lạc vào sự
bám chấp sâu nặng, các xúc động sẽ không trở thành phần tử của con
đường. Đối với điều này, có ba điểm: các khuyết điểm không làm được như
vậy và cách làm điều đó.
Thấy người
nào hay phi nhân đẹp, tâm con bị choáng váng vì tham muốn. Các khuyết
điểm là vì tham muốn tăng lên, con tạo ra nghiệp xấu, bị bịnh hàn, bị
tấn công bởi các lực lượng âm xấu xa (dện) và trong tưưong lai bị thai
nghén trong tử cung. Như thế chắc chắn con sẽ bị thuộc vào vòng nghiệp
quả.
Các phẩm
chất tốt đẹp là con có thể thu hút, hấp dẫn người và phi nhân như con
muốn, làm nảy sinh định của tánh. Không lạc phúc, thoát khỏi bịnh hàn,
được các loài bảo vệ giới nữ đi theo và cuối cùng tái sinh ở cõi Cực
lạc.
Khi con
cảm thấy ham muốn mạnh mẽ, nó có thể được dùng như con đường tại ngay
chỗ ngồi này, trong cùng thời công phu này. Chó ném hòn đá vào mũi con
heo!(1). Hãy chùi sạch ngọn nến khi nó còn nóng! Hãy giết kẻ thù của
con khi con bắt được hắn!
Tulkku
Urgyen Rinpoche giải thích rằng mũi con heo là điểm nhạy cảm nhất trên
thân thể nó; đụng vào đó làm cho nó chạy mất. Các phản ứng của hoặc là
tội lỗi và đè nén hay của sự dấn mình mù quáng trong một xúc cảm; cả hai
đều là “đánh vào mũi con heo”, bởi thế mất đi cơ hội để nhận ra bản tánh
của xúc cảm.
Trước tiên, hãy để cho ham muốn tăng đến mức đầy đủ của nó. Rồi, trước
khi gây ra bất cứ nghiệp gì, hãy đem nó vào con đường. Vì chính tâm con
làm vững chắc sự ám ảnh của ham muốn. Khi nhận dạng của tâm thái này
hiện lên như tánh Giác bị méo mó, sự trùng hợp tốt đẹp được hình thành
trọn vẹn. Nếu không có cái nền tảng tánh Giác bổn nguyên này, ham muốn
không thể trở thành con đường; cũng như một sự phản chiếu không thể thấy
được trừ phi tấm gương hết bẩn. Sức mạnh của phiền não phát triển hoàn
toàn. Khi cảm xúc được kinh nghiệm trong trạng thái của tánh Giác bổn
nguyên, không nghiệp nào được tạo ra. Nó được đưa vào con đường mà không
cắt đứt nó với bất kỳ tư tưởng nào khác, giống như hòn đã của triết gia.
Cách hiện
thực để đem nó vào con đường là nhìn vào nhân dạng của ham muốn, và để
nó trong trạng thái bổn nhiên. Thế rồi nhân dạng của nó hiện lên sống
động như là tánh Giác vô niệm, trong đó Lạc và Không thì bất nhị.
Thêm nữa,
khi con tu hành như thế, hãy đem ham muốn vào con đường nhờ vào từ – bi
và Bồ đề tâm. Trước tiên, hãy vận hành tâm thái giác ngộ; tiếp theo,
thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức; và cuối cùng, hãy niêm phong bởi sự
hồi hướng. Bằng cách vận hành Bồ đề tâm, xúc động của con trở thành con
đường của sự giác ngộ. Bằng cách ở yên trong một trạng thái không tạo
tác, chứng ngộ sanh ra. Và bằng cách niêm phong với hồi hương đức hạnh
được hoàn mãn.
Hãy tu
hành không phóng tâm theo cách này với mỗi trạng thái tư tưởng, từ lúc
nó nảy sanh cho đến khi nó được dem vào con đường. Chỗ bị ngắt bởi các
tư tưởng khác, từ khi vận hành Bồ đề tâm đến lúc niêm phong với sự hồi
hướng: nếu con bị ngắt quãng, nó không trở thành con đường.
Cũng cùng
điểm then chốt như thế, trong trường hợp các xúc động khác như giận dữ,
mờ tối, kiêu căng, ghen ghét. Hãy đem chúng không xao lãng vào con
đường; thế rồi để cho nhân dạng hiện lên như tánh Giác bổn nguyên. Hãy
để cho chúng phát triển đầy đủ, sức mạnh mà không tạo một nghiệp mới
nào.
Thứ hai,
nâng cấp tăng tiến qua suy nghĩ ý niệm, có hai phần, tư tưởng tốt và tư
tưởng xấu. Loại thứ nhất là khi con có “một kinh nghiệm tốt” tạm thời về
các trạng thái phấn khởi của tâm, nhận một sự báo trước của một hoá
thần, hay có những dấu hiệu nổi bật tốt lành. Rồi con xem cái sự xảy ra
đó như là điều gì tuyệt hảo, ngắm nghía các phẩm chất tốt của chúng,
thưởng thức hương vị của chúng. Nếu con cố gắng phát triển kinh nghiệm,
nó biến mất. Nếu con thản nhiên với nó, thì không có sự nâng cấp.
Để làm
sanh ra sự nâng cấp, chớ buông thả trong một trạng thái tư tưởng “tốt”,
chớ bám níu nó như là một phẩm chất tốt và chớ nếm hương vị của nó. Điều
con nhìn như là “tốt” chỉ đến từ tâm con. Dùng phương pháp đã giải thích
ở trên đem nó vào con đường mà không bị xao lãng bởi các tư tưởng khác,
cho đến khi nhân dạng của chúng hiện lên như tánh Giác bổn nguyên.
Loại kia
là các kinh nghiệm không mong muốn, sự khuấy động của trí óc, hay một sự
tấn công ảo hoá của ma quỷ. Thông thường con nhìn các trường này như thứ
gì tiêu cực, xem chúng như là lỗi lầm và thưởng thức hương vị của chúng:
làm thế, chúng trở thành chướng ngại. Chớ chối bỏ tư tưởng xấu, chớ nhìn
chúng như là tai hại, chớ buông thả trong chúng. “Xờu” chính là sự sáng
tạo ảo hoá của tâm con. Hãy đem nó vào con đường như đã tả ở trên, cho
đến khi nhân dạng của chúng hiện lên như tánh Giác bổn nguyên.
Các chủ đề
đến đây là những thứ cần thiết trọn vẹn cho con đường của một thiên giả.
Bây giờ,
về quả của sự thành tựu con đường, có bốn điểm. Thứ nhất là cách làm
việc cho lợi lạc của chúng sanh; thứ hai là cách tâm trí huệ tồn tại;
thứ ba là cách nhìn những người cần được hoá độ qua tâm Đại bi; và thứ
tư là sự bác bỏ các tà kiến về người khác.
Thứ nhất,
khi các nhiễm ô che tối con đường đã được làm sạch, con chứng ngộ trạng
thái bổn nguyên vốn sẵn. Điều này có bốn phương diện: ý nghĩa, dấu hiệu,
nhân dạng và cách biểu lộ. Năm thân là nền tảng. Năm đường lối của lời
nói truyền thống sự hiểu biết. Năm cách của tâm là không ý niệm. Năm
phẩm chất làm tròn đủ các nhu cầu. Và năm hoạt động chúng vận hành cho
lợi lạc của người khác.
Thứ nhất
là năm thân. Pháp thân (Dharmakaya) thì vô sanh, thanh tịnh vô ngại, và
hoạt động như là nền tảng của bốn thân trí tuệ. Báo thân (Sambhogakaya)
là tánh Giác bổn nguyên của các phẩm chất viên mãn (sam) nó hưởng thụ
(bhoga) sự đa thù của hiện tượng mà không trụ. Nó hoạt động như là nền
tảng của các xuất hiện Hoá thân. Hoá thân (Nirmarakaya) hoá hiện
(Nirmana) một cách huyễn ảo phù hợp với tính khí của những người cần hoá
độ, mà không rời lìa Pháp thân. Nó hoạt động như là nền tảng cho các
phẩm chất trí huệ, chúng được phô diễn trong bất cứ cách nào cần thiết,
cho những người cần được hoá độ. Vajrakaya (Kim cương thân) là tánh Giác
bổn nguyên, tánh Không và tánh Giác không thể phân chia nó biểu lộ tánh
Như. Abhisambodhikaya là tính không sợ, vô uý, không phân chia, thường
hằng trong yếu tính. Nó tự nhiên thấu hiểu mọi hiện tượng như là tánh
Giác bổn nguyên, vô sở trụ, thông tỏ tự nhiên.
Thứ hai là
năm cách của lời. Lời tối hậu của Pháp thân, cái được biểu lộ là tánh
Giác thanh tịnh rốt ráo, nó làm nền tảng cho mọi tự tưởng và diễn tả.
Lời tượng trưng có định hướng của Báo thân là tánh Giác bổn nguyên,
truyền thông ý nghĩa bằng cái nhìn thấy hình tướng. Lời nói của Hoá thân
la tánh Giác bổn nguyên, nó truyền thông với sáu loại chúng sanh, nhờ
sáu mươi phương diện của tiếng nói du dương. Nó đem đến sự hiểu biết cho
ý nghĩa mỗi chữ trong kinh nghiệm của người được giáo hoá. Lời của trí
huệ Kim cương là tánh Giác bổn nguyên, truyền thông sự hiểu biết về tánh
Không bất nhị có thể nghe được. Lời Abhisambodhi của sự giác tự nhiên
thông tỏ là tánh Giác bổn nguyên, nó thấu hiểu mọi âm thanh là tánh Giác
và nó soi sáng ý nghĩa qua các ban phước chưa đủ trí huệ có năm khía
cạnh của tâm.
Thứ ba là
năm đường lối của tâm giác ngộ. Tâm của đại học là tánh Giác vô niệm
của tự tánh Không. Tâm của vô niệm là tánh Giác bổn nguyên, nó nhận biết
mà không danh tướng hoá hiện tượng. Tâm của tính bình đẳng là tánh Giác
bổn nguyên, tánh bất nhị của mọi hiện tượng. Tâm Kim cương là tánh Giác
bổn nguyên, trong nó mọi hiện tượng là sự bất nhị của hình tướng và tánh
Không. Tâm giải thoát chúng sanh, hoạt động vì sự lợi lạc cho các chúng
sanh nhờ bốn hoạt động không vướng mắc.
Thứ tư,
năm phẩm chất là cõi, cung điện, tia sáng, ngai và đồ trang sức. Cõi của
Pháp thân là Hư không vốn thanh tịnh của pháp giới. Cõi của Báo thân là
“Luân xa ánh sáng” của quang minh bổn nhiên. Cõi của Hoá thân là thế
giới Ta bà nghìn tỷ.
Cung điện
đối với Pháp thân là pháp giới của Akanishtha; đối với Báo thân là tánh
Giác bổn nguyên của kinh nghiệm cá nhân; và đối với Hoá thân nó là Mạn
đà la nảy sanh từ kinh nghiệm cá nhân.
Các tia
sáng đối với Pháp thân là các tia hào quang của năm trí huệ. Đối với Báo
thân, chúng là sự chói sáng tự nhiên của trí huệ, nó soi sáng với ánh
sáng năm sắc. Được dạy rằng Hoá thân có 60 tỷ tia sáng chiếu từ mỗi phần
của thân thể.
Ngai cho
Pháp thân là ngai của cái thấy nhất như; cho Báo thân là trí huệ nhất
như; và cho Hoá thân là Đại bi nhất như.
Về đồ
trang sức, Pháp thân có đồ trang sức của sự thanh tịnh vô sanh. Báo thân
có đồ trang sức của sự thông tỏ tự nhiên bất đoạn, các tướng chánh và
sư phụ siêu phàm, mười trang sức tượng trưng: Vương miện, khuyên tai,
chuỗi hạt dài và ngắn, vòng đeo tay, hai vòng cổ tay và hai vòng cổ
chân, một chuỗi đeo cổ dài. Đồ trang sức của Hoá thân là 32 tướng chánh
và 80 tướng phụ thông thường. Các phẩm chất của thân Kim cương và thân
Abhisambobhi không được đề cập đến.
Năm hoạt
động là: làm yên nghiệp và phiền não; làm tăng thêm tuổi thọ, công đức
và trí huệ; thu hút tâm, sự tỉnh giác mọi hiện tượng của sanh tử và Niết
bàn; trừ khử bất cứ thứ gì ách tắc; và hành động trực tiếp nó thực hiện
trạng thái bổn nhiên.
Bây giờ,
về cách hành động cho sự lợi lạc của chúng sanh, có ba phương diện: hành
động với một chỗ nương dựa, hành động không có một chỗ nương dựa, và
hành động bằng bản tánh.
Hành động
với một chỗ nương dựa nghĩa là hoạt động cho lợi lạc của chúng sanh,
trong sạch qua Báo thân và cho các chúng sanh không trong sạch qua Hoá
thân, với căn cứ là tánh Giác Vô nhị của Pháp thân. Đây là cách xác định
rằng trí huệ là có mặt.
Hành động
không có một chỗ nương dựa nghĩa là hoạt động cho lợi lạc của chúng
sanh, bằng cách xuất hiện như hai sắc thân ở trong tri giác của người
được hoá độ. Dù cho trạng thái giác ngộ của Phật tánh, không có cái trí
huệ bị giới hạn trong một cá thể vật chất. Đây là đường lối xác định
rằng trí huệ là vắng mặt.
Hoạt động
cho lợi lạc của chúng sanh bằng bản tánh, nghĩa là hoạt động qua sự biểu
lộ tự tánh của mọi sự nó là “không có gì cả” và tuy nhiên hiển lộ trong
bất kỳ cách gì có thể. Đây là đường lối của tính bất nhị (của hai lối
trên).
Giải thích
thêm “người hành động” là năm thân hiện diện tự nhiên gọi là Vajradhara.
Năm thân này chính là sự phân chia của các phẩm chất; chúng không phải
là năm thực thể cụ thể, riêng biệt. Thân Kim cương và thân Abhisambodhi
là tên để gọi các phương diện của ba thân, trong khi Pháp thân, Báo thân
và Hoá thân là các thân hiện thực.
Pháp thân
là phương diện của sự chứng ngộ cho sự lợi lạc của chính mình, không
hành động cho lợi lạc của chúng sanh. Nhưng hai sắc thân hành động cho
phúc lợi của người khác. Điều này nghĩa là Báo thân hành động cho các
chúng sanh trong sạch như là các Bồ Tát của Thập địa, trong khi Hoá thân
hành động cho lợi lạc của sáu loại chúng sanh bất tịnh.
Hoạt động
vị tha trong những đường lối bất khả tư nghì, là những căn cứ mười hai
công hạnh của Pháp thân. Sáu thần thông của tâm và Bốn vô lượng tâm.
Các đường lối hoạt động, khi chia ra là mười hai phương diện của lời tối
thượng; khi cô đọng lại, chúng là ba tạng kinh điển; khi xem là phương
thuốc, chúng là sự tịnh hoá chữa lành; khi xem theo nhân và quả, chúng
là các thừa của Mật và Giáo.
Chư Phật
thường trụ như là trạng thái căn bản của tâm trí huệ, nó là sự không thể
phân chia của hai đế (Chân đế và tục đế). Không rơi vào bất cứ thiên
lệch nào, tự do khỏi đồng và dị. Quả tối hậu là chứng ngộ và an trụ
trong tánh Giác bổn nguyên, vốn không chia biệt với tâm trí huệ toàn
giác của các bậc giác ngộ. Không trụ trong bất cứ biên cực nào, tự do
khỏi ít và nhiều, siêu việt đồng và dị.
Trạng thái
căn bản của tâm trí huệ này vượt ngoài đơn giản, vì hai mươi lăm thuộc
tính của quả, biểu lộ từ các phương diện các phẩm chất của Phổ Hiền. Nó
vượt ngoài đa thù, vì sự biểu lộ hai mươi lăm thuộc tính này của quả,
đều được chứa đựng trong tánh Giác tự hữu đơn nhất của tâm Phổ Hiền. Hơn
nữa tâm trí huệ thì vượt ngoài đơn nhất, bởi vì nó xuất hiện như là Chư
Phật của ba thân, trong tri giác của những người được hoá độ. Nó cũng
vượt ngoài đa thù, vì chúng là các thực thể thật sự có chất, nhưng là
một trong tánh Không và không có bản ngã.
Nếu tâm
trí huệ là thực sự đơn nhất, thì sự chuyển hoá của các trạng thái tư
tưởng sẽ là giả. Nếu nó thực sự là các thực thể khác biệt, thì một vị
Phật sẽ không biểu lộ trong các hoá hiện vô số. Bởi thế, nó thường trụ
thoát khỏi đồng nhất hay dị biệt.
Đường lối
nhìn những người cần hoá độ và bác bỏ tà kiến như sau. Cái được thấy là
các tính khí của những chúng sanh cần hoá độ. Cái nhìn thấy là Đại bi
của Phật Pháp. Cách nhìn có ba phần: Trí huệ thấu suốt bản tánh của sự
vật, thấy rằng mọi hiện tượng không sanh khởi. Trí huệ thấu suốt mọi
hiện hữu, thấy rằng mọi hiện tượng là không diệt mất. Trí huệ thấu suốt
tánh bất nhị, thấy rằng mọi hiện tượng là bất nhị.
Bây giờ,
ta sẽ bác bỏ các tà kiến về người khác(1). Hãy xem xét điều này: các đối
tượng được thấy, các hình tướng tính khí của chúng sanh, có hiện hữu
trong kinh nghiệm của một vị Phật không? Nếu chúng hiện hữu, các kinh
nghiệm lầm lạc ấy phải là các thực thể có thật, bởi vì chúng xuất hiện
trong một kinh nghiệm chân thực. Bởi thế, chúng phải rốt ráo là giả. Nếu
chúng không hiện hữu, thế là tri giác của một vị Phật phải sai lầm, bởi
vì thấy một cái gì không có. Điều này giống như nhãn thức nhận ra hai
mặt trăng, bởi vì nhìn các thực thể hiện hữu một cách chấp chặt(2). Vì
điều này nhất thiết không xảy ra, nên hai chân lý là rốt ráo không thể
phân chia.
Emaho!
Đây là
pháp bí mật, không gì sánh của Tối Thượng thừa.
Tinh yếu
chân thật của liễu nghĩa,
Con đường
ngắn để đạt Phật tánh trong một đời.
Sau khi
tiếp xúc với nó, những người theo lời chỉ dạy của Ta
[1]
Là những
người phước đức, những đứa con ruột của Uddiyana!
Kho tàng
Ngọc quý để trừ bỏ chướng ngại
Là một
ngọn đèn chính yếu và sáng tỏ, như ánh sáng
Của mặt
trời và mặt trăng, soi sáng giai đoạn thành tựu.
Trong thời
tương lai một Thiền giả tiền định ẩn danh
Sẽ gặp các
giáo huấn cốt lõi này.
Thế nên,,
Tsogyal! Hãy cất giấu chúng như một kho tàng Terma!
Mười hai
Thiên nữ Tenma! Hãy giữ gìn giáo lý này!
Sáu trăm
ba mươi năm kể từ bây giờ,
Một con
người tiền định của loài hung dữ họ cai quản các Terma,
Sẽ xuất
hiện từ phương Đông; hãy giao phó nó cho người ấy!
Khi con
người tiền định ấy tiếp xúc với các lời dạy này,
Người ấy
không phát lộ chúng một cách khinh xuất,
Mà sẽ chỉ
dạy sau khi khảo sát người xứng đáng.
Như thế
Ngài đã nói.
Bà
Tsogyal! Cất giấu lời dạy này trong một kho tàng màu trắng bằng ốc tù
và, trên sườn núi phía Bắc, nó giống như một đống rắn độc.
Bản văn
này được khám phá ra bởi Rigbzin Gokyi Demtru Chen, vị Vidydhara với bộ
lông kên kên, từ trong kho tàng màu trắng bằng ốc tù và, trên sườn núi
phía Bắc, nó giống như một đống rắn độc.
Samaya,
ấn, ấn, ấn.
Khai thị
thực hành phật pháp
như thế
nào cho đúng
Padmakara,
Đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây Tạng. Ngài
ban nhiều lợi dạy cho vua, các lãnh chúa và các thiện nam tín nữ nơi
phần phía đông của chánh điện. Vì họ không hiểu chính xác, Ngài lập lại
lời khuyên bảo này.
Đạo sư Padma nói: Dầu ta dạy nhiều bao nhiêu, dân Tây Tạng cũng không
hiểu; thay vào đó, họ chỉ dấn mình vào các việc tồi tệ. Nếu các ông muốn
thực hành giáo pháp từ trong cốt lõi của lòng mình, hãy làm thế này:
Là một Cư sĩ Phật giáo không có nghĩa là chỉ giữ gìn bốn giới căn bản;
mà có nghĩa là vất bỏ các hành động xấu ác. Là một Sa di không có nghĩa
là chỉ thừa nhận một bề ngoài trong sạch; mà có nghĩa là thực hành đức
hạnh một cách đúng đắn. Là một Tỳ kheo không có nghĩa là chỉ kiểm soát
thân khẩu ý trong hoạt động thường nhật và bị cấm làm mọi thứ; mà có
nghĩa là đem mọi nguồn gốc của đức hạnh vào con đường Đại giác ngộ.
Là giới
đức không đơn giản chỉ là mặc y vàng; mà có nghĩa là sợ sự chín thành
của nghiệp. Là một người bạn đạo không có nghĩa là có một thái độ có
phẩm giá; mà có nghĩa là một người bảo bọc vinh quang cho bất kỳ ai. Là
một thiền giả không chỉ có nghĩa sống một cách chân chất; mà có nghĩa là
hoà tâm mình với bản tánh của pháp tánh.
Là một
Mantrika không có nghĩa là lẩm bẩm các thần chú; mà có nghĩa là đạt đến
giác ngộ một cách nhanh chóng qua con đường hợp nhất của phương tiện và
trí huệ.
Là một
thiền giả không có nghĩa chỉ là sống trong một hang động; mà có nghĩa là
tu hành trong thật nghĩa của trạng thái bổn nhiên. Là một ẩn sĩ không có
nghĩa là sống trong rừng sâu; mà có nghĩa là tâm người ấy thoát khỏi các
tạo tác nhị nguyên.
Có học
không có nghĩa là chỉ duy trì tám mối quan tâm thuộc thế gian; mà có
nghĩa là phân biệt được giữa đúng và sai(1).
Là một Bồ
tát không có nghĩa là giữ sự quan tâm bên trong đến chính mình; mà nỗ
lực trong những phương tiện để giải thoát cho tất cả chúng sanh thoát
vòng sanh tử.
Có đức tin
không có nghĩa là rên rỉ, thút thít; mà có nghĩa là đi vào con đường
chánh, do biết sợ chết và tái sanh. Chuyên cần không có nghĩa là dấn
thân vào các hoạt động khác nhau không ngừng nghỉ; mà có nghĩa là nỗ lực
trong các phương tiện để bỏ sanh tử lại đằng sau. Rộng lượng không đơn
giản nghĩa là cho theo khuynh hướng và thiên lệch; mà có nghĩa là giải
thoát sâu sa khỏi sự bám chấp vào bất cứ sự gì.
Chỉ dạy
bằng miệng không có nghĩa là nhiều cuốn sách được viết; mà có nghĩa là
một vài lời đánh thẳng vào điểm yếu nghĩa trong tâm anh. Cái thấy không
có nghĩa là quan điểm triết học; mà có nghĩa là thoát khỏi mọi giới hạn
do tâm thức tạo ra. Thiền định không có nghĩa là chú tâm vào cái gì đó
với tư tưởng; mà có nghĩa là tâm anh an định trong tánh Giác bản nhiên,
thoát khỏi mọi tập trung.
Hành động
tự nhiên không phải là hành động buông thả điên cuồng; mà có nghĩa là tự
do khỏi sự trụ và các tri giác huyễn hoá mà cho là thật. Trí huệ không
có nghĩa là trí thông minh sắc bén của tư tưởng ý thức sai lầm; mà có
nghĩa là hiểu được rằng mọi hiện tượng đều vô sanh và lìa tâm, ý, ý
thức.
[1]
Học hỏi không có nghĩa là nhận lời dạy qua lỗ tai; mà có nghĩa là cắt
đứt các ý niệm phân biệt sai lầm, và có được cái hiểu biết vượt khỏi tâm
thức ý niệm. Tư duy không có nghĩa chỉ là theo đuổi sự suy nghĩ theo
danh tướng giả định; mà có nghĩa là cắt đứt sự bám níu lầm lạc. Quả
không chỉ có nghĩa là các sắc thân được mời thỉnh từ Akanishtha; mà có
nghĩa là nhận ra bản tính của tâm và đạt đến sự an định trong đó.
Chớ lầm
lẫn những chữ-lời cho là ý nghĩa của các lời chỉ dạy. Hãy hoà lẫn sự
thực hành với thân tâm của mình và đạt đến sự giải thoát khỏi sanh tử
ngay bây giờ.
((
Chỉ cây
gậy vào người già
Khi vị đại
Đạo sư Padmasambhava lưu lại chỗ ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab
Gyalpo Ngog, một ông già sáu mốt tuổi thất học, có niềm tin tột độ và
ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với Sư, hầu hạ Sư trong một năm. Trong thời gian
này, Ngog không hỏi xin một lời dạy nào và Sư cũng không ban cho ông
điều gì. Sau một năm, khi Đại sư định rời đi, ông Ngog dâng cúng một dĩa
Mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa và một lượng vàng. Rồi ông nói:
“Thưa Đại sư! Xin từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một thất học.
Thứ hai, trí thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già, thân tâm đã
mòn mỏi. Tôi cầu xin Ngài ban một giáo huấn cho một ông già đã ở gần
ngưỡng cửa của cái chết, giáo huấn ấy thật dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi
nghi lầm, dễ dàng thực hiện và áp dụng, có một cái thấy hiệu quả và sẽ
giúp tôi trong những đời sắp tới”.
Đại sư chỉ
cây gậy đi hành cước của mình vào tim ông lão và ban cho lời dạy thế
này: “Nghe đây, hỡi ông lão! Hãy nhìn vào cái tâm tỉnh giác của Giác
Tánh nơi ông. Nó không có hình tướng cũng không màu sắc, không trung tâm
cũng không biên bờ. Đầu tiên, nó không có khởi thuỷ mà lại trống không.
Tiếp theo, nó không có chỗ trụ mà lại trống không. Cái Không này không
do nhân duyên gì tạo ra, trong sáng và thông tỏ. Khi ông thấy cái này và
nhận ra nó, ông biết được bản lại diện mục của ông. Ông hiểu được bản
tánh của mọi sự vật. Bờy giờ, ông thấy bản tánh của tâm, xác định trạng
thái căn bản của thực tại và chặt đứt mọi nghi ngờ về sự hiểu biết.
Tâm tỉnh
giác của tánh Giác không tạo tác từ bất kỳ chất thể nào, nó tự tại và
sẵn đủ nơi ông. Cái này là bản tánh của mọi sự, nó dễ chứng ngộ vì không
phải tìm ở đâu khác. Cái này là bản tánh của tâm thức, nó không cần
nương dựa vào một chủ thể nhận biết nào và một đối tượng được nhận biết
nào. Nó bất chấp những giới hạn của vô thường và hủy diệt. Trong nó
không có cái gì để biết; trạng thái tỉnh giác của Giác Ngộ chính là cái
biết của tự ông, nó vốn là tỉnh giác. Trong nó không có cái gì để đi vào
địa ngục, tánh Giác vốn là thanh tịnh. Trong nó không có sự tu hành nào
để tiến hành, bản tánh nó vốn là thông tỏ. Cái thấy quảng đại này về
trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông: phải biết rằng không thể
tìm nó ở một nơi nào khác.
Khi ông
hiểu biết cái thấy như vậy và muốn áp dụng nó vào trong chứng nghiệm của
mình, bất kỳ nơi đâu ông ở đều là cái thất ẩn cư trên núi cho thân ông.
Bất cứ hình tướng bên ngoài nào ông thấy đều là như như và bổn lai không
tịch; hãy để cho nó tự như, giải thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức.
Các hình tướng vốn tự do, không vướng mắc ấy trở thành những người giúp
đỡ ông, và ông có thể tu hành khi dùng những hình tượng ấy như là con
đường giải thoát.
Bên trong
bất cứ cái gì khởi lên trong tâm ông, bất kỳ điều gì ông nghĩ, đều vô tự
tánh và trống không. Tư tưởng nào xảy tới đều vốn là giải thoát vì không
có tự tánh. Khi hiểu biết và chánh niệm bản chất của tâm mình, ông có
thể dùng các niệm tưởng như là con đường giải thoát và sự tu hành trở
nên dễ dàng.
Một lời
khuyên sâu xa: bất kể loại xúc động gì ông cảm nhận, hãy nhìn vào mối
xúc động và nó biến mất không dấu vết. Xúc động như thế vốn là tự do,
giải thoát. Điều này đơn giản để thực hành.
Khi ông có
thể thực hành theo như vậy, sự thiền định của ông không giới hạn trong
những thời công phu. Biết rằng mọi sự, thứ gì cũng là một người giúp đỡ,
một thiện tri thức, kinh nghiệm thiền định của ông sẽ không biến đổi, tự
tánh không gián đoạn, và cư xử của ông không vướng mắc. Dầu ở bất kỳ
nơi đâu, ông cũng không bao giờ lìa khỏi tự tánh.
Một khi
ông thực hiện điều này, thân xác của ông có thể già cỗi, nhưng tâm tỉnh
giác ấy thì không có tuổi. Nó không hề biết đến sự phân biệt trẻ già. Tự
tánh siêu việt khỏi phân biệt và thiên chấp. Khi ông nhận biết tánh Giác
này, sự tâm tỉnh thức này thường hằng diện diện nơi chính ông, thì không
có một sự khác biệt nào giữa lợi căn và độn căn. Khi ông hiểu rằng tự
tánh vốn thoát khỏi phân biệt và thiên chấp, thường bằng hiện diện nơi
chính ông, thì không có một khác biệt nào giữa học nhiều và học ít. Dầu
cho thân thể ông, chỗ nương dựa của tâm thức có tan rã, thì Pháp thân
của trí tuệ tỉnh giác vẫn thường trụ. Khi ông an trụ trong trạng thái
không biến đổi này, không có gì khác biệt giữa một cuộc đời dài lâu hay
ngắn ngủi.
Hỡi ông
lão, hãy thực hành ý nghĩa chân thực! Hãy đem sự thực hành vào tâm! Chớ
lầm lẫn chữ và nghĩa! Chớ xa lìa bạn đạo, hãy cần mẫn! Hãy ôm trọn mọi
sự với chánh niệm tỉnh giác! Chớ buông theo những cuộc nói chuyện nhàn
rỗi và những lời bàn luận suông! Chớ dấn mình vào những mục đích thường
tục! Chớ bận rộn lo toan về con cái! Chớ đòi hỏi thức uống và đồ ăn! Hãy
dự định để chết như một người bình thường!(1). Cuộc đời của ông đang hết
dần, thế nên hãy kiên trì tinh tấn! Hãy thực hành lời chỉ dạy này cho
một người già trên ngưỡng cửa của cái chết!”.
Bởi vì sự
chỉ thẳng cây gậy vào tim của Sherab Gyalpo, lời dạy này đựoc gọi là:
“Sự khai thị chỉ thẳng cây gậy vào ông lão” Sherab Gyalpo Ngog đã được
giải thoát và đạt đến toàn thiện.
Lời dạy
này được viết ra bởi công chúa họ Kharche, vì lợi lạc cho những thế hệ
mai sau. Nó được biết tên là “Lời dạy chỉ thẳng cây gậy”.
[1]
((
lời khai
thị bằng miệng về thực hành
Nammo guru
deva dakini hung
Đại sư
Padmakara, người giữ gìn cột trụ đời sống của lời tất cả Chư Phật, giúp
đỡ dân chúng Tây Tạng đi vào cửa Pháp. Dầu họ thích quy y Tam bảo, họ
không biết làm sao hướng tâm đến thực hành. Khi bất hạnh như là bệnh tật
xảy đến, họ nhút nhát cầu viện đến bói toán, bùa phép và chiêm tinh. Bởi
thế, Padmakara ban cho họ lời dạy miệng về thực hành. Các hành giả Tây
Tạng của thời suy hoá này, hãy ghi nhớ nó trong lòng!
Để làm cho
sự thực hành tâm linh của con có ý nghĩa, hãy áp dụng nó bất cứ lúc nào
con cần một phước thuốc. Nếu con có một kinh nghiệm kinh khủng, hãy giữ
Tam bảo trong tâm! Trong mọi hoạt động của đời sống hằng ngày đi đứng
nằm ngồi, hãy nhớ thầy con ở trên đỉnh đầu! Tách lìa Bồ đề tâm là nguyên
nhân hư nát của căn cội Đại thừa. Thế nên, chớ bao giờ lìa khỏi sự khởi
tâm đặt vào giác ngộ.
Cảm thấy keo kiệt khi bố thí gây ra sự tái sanh thành một ngạ quỷ, thế
nên chớ lạc vào sự bủn xỉn dù cho một vật nhỏ nhất! Để cho khởi lên ham
muốn khi giữ lời nguyện trong sạch, gây ra sự tái sanh nơi địa ngục thi
thể thối rữa, thế nên chớ trau dồi dục vọng xác thịt! Giận dữ khi đang
tu hành nhẫn nhục và Bồ đề tâm dẫn đến kinh nghiệm hấp hối, bị đốt trong
lò nấu bên trong một thùng sắt, nên chớ bao giờ lìa vũ khí của nhẫn
nhục!
Nếu con lọt vào sự lười biếng khi cố gắng thành tựu giác ngộ không gì
sánh, hãy nhớ trong tâm rằng đời con đi mất không một khoảnh khắc chần
chờ. Thế nên, chớ sa vào bẫy biếng nhác! Cuộc đời con trượt xa như đêm
tiếp theo ngày: chớ quên điều đó!
Khi theo
một thực hành tâm linh có chương trình, quan trọng nhất là hồi hướng
công đức, tuân thủ các điều luật sáu lần mỗi ngày và đêm. Ngủ như một
xác chết, thì còn tệ hơn là một con bò. Không tu hành Pháp sau khi có
được một người thân, thì còn đáng ghê tởm hơn một người cùi lở lói.
Không sợ sự chín dần của nghiệp trong khi biết nhận ra hành động tốt và
xấu, thì cũng giống như một kể điên. Hãy biết rằng một sự vi phạm nhỏ có
thể chín thành một trái núi khổ đau. Hãy nhớ điều đó trong tâm!
Tối quan trọng là yêu mến ngay một hành động đức hạnh nhỏ nhất, như đối
với trái tim mình! Lờy đi cuộc đời của người khác, thì không khác gì
giết cha mẹ hay con cái của con! Cảm thấy ham muốn khi thấy một người
đàn bà gây ra sự tái sinh thành một con vi trùng trong tử cung, thế nên
hãy áp dụng phương thuốc từ bỏ! Định lấy cái thuộc về người khác mà
không được cho, làm cho con sinh ra nghèo nàn và thiếu thốn nhiều kiếp.
Hãy ý thức đến sự khốn khổ khi dấn thân vào việc nông trại chăn nuôi, và
người làm công trong cuộc đời này!
Không phải nản chí khi nghĩ rằng: “Làm sao một người có nghiệp như tôi,
có thể thực hành Pháp?” Ngay cả Phật Thích Ca cao cả cũng có khi là
Nanagje, con của một người thợ gốm. Chớ cảm thấy kiêu hãnh tự phụ về vài
đức hạnh bề ngoài con đã có. Tất cả Chư Phật đều không tự phụ, dầu cho
sự biết khắp và các phẩm chất của các vị vượt quá sự đo lường!
Khi gặp bất hạnh, nếu không đặt lòng tin vào Tam bảo, mà lại cầu viện
đến các nghi thức bùa chú và nương nhờ vào các hồn linh thế tục, đó là
dấu hiệu rằng con đã khởi sanh tà kiến về giáo lý Đại thừa. Chớ lúng
túng với lời dạy của Đức Phật!
Bất cứ lúc nào con đau khổ vì bất hạnh hay bịnh hoạn, hãy nghĩ: “Điều
này trả lại món nợ nghiệp từ các đời trước và tịnh hoá nghiệp xấu của
ta!”. Bất cứ hạnh phúc nào con có, hãy nhìn nó như lòng tốt của Tam bảo
và khởi lên sự khát khao mạnh mẽ của lòng biết ơn sùng tín! Khi gặp kẻ
thù ghét mình, hãy nghĩ: “Đây là một thiện tri thức giúp đỡ ta trau dồi
nhẫn nhục”. Hãy nghĩ: “Người giúp đỡ cho nhẫn nhục này là sứ giả được
các bậc Điều ngự gởi đến”.
Khi các bạn bè và thân thuộc bày tỏ tình cảm thương yêu, họ là những sợi
dây trói của sanh tử. Hãy nghĩ rằng: “Các sự trói buộc này là các chướng
ngại, mà Ma gởi đến để ngăn cản tôi thành tựu giác ngộ không gì sánh!”.
Cũng nghĩ: “Tất cả chúng sanh của ba cõi là cha mẹ tôi. Đáng thương thay
cho cha mẹ đang lang thang trong sanh tử! Nhưng thương hại thì không đủ:
với bốn tâm vô lượng và phương tiện khác, tôi phải dẫn dắt họ ra khỏi
sanh tử cho đến khi sanh tử bị trống không!”. Hãy giữ điều ấy trong tâm!
Không kể sự hưởng thụ và giải trí nào con gặp trong đời này, hãy nghĩ:
“Đây là sự quyến rũ của Ma để ngăn chặn tôi đặt đến giác ngộ không gì
sánh. Ma này còn đáng sợ hơn cả rắn độc!” Hãy giữ điều ấy trong tâm! Dầu
con có thể có những điều kiện tuyệt hảo trong cuộc đời này, chúng đều
thoáng qua, vô ích và chốc lát. Hãy nhớ điều đó!
Bất cứ sở đắc gì con có trong thế giới này đều chỉ vụt qua, và sẽ hành
hạ con với sự quấy nhiễu hư vọng! Hãy nhớ điều đó! Hãy nỗ lực xa lìa sự
hư vọng này. Chắc chắn rằng con phải ra đi, bỏ lại đằng sau quốc gia,
các vật đáng ưa và của cải của con. Không có gì ngoài Pháp có thể giúp
con lúc đó! Hãy giữ điều này trong tâm!(1).
Bây giờ, con phải tìm ra một người bạn đồng hành tốt cho giờ ra đi. Điều
này tối quan trọng! Hãy nhớ lấy! Cũng như với sự đồng hành cần yếu trong
đời này, giữ mối liên hệ với bất cứ ai, bất cứ thứ gì trợ giúp con đạt
đến giác ngộ. Hãy nhớ điều ấy! Khi con gặp bất hạnh, hãy hiểu rằng nó là
người thầy khuyến khích con trên đường đức hạnh và vị thầy ấy tốt làm
sao! Hãy giữ điều này trong tâm!
Khi thân thể con gặp bịnh nặng, hãy nghĩ: “Đây là một cây roi để điều
khiển tôi tiến lên trên đường giác ngộ. Đây là chỗ nương nhờ dẫn tôi đi
trên đường”. Thân thể tạm thời này đến lúc nào đó sẽ bị để lại như một
xác chết tầm thường. Không có cách nào tránh điều đó! Khi bám vào hỗn
hợp của thịt và máu này như là tự ngã, hãy nghĩ rằng: “Đây là một con
ma xấu xa vào trong lòng tôi”. Không lơi lỏng, hãy làm bất cứ điều gì
con có thể để trục xuất con ma xấu xa đó. Các kinh nghiệm của cuộc đời
này đều không có tự tánh, như mộng như ảo. Hãy giữ điều ấy trong tâm!
[1]
Con và tất
cả các người khác đều bị mê lầm do không nhận ra cái vốn không có tự
tánh. Sự mê lầm này phải được hoàn trả lại tức thời vào Pháp tánh. Hãy
giữ trong tâm điều ấy! Chớ làm điều gì sẽ đưa con đi lang thang không
ngừng nghỉ trong sanh tử, và sẽ chồng chất sự khổ đau không thể chịu
đựng. Hãy bỏ mọi hoạt động khác và nỗ lực chỉ trong sự thực hành Pháp,
nó sẽ cho phép con thành tựu giác ngộ không gì sánh. Đây là điều rất
quan trọng! Cũng như đối với sự thực hành Pháp, “đã thực hành” thì chưa
đủ. Con phải áp dụng các lời chỉ dạy sâu xa một cách đúng đắn. Hãy nhớ
điều ấy!
Khi con thực hành đúng đắn theo đường lối này, dòng sanh tử sẽ chảy
ngược lại. Khi dòng này chảy ngược trở lại, dòng của Đại lạc sẽ không
ngừng. Hãy nhớ điều đó! Những hành giả các thế hệ tương lai sẽ không
nghe theo lời chỉ dạy của ta. Họ sẽ đặt niềm tin của họ vào bói toán,
bùa chú và sẽ thất vọng! Hãy nhớ điều ấy!
Khi con cẩn thận nghe điều này và đem nó vào trong thực hành, con sẽ
chắc chắn tự động nhận được sự ban phước. Khi con hoà trộn lòng từ vào
trong tâm con, con sẽ được mọi chúng sanh thương mến. Khi con đem tâm bi
vào lòng, mỗi người sẽ yêu quý con như con đẻ. Khi con giữ sự không
thiên lệch trong tâm, con sẽ thoát khỏi kẻ thù và thành kiến. Khi con
làm đầy tâm con bằng niềm vui thiện cảm, các hoạt động của con sẽ hoà
điệu với mọi người.
Khi con vất đi tư tưởng làm hại người khác, con sẽ ít gặp xung đột. Khi
con thuần hoá tâm mình và rất quảng đại, nhiều đệ tử sẽ tụ tập chung
quanh con. Khi con thanh toán ghen ghét và kiêu ngạo, con sẽ ít bị vu
khống. Khi con vất bỏ sự hoạt động không ngừng và hối hả bận rộn, con sẽ
có ít lỗi hơn.
Khi tâm con xa lìa khao khát, thì thực phẩm thịnh vượng và hưởng thụ sẽ
tự động đến với con. Khi con giữ nghiêm giới luật một cách trong sạch
trong tâm mình, tâm con trở nên mềm dẻo. Khi con không có bất kỳ tham
vọng hay ham muốn nào, các tích luỹ sẽ tự nhiên hoàn thành. Khi con hiểu
các đặc điểm của sanh tử, tâm con sẽ lìa xa các theo đuổi thế gian.
Khi tâm
con được tham dự vào lời dạy sâu xa về pháp tánh và con áp dụng nó trong
thực hành, con sẽ gặp nhiều bất hạnh và trở ngại(1). Khi con giữ sự liên
hệ với một bậc thầy xuất sắc, các đức tính của ngài sẽ tự động ảnh hưởng
đến con. Khi sự sùng mộ của con với Tam bảo không ngừng nghỉ, con sẽ
nhanh chóng nhận được những sự ban phước.
[1]
Khi con nghiên cứu và tư duy không thành kiến, con sẽ kém phe phái với
những giáo lý và những trường phái triết học. Khi con thực hành giai
đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu sâu xa, con sẽ có các thần lực và
ban phước. Khi hình tướng bên ngoài của con phù hợp với các quy ước thế
gian, con sẽ ít gặp các lời phê bình.
Khi con buông bỏ sự trụ vào do gắn bó và bám chấp, thân thể và tâm thức
con sẽ được thoải mái. Khi con sống trong các chỗ ẩn cư trên núi, kinh
nghiệm sẽ hiện lên. Khi con vất đi sự yêu mến bản ngã và sự chấp chặt
vào cái ta, con sẽ không bị Ma chướng ngại. Khi tâm con nhìn vào chính
nó, Pháp tánh sẽ hiện lên từ bên trong.
Khi con thường trực nỗ lực trong thực hành, các đức hạnh vô biên sẽ xuất
hiện. Khi con nhận ra bản tánh của tâm con sẽ được giải thoát một cách
tự nhiên khỏi mọi tạo tác và cố gắng. Khi con thấu hiểu sanh tử và Niết
bàn là Pháp thân, con không cần đem cố gắng vào trong sự thực hành thiền
định. Khi sự thực hành của con không lạc vào lười biếng, con sẽ không
cảm thấy hối tiếc vào lúc chết.
Hỡi các người may mắn phước đức! Hãy trộn lẫn tâm mình với Pháp và cái
hạnh phúc của Phật tánh sẽ hiện ra bên trong con!
Lại nghe đây! Trừ phi con thuần hoá phiền não, con sẽ có các địch thủ và
chống đối, nhưng phiền não và sự thuần hoá đều không có điểm trụ. Thế
nên, hãy để tâm con yên lặng tự do.
Con có thể trợ giúp cho gia đình và bè bạn, nhưng vào lúc chết mọi hành
động nào khác ngoài sự thực hành Pháp đều sẽ vô ích. Thế nên, hãy thường
trực đắm mình trong các thực hành tâm linh trong tư tưởng lời nói và
việc làm.
Con có thể theo đuổi danh tiếng và lợi lạc thế gian, nhưng trừ phi con
theo các lời dạy của Phật, các hoạt động thế gian kia chỉ sẽ là nguyên
nhân ném con trở lại sanh tử luân hồi thêm nữa. Thế nên, hãy gắn bó với
Phật pháp.
Lâu đài
của con bằng đất và đá có thể rất đẹp, nhưng trừ phi con ở trong pháo
đài của cái bất động, con phải ra đi và bỏ nó lại đằng sau. Thế nên, hãy
giữ cái pháo đài của cái bất động!
Con có thể góp nhặt sự sung túc và của cải, nhưng chỉ có hai sự tích luỹ
là có thể hưởng thụ sau khi chết. Thế nên, hãy góp nhặt hai sự tích luỹ
càng nhiều càng tốt!
Con có thể ăn mọi loại thức ăn ngon lành, nhưng trừ phi con gắn bó với
cam lồ của tự tánh, còn tất cả đều trở thành một đống nhơ bẩn. Thế nên,
hãy uống nước cam lồ của các giáo huấn sâu xa!
Con có thể trân quý thân thể máu thịt này và bám chấp vào nó như là
chính con, nhưng vì nó chỉ là sự vay mượn từ các nguyên tố, nên trừ phi
con đạt được Pháp thân vô sanh, nó sẽ nhanh chóng vuột mất. Thế nên,
hãy trân quý và nắm chắc lấy Pháp thân vô sanh!
Con có thể phổi kết với một nàn bạn tình, nhưng trừ phi con phối kết với
phương tiện và trí huệ, con sẽ sớm cách lìa họ. Thế nên, hãy phối kết
với phương tiện và trí huệ!
Danh tiếng danh vọng của con có thể đầy cả tỷ thế giới, nhưng trừ phi
con nhận biết bản tánh bất khả tư nghì của con, thì tất cả các thứ đó
chỉ là sự thử thách của Ma quyến rũ con. Thế nên, hãy theo đuổi bản tánh
bất khả tư nghì ấy!
Con có thể có sức mạnh và quyền uy của một nhà cai trị thế giới, nhưng
trừ phi con có được sự thống trị trên chính tâm con, thì khi cái chết
đến con còn không có được một chút quyền tự do. Thế nên, hãy có được sự
thống trị trên tâm mình!
Con có thể có sự can trường của một chiến sĩ mạnh mẽ, nhưng trừ phi con
có được sức mạnh thông tuệ và trí hệu phân biện, con sẽ không chuyển
được xu thế trong trận chiến với sanh tử. Thế nên, hãy có được sức mạnh
thông tuệ của trí huệ phân biện!
Con có thể nói năng như Sư tử của Ngôn ngữ “Văn Thù”, nhưng trừ phi con
thấm thía bản tánh bổn nhiên thanh tịnh của tánh Không vang dội, không
thì ngôn ngữ kia chẳng thể ngăn chặn được sự chín của nghiệp. Thế nên,
hãy thấm thía bản tánh bổn nhiên thanh tịnh của tánh không vang dội.
Con có thể cỡi con ngựa giống không lanh nhất, nhưng trừ phi con khám
phá ra đại lạc ở trong con, nó sẽ không đưa con thoát khỏi khổ đau của
sanh tử. Thế nên, hãy tìm kiếm bản tánh của đại lạc!
Thân thể con có thể tráng lệ như một vị trời, nhưng trừ phi con trang
hoàng chính mình với các phẩm tính siêu việt của Phật tánh, nó cũng
chẳng quyến rũ nỗi thần chết. Thế nên, hãy trang sức chính mình với
những đức tính siêu việt của các bậc Điều ngự.
Trừ phi con tìm kiếm sự che chở từ thầy con và Tam bảo, không có cái gì
có thể cứu con khỏi sự tấn công của phiền não. Thế nên, hãy tìm kiếm
người che chở từ Guru và Tam bảo!
Trừ phi con thấu hiểu rằng tự tâm con là Phật, còn không con sẽ bị đánh
lừa bởi vô số tư tưởng danh tướng. Thế nên, hãy thấu hiểu rằng tự tâm
con là Phật!
Tóm lại, những sự theo đuổi thế gian chúng không phải là nguyên nhân cho
giải thoát hay của toàn giác, mà chỉ là phù phiếm mất thì giờ, chỉ gây
thêm thống khổ trong sanh tử. Thế nên, cốt yếu là con hãy nỗ lực tất cả
tâm hồn và trong tư tưởng, lời nói và hành vi, để hoàn thành giác ngộ
không gì sánh được!
Hãy nghe thêm một lần nữa! Lý do tại sao người ta không xoay tâm họ khỏi
các theo đuổi thế gian, là vì họ không hiểu nhân quả và các tính cách
của sanh tử luân hồi. Nguyên nhân của sanh tử là không bỏ được sự bám
trụ nhị nguyên vào một tự ngã. Bởi vì trong trạng thái giác ngộ của tâm
ta và các chúng sanh khác là một, người phân biệt giữa cái ta và các
khác ta là một kẻ điên! Bởi vì mỗi một chúng sanh của ba cõi, lần lượt
là cha mẹ thân yêu của con, cho nên người nào thấy người khác là thù hay
bạn là điên!
Bởi vì vào lúc này chúng ta phải tách lìa sanh tử và Niết bàn, nên người
nào tìm thấy thời giờ để hướng theo các sự theo đuổi thế gian là kẻ
điên! Vì cuộc đời này kéo dài chỉ một lúc ngắn, như phòng trọ của một du
khách, cho nên người nào bận rộn với sự xây nhà xây cửa là một kẻ điên!
Vì thân thể này chứa đầy các chất bất tịnh và không thể chịu nỗi sự xúc
chạm ngay cả một cây gai, cho nên người nào bám níu vào nó như tự ngã
của mình là một kẻ điên!
Bởi vì gia đình và bè bạn đều vô thường, qua đi, người nào hy vọng sống
chung vĩnh viễn là điên rồi! Bởi vì con sẽ phải trắng tay khi chết,
người nào theo đuổi thực phẩm và sung túc bằng mọi loại hành nghiệp xấu
xa là một kẻ điên! Bởi vì các hình tượng bên ngoài biến đổi và chết đi,
người nào mong mỏi những hưởng thụ của nó kéo dài vĩnh viễn là điên rồi!
Bởi vì đời con giảm dần như bóng mặt trời lặn, người nào uể oải lười
biếng là một kẻ điên! Bởi vì sự thực hành Pháp đem lại hạnh phúc cho đời
này và mai sau, người nào quay lưng với nó và dấn thân vào đời sống gia
đình là điên rồ! Bởi vì chắc chắn người ta sẽ doạ vào các cõi thấp do
mắc phải các hành nghiệp xấu, người nào không sợ sự trổ quả của nghiệp
là điên rồ!
Người nào không chịu nổi sự xúc chạm của một đóm lửa vào lúc này, mà hy
vọng có thể chịu đựng ở các địa ngục nóng là một kẻ điên rồ! Người nào
không chịu nổi một đêm đông lạnh, mà hy vọng có thể trải qua các địa
ngục lạnh là một kẻ điên rồ! Người nào không chịu nổi chỉ ba ngày nhịn
đói và khát, mà hy vọng có thể chịu đựng sự khốn khổ của ngạ quỷ là điên
rồ! Không thể chịu nổi sự khó nhọc phải mang một món hàng dầu một lúc
ngắn, mà người ta hy vọng có thể chịu đựng sự khốn khổ của một con vật
chở nặng là điên rồ!
Bởi vì đây là lúc người ta cần những lời khuyên tốt, người nào không
nghe ngay một vị thầy đang chỉ dạy là một kẻ điên rồ! Bởi vì đây là lúc
người ta có một ít tự do để chọn lựa, người nào tự làm cho mình thành nô
lệ của lạc thú giác quan là một kẻ điên rồ! Lơi lỏng thực hành Pháp dầu
chỉ một khoảnh khắc, người nào hy vọng hưởng thụ hạnh phúc dồi dào trong
các đời sau là một kẻ điên rồ!
Cái chết là tài sản bẩm sinh khi con vừa sinh ra, người nào thấy nhàn
rỗi để sửa soạn cho ngày mai, và không biết sự kề cận của cái chết là
điên rồ! Bây giờ con có sự chọn lựa đi lên hay đi xuống, người nào không
dấn mình vào thực hành Pháp đưa đến giải thoát là kẻ điên rồ! Những hành
nghiệp sanh tử chỉ kết cuộc trong đau khổ, người nào không từ bỏ sự đau
khổ tự tạo này là điên rồ! Bởi vì con lang thang không nghỉ trong sanh
tử, người nào cứ duy trì sự tự đánh lừa mình là một kẻ điên rồ!
Khi thời đại băng hoại của kiếp này đã tới, mọi người đều là người tạ
đánh lừa mình, là cố vấn tồi tệ cho mình. Người tạo ra sự ngu si cho
mình, nói đối với mình và làm mình thành ngu dại. Buồn thay cho những
người ấy, có một hình thức con người, nhưng không có tri giác hơn một
con bò!
Hãy nghe thêm một lần nữa! Người nào muốn thực hành Pháp từ trong thâm
tâm, hãy làm thế này: tuân theo thầy của con và Tam bảo với một sự tin
tưởng sùng mộ liên tục như dòng nước chảy của một con sông! Chăm sóc cho
các đệ tử của con, các người phục vụ và mọi chúng sanh khác với lòng từ
bi, thương mến như bà mẹ chăm lo cho đứa con độc nhất của mình!
Hãy có được sức mạnh và khả năng, hãy giải phóng những kẻ thù của Phật
pháp: Hãy mạnh mẽ như sấm sét! Chớ có biếng lười, mà nỗ lực với các hoạt
động đạo đức trong tư tưởng, lời nói, hành vi và cũng mạnh mẽ như một cô
gái kiêu căng mà mái tóc bị lửa cháy! Hãy ý thức về tốt và xấu, với một
sự chú tâm tinh tế như bột lúa mì về nhân quả của các hành động gây
nghiệp, lánh xa nghiệp xấu như thuốc độc!
Quyết tâm so sánh với công hạnh của tất cả các vị Tổ cao cả và noi gương
các bậc Thánh(1). Lờy các vị Guru, Bổn tôn, Dakini và Hộ pháp như là
những người làm chứng cho các lời nguyện của con, và tuân thủ những lời
nguyện ấy một cách cẩn thận, với thiện ý! Dùng chính con như tiêu chuẩn
so sánh của nhẫn nhục và chớ làm tổn hại người khác!
[1]
Bất cứ điều gì con làm, chớ bao giờ bắt đầu từ cái có tác ý, ý đồ, mà
hãy hướng tư tưởng, lời nói hành vi về Pháp! Chớ phê bình người khác; mà
ngược lại, hãy phơi bày lỗi lầm của con trước thế giới! Hãy giúp đỡ
người có lòng tin đi vào Pháp, trong bất cứ đường lối nào thích hợp nhờ
chỉ dạy ý nghĩa khế cơ hay chân thực.
Mọi loại
vô thường, như cái chết hay sự chia ly, là các thông điệp cho con, nên
hãy lưu ý! Chớ bận rộn với nhiều hoạt động phóng tâm, mà hãy thư giãn
thân tâm của con! Thực hành bằng cách áp dụng các giáo huấn sâu xa vào
trạng thái tâm của chính con!
Bất kể
thiếu thốn cơ cực thế nào, chớ bị lừa bịp bằng cách tìm kiếm thức ăn và
sung túc! Khi tâm con tràn đầy sợ hãi, chớ thù nghịch ngăn chặn các hồn
ma! Ngay vì một quốc gia, chớ có làm tổn hại chúng sanh khác!
Vì thời
gian cái chết là bất định, hãy nắm bắt cho chắc bản tánh của tâm! Hãy
tìm kiếm một vị thầy có thẩm quyền luôn luôn tôn kính Ngài trên đỉnh đầu
của con, và phát triển sự khao khát đức tin và sùng mộ!
Bởi vì con
không biết cái gì là cần thiết trong đời này, hãy nghiên cứu mọi chủ đề
của kiến thức(1) [1]! Bất cứ cái học nào con sở đắc, sự kiêu căng sẽ cho
con quỷ gây tai hoạ một chỗ đặt chân, thế nên hãy khiêm hạ!
Luôn luôn
duy trì những chỗ ở trong núi hẻo lánh, bởi vì cô tịch là suối nguồn của
hạnh phúc! Chớ sống đời sống của một gia chủ xấu xa, vì điều đó gây ra
khổ đau cho đời này và các đời sau! Vì đồng bạn ảnh hưởng lên hành vi
hằng ngày của con, hãy sống chung với người hoà hợp với Pháp!
Cho đến
khi con đạt đến chứng ngộ qua việc tu hành thiền định, chớ có khoác lác
hay hành động sơ suất. Vất xa thành kiến và đầu óc phe nhánh, vì chúng
là những dây xích của sanh tử! Chớ có đạo đức giả hay ngạo mạn, vì chúng
bị những người có trí khinh bỉ và coi thường.
Chớ lưu
lại giữa những người bình thường; tính khí xấu sẽ tự nhiên lây nhiễm!
Chớ đặt niềm tin vào hiện tượng do duyên sanh; cái gì cũng là hình
tưởng ảo hoá! Hãy có được sự xác tín vào tự tâm con; trạng thái giác ngộ
thì không ở đâu khác!
Khi con từ
bỏ và nắm lấy các đường lối nói ở trên, con sẽ hoằng dương giáo lý của
Phật Thích Ca.
Hãy nghe
một lần nữa! Nếu con muốn thực hành Pháp từ trong thâm tâm con! Hãy đặt
sự thực hành Pháp của con, trên nền tảng tuân thủ các giới luật vững
chắc như đất! Hãy hoàn thiện các Thừa và Kinh Giáo trong một cái thấy
rộng rãi như không gian! Bằng cách phân biệt của chi tiết rõ ràng như
các sắc màu của một cầu vồng, giữ mọi lời dạy trong tâm, rạch ròi và
không lẫn lộn!
Hướng dẫn
những người có duyên với trình tự đúng đắn của các giáo lý, giống như
lột vỏ dần dần một cây chuối! Nuôi dưỡng các đệ tử định mệnh và xứng
đáng với các giáo huấn khẩu truyền, từ ái như con chăm sóc các hạt
giống.
Hãy nhớ sự
hành thiền một cách rõ ràng và sống động như hoa trong mùa thu! Như một
người chữa bệnh, lấy các lời dạy từ mọi hướng áp dụng chúng bất cứ lúc
nào cần đến! Hãy điều độ, như khi nêm muối vào thức ăn.
Cắt đứt
ngay sự bất hạnh, như một con trâu Yak hoang dã hướng thẳng đến điểm cao
nhất của thung lũng. Khi con gặp phiền não, hãy tự bỏ chúng như ghét kẻ
thù. Khi đối cực của chúng là tánh Giác bổn nguyên đã sanh ra trong con,
hãy giữ gìn nó trong dòng sông của mình cẩn thận như với đôi mắt!
Khi quét
sạch tà kiến nghi ngờ qua học hỏi và tư duy, hãy phụng sự một vị thầy
với sự linh hoạt của một con nai tơ. Liên quan đến việc đời, hãy bướng
bỉnh như một con bò mộng già, không cho ai xỏ mũi dắt đi. Khi tu hành
bốn tâm vô lượng, hãy cân bằng chúng với sự chịu đựng của một con cừu.
Nếu có lúc
dùng cái học của con qua tranh luận, hãy cắt đứt bằng trí hệu vô ngại
như lưỡi kiếm của một chiến sĩ. Khi tìm kiếm nghĩa qua tư duy, hãy thuần
hoá hôn trầm và lay động như thuần hoá một con ngựa giống hoang dã. Khi
hấp thụ kinh nghiệm vào trong chính con, hãy vất xa mọi sự chạy theo
thế gian, giống như một người sang trọng đụng phải bệnh cùi!
Tóm tắt,
để nhanh chóng chừngs ngộ và hoàn thành giác ngộ Vô thượng, cần yếu phải
tự quan sát mình trong mọi tình huống và kiểm soát mình theo nhân quả,
cẩn thận như một cô dâu mới cưới.
Lại nghe
đây! Một tâm trạng bình tĩnh và một lối ăn nói dễ thương là cần thiết để
khuyến trợ cho sự nảy sanh tâm từ trong con. Sự ham hiểu biết và một tâm
linh hoạt cho con dễ dàng cảm được đức tin. Một cảm giác tự trọng và
khiêm tốn, cho con đức tính kiên trì trong thực hành Pháp.
Gặp bất
hạnh và khổ đau, cho con đức tính hướng sự quan tâm về Pháp. Chân thật
và đáng tin cậy, cho con đức tính có thể chịu đựng sự khó khăn. Tính
kiên trì và tình thương sâu xa, làm phát sanh đức tính thật sự có thể
phụng sự cho thầy mình.
Không
thích lợi danh, cho con đức tính không phe phái trong Phật pháp. Không
quan tâm việc đời, cho con đức tính có khả năng lớn hơn để hộ trì Chánh
Pháp. Giữ đúng theo lời nói, cho con đức tính hoà hợp được với pháp.
Cương
quyết và bền bỉm cho con đức tính xuất sắc hơn trong khi thực hành Pháp.
Giữ một gương mặt tươi cười và thái độ dễ mến, cho con đức tính Samaya
thanh tịnh với các bạn đạo của con. Không trụ trước và tự nhiên suốt các
hoạt động hằng ngày, cho con đức tính cắt đứt ngay suy nghĩ ý niệm.
Mặt khác,
các tính cách này có thể trở thành khuyết điểm nếu người ta bị chúng áp
đảo, như thế này:
Người ta
với một tâm thái bình tĩnh và một lối ăn nói dễ thương có nguy cơ làm
mồi cho các lỗi lầm là giả vờ và không chân thật. Người ham hiểu biết
với tâm linh hoạt có lỗi là dễ dàng từ bỏ sự thực hành Pháp. Người có
cảm giác tự trọng và khiêm tốn có lỗi lầm là không bỏ lại các chuyện thế
gian phía sau.
Người kinh
nghiệm nhiều khổ đau và bất hạnh có nguy cơ là không tìm ra thời gian
rảnh để thực hành Pháp. Người chân thật và đáng tin cậy có nguy cơ là
rơi vào lỗi không hiểu được Pháp. Người kiên trì và tình thương sâu đậm
đối với các người thân thuộc có lỗi lầm là không cắt được các trói buộc
của công việc thế gian.
Người chán
lợi danh có thể rơi vào bẫy không áp dụng đối trị trong thực hành Pháp.
Người không màng việc đời có thể rơi vào việc không tiến đến cùng cực
của thực hành Pháp. Người giữ đúng theo lời nói có nguy cơ rơi vào lỗi
lầm các lời nói cứng cỏi dẫn đến biện luận và cãi cọ.
Người
cương quyết và bền bỉ có nguy cơ khó bỏ được các ý định sai lầm. Người
giữ bộ mặt tươi cười và thái độ dễ mến có nguy cơ đạo đức giả và lãng
mạn. Người không trụ trước và tự nhiên không nỗ lực trong các hoạt động
về Pháp, có nguy cơ là rơi vào lỗi lầm xem thường nghiệp quả.
Tất cả các
con muốn đi vào cửa Pháp: nếu con vất bỏ mọi lỗi lầm và nỗ lực có được
mọi đức hạnh, con sẽ hoàn thành giác ngộ Vô Thượng không khó khăn. Thế
nên, hãy giữ điều này trong tâm!
Hãy nghe
một lần nữa! Có nhiều người không hoà hợp được với Pháp dầu họ đã vào
cửa, bởi thế con phải chắc chắn rằng điều ấy không xảy ra cho con!
Con có thể
đã thọ giới, nhưng không là một người thực hành Pháp, nếu các phương
tiện sinh sống và sở hữu cũng giống như một người chủ gia đình.
Con có thể
bỏ đi các hoạt động thế gian, nhưng con không phải là một hành giả của
Pháp, nếu con không từ bỏ các chuyện bàn luận nhàn rỗi vô ích.
Con có thể
ở nơi ẩn cư, nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu các hoạt động
của con cũng giống như một người thế tục.
Con có thể
bỏ quê nhà lại đằng sau, nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu
con không cắt đứt các mối trói buộc với người thế gian.
Con có thể
kiên trì trong thực hành, nhưng con không phải là một hành giả của Pháp,
nếu tâm con không rời khỏi ham muốn.
Con có thể
chịu đựng nhiều thứ khó nhọc, nhưng con không là một hành giả của Pháp,
nếu con không thể mang lấy sự bị tổn thương do người khác đem lại.
Con có thể
thực hành các giai đoạn phát triển và thành tựu, nhưng con không là một
hành giả của Pháp, nếu con hy vọng dời bỏ chướng ngại bằng bói toán và
bùa phép.
Con có thể
tu hành cái vô nhị, nhưng con không phải là một hành giả của Pháp, nếu
con hy vọng vào sự giúp đỡ từ chư Thiên và sợ hãi sự làm hại từ ma quỷ.
Con có thể
đã vào con đường Đại thừa, nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu
con không cố gắng làm lợi lạc cho chúng sanh.
Con có thể
hoạt động cho sự lợi lạc cho chúng sanh, nhưng con không phải là một
hành giả của Pháp, nếu những mục tiêu sâu xa nhất của con không có Bồ đề
tâm bao bọc.
Con có thể
đã hiểu được cái thấy, nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu con
không chú ý đến sự chín thành của nghiệp.
Con có thể
hiểu chín Thừa thứ bậc, con không là một hành giả của Pháp, nếu con
không hoà nhập tâm con với Pháp.
Con có thể
thực hành nhất tâm trong mọi lúc, nhưng con không là một hành giả của
Pháp, nếu con không huỷ diệt được sự trụ vào hình tướng như là có thật.
Con có thể
có ba sự tu hành “Giới, Định, Huệ”, nhưng con không là một hành giả của
Pháp, nếu con bị phát động bởi lòng kiêu mạn tham lam.
Trong bất
cứ hoạt động tâm linh nào cón dấn thân, nếu con không bao trùm nó với
cái tuyệt hảo có ba phầm là sửa soạn, phần chính và kết thúc, con không
phải là một hành giả của Pháp.
Con có thể
tự nhiên trong các sinh hoạt hằng ngày của tư tưởng, lời nói và hành vi,
nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu con lạc vào các phiền não
bình thường. Người nào vất bỏ các thực hành cho thành tựu vào bây giờ,
và rồi phát nguyện cho sự thành tựu trong tương lai không phải là hành
giả.
Con không
phải là một hành giả, nếu con mong mỏi đạt đến quả trong tương lai mà
không nhận biết khuôn mặt bổn nhiên của tâm con. Con có thể tạo ra các
thiện nghiệp, nhưng con không là một hành giả của Pháp, nếu con không
lìa bỏ tám mối quan tâm thuộc thế gian.
Hỡi các
người của tương lai, tám mối quan tâm của thế gian này là các ma quỷ táo
bạo sống trong mỗi người, dầu cao hay thấp. Tám cái này là vui mừng khi
được khen và không vui khi bị trách mắng; vui mừng khi có tiếng thơm và
buồn bã khi có tiếng xấu; vui mừng khi có sự vui thích, buồn bã khi
không như ý; và vui mừng trong được và buồn bã trong mấtt.
Con phải
tự xem xét cẩn thận để thấy mọi thiện căn con đã tạo ra trong quá khứ
qua tư tưởng lời nói, và hành vi có hay không bị ảnh hưởng của tám thứ
này. Trong những hành vi hiện tại con có chúng hay không, và con hoạch
định các hành vi trong tương lai, có bị chúng len lỏi vào hay không.
Cốt yếu là đừng để cho chúng tham dự vào!
Hỡi tất cả
những người mai sau nào đã theo Padma, bất kỳ Pháp nào con dấn thân vào,
hãy thực hành một con đường không lỗi lầm, để nhanh chóng đạt đến giác
ngộ và Phật tánh! Hãy thực hành nghĩa rộng rãi và sâu xa! Hãy thực hành
khi có được tất cả các giáo lý của bậc giác ngộ chân thật và viên mãn!
Hãy thực
hành khi có được nghĩa của chín Thừa thứ lớp, theo cách sự hoàn thiện đi
lên, trong tâm của chỉ một người! (1). Hãy thực hành bất cứ mục tiêu hay
hành vi nào bằng cách nhận biết rằng không có gì là đã hoàn tất!
Hãy thực
hành trong trạng thái trong đó mọi hiện tượng của sanh tử và Niết bàn
đều là Nhất Chân Pháp Giới của Pháp thân! Hãy thực hành đặc biệt phù hợp
với các lời dạy này của Ta! Hãy thực hành không nghi ngờ hay do dự liên
quan đến quả của giác ngộ!
Đây là lời
khuyên bảo bằng miệng về hạnh ban cho Tăng chúng Tây Tạng, và bất cứ ai
muốn thực hành Phật pháp, Samaya.
Mong rằng
lời này sẽ gặp người xứng đáng có duyên!
Viên ngọc
như ý của sự hồi hướng
Nama guru
deva dakini hung
Bây giờ,
Ta giải thích Kho Tàng Như ý, Các Viên Ngọc Quý,
Phương
pháp hồi hương các thiện căn nhiều vô số,
Bất cứ
công đức nào con đã tích luỹ, sẽ tích luỹ hay công đức con đang hoan hỷ.
Lành thay,
hoan hỷ quyết định hồi hướng các thiện căn tạo ra cho lợi lạc của một
người hướng về trạng thái vô thượng của giác ngộ! Để cho điều này được
hoàn thành, quan trọng là có ba yếu tố: công đức được hồi hướng, người
nhận, và ý tưởng hồi hướng.[1]
Đối với
người thực hành Mật thừa, người Thầy được xem là ruộng công đức thanh
tịnh như Shri Guhyasamaia nói:
Lúc bắt
đầu của bất kỳ dâng cúng nào,
Để qua một
bên mọi sự dâng cúng khác
Và bắt đầu
sự dâng cúng đến Thầy con,
Bởi vì làm
vui lòng Ngài con sẽ đạt đến thành tựu.
Trạng thái
cao cả của toàn giác.
Theo các
Kinh: Tăng Già là phước điền thanh tịnh. Như Kinh Tăng Trưởng Công Đức
nói:
Là lho
tàng của mọi giáo lý
Và người
mở ra mọi cánh cửa,
Những vị
thành viên của Tăng Đoàn
Là Tăng
Già được mọi người cúng dường.
Trong ý
nghĩa tổng quát,
Tam bảo
được chấp nhận là phước điền thanh tịnh.
Không có
bậc Thầy nào như Phật
Không có
sự bảo vệ nào như Pháp
Không có
ruộng nào như Tăng
Như thế
tôi dâng cúng cho Tam bảo!
Một Kinh
nói: “Các người theo các Thừa thấp xem cánh đồng cao quý là tối tượng.
Ví dụ, khi con gieo giống-nhân trong một cánh đồng tuyệt hảo, và cẩn
thận nuôi dưỡng chúng bằng bón phân, băm nhỏ đất... Bờy giờ, ngũ
cốc-quả-sẽ dồi dào. Cũng như thế, quả sẽ nhân thêm nhiều lần nếu cánh
đồng của phước đức được thanh tịnh”.
Các người
theo Đại Thừa nhìn các người nhận thấp kém là quan trọng hơn và nâng đỡ
những người tàn tật, bị khước từ và không bè bạn. Một đoạn kinh nói:
Những
người tuyệt vọng và cô đơn
Người bịnh
hoạn và tàn tật,
Người già,
ốm yếu, giác quan hư hỏng.
Người
nghèo khó, người đói cơm và người xin ăn
Bồ Tát
phải nâng đỡ những người không ai che chở đó.
Với những
người nhận thanh tịnh này, hoặc cao hay thấp, đồ vật chúng ta dâng là
thực sự có mặt hay tạo ra bằng tâm thức trong trường hợp người nhận là
cao hơn.
Với mây
cúng không vì sánh của Phổ Hiền,
Thực có và
tâm thức tạo ra,
Bao la và
tràn đầy trong không gian thanh tịnh
Con cúng
dường Ngài với một đại dương dâng cúng bên ngoài, bên trong và bí
mật(1).
Có dạy
rằng người ta phải bố trí những món cần thiết chúng không bị nhiễm ô
bởi tà hạnh, tà mạng, cho những người nhận bậc thấp bằng sự cúng dường
bốn thứ, như kinh nói:
Không phải
là phẩm vật từ trộm cướp hoặc của Thường trụ,
Không phải
là vật có hại,
Mà là thứ
quý giá và vui thích,
Và tốt
nhất là thứ cần đến.
Hơn nữa,
có nói rằng:
Giúp đỡ
người nghèo và tàn tật
Với bốn
loại cúng đường,
Thực phẩm
dự trữ và thứ đẹp mắt
Nhưng
không phải là đồ vật có lẫn tà hạnh hay võ khí,
Cũng không
là thức ăn nhiễm độc bởi sự kiếm được bất tịnh.
Tự thúc
đẩy con trong lối này, với một thái độ thanh tịnh đối với phước điền
thanh tịnh. Làm phát sanh niềm tin vào các người ở trên, lòng bi với các
người ở dưới và tâm thức giác của giác ngộ. Có nói rằng:
Thúc đẩy
bằng niềm tin và lòng thương xót,
Cúng dường
cho người khác với thái độ giác ngộ.
Hướng dẫn
bởi hồi hương và thiện nguyện,
Và niệm
bằng cách không ý niệm hoá ba luân(1).
Cũng có
nói:
Khi có một
thái độ thanh tịnh,
Đối với
mọi vật thanh tịnh,
Hãy cúng
dường vật tốt nhất.
Khi con
hồi hướng chúng về trạng thái của thừa tối thượng,
Và đóng
dấu bằng cách không ý niệm hoá ba luân,
Sự hồi
hướng này là siêu tuyệt nhất.
Theo cách
này, sự tích luỹ công đức được tạo ra do đối tượng liên hệ, phẩm vật, và
thái độ hồi hướng. Bây giờ, những công đức này được hồi hướng đến cái
gì? Và chúng được hồi hướng cho nguyên nhân hay cứu cánh nào?
[1]
Trích dẫn Đại Mộu Bát Nhã Ba La Mật: Bồ Tát hồi hướng mọi công đức hay
thiện căn về trạng thái toàn giác viên mãn, và không phải về trạng thái
Thanh văn hay Bích Chi Phật.
Như thế,
hồi hướng đến nguyên nhân cho sự đắc quả toàn giác, trạng thái Phật tánh
biết tất cả.
Padmavajra nói về các loại đạo sư hồi hướng:
Những vị
thấu rõ trạng thái bổn nhiên của cái thấy,
Là đệ tử
trong Đại định
Sở hữu tâm
giác ngộ và Đại bi
Và mọi dấu
hiệu của bậc siêu xuất
Các thiện
tri thức cao cao cả như vậy
Là những
bậc thầy siêu việt để hồi hướng công đức...
Tốt nhất
là khi đã gặp một vị Thầy như thế; nếu không, có nói rằng:
Với người
nào có đức tin và quyết tâm tối thượng
Phật sẽ
hiện diện như thể một người
Và vào
đúng thời gian, như khi trăng non, trăng tròn và ngày mùng tám,
Hãy hồi
hướng thiện căn trong sự hiện diện của Tam bảo.
Cũng có
thể hồi hướng trước bàn thờ Tam bảo.
Tiếp theo,
sự hồi hướng được làm cho ai? Chớ hồi hướng cho một người nhất định, mà
cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là những người đại loại(1).
Như có
nói:
Trực tiếp
và cũng gián tiếp
Chỉ làm vì
lợi ích của chúng sanh
Cho tất cả
hữu tình
Con phải
hồi hướng mọi công đức cho sự giác ngộ của họ.
Với một
người còn sống, chỉ đơn giản dùng tên;
Với người
đã chết, hãy dùng “đại loại”.
[1]
Khi hồi hướng cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là một người cụ thể, hãy
chỉ cho người ấy bằng cách nói rằng: “Giữ cho thân tâm bạn thành kính,
chấp tay lại và tưởng tượng rằng trong bầu trời trước mặt bạn, vị Thầy
chính của bạn đang ngồi, là bậc Điều ngự siêu việt, bậc chiến thắng,
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trang nghiêm với các tướng chính và phụ, bao
quanh bởi tất cả Chư Phật và Bồ Tát của mười phương, cũng như bởi các
Guru, Yidam, Dakini và các hộ Pháp. Cúng dường thân bạn và sự thịnh
vượng, quyền lực
và vinh
quang, và mọi thiện căn, nghĩ rằng: “Mong tất cả chúng sanh mà đầu hết
là những người “đại loại như thế” được đạt đến giác ngộ tối thượng, chân
thật và viên mãn, con hồi hướng mọi thiện căn có từ công đức và trí huệ
đã tích luỹ được và tất cả các thứ khác từ vô thuỷ sanh tử”. Với một
giọng tôn kính, lập lại các hồi hướng.
Nếu hồi
hướng được làm cho một người nào khác, thì chữ “bạn” được thay thế bằng
“con”. Nếu có Tăng Chúng bốn vị hiện diện, thỉnh cầu các vị thêm vào các
thiện nguyện của các vị. Vị Thầy phải đích thân tập trung vào quyết định
này, mà không chao động khỏi lời nói và ý nghĩa của chúng:
“Chư Phật
và Bồ Tát trụ khắp mười phương, xin chiếu cố đến... Các vị Guru và hoá
thần của Mạn đà la Bổn tôn, xin hãy chiếu cố”.
“Các thiện
căn được tạo bởi vô thuỷ sanh tử từ bố thí, trì giới, thiền định vv.. mà
ông bà X, Y đã tạo được, bảo người khác tạo, và các thiện căn từ phước
đức và trí huệ do thân, khẩu, ý trong đời này hay đời sau cũng như mọi
Thánh nhân đã thành tựu trong thần lực của chân lý đã làm, tôi trọn vẹn
hồi hướng chúng như là nguyên nhân cho giác ngộ Vô thượng, chân thật và
viên mãn để cho ông bà X, Y cũng như cho tất cả chúng sanh.
Nếu sự
chứng ngộ của người được hồi hướng thì cao hơn của con hay nếu đó là một
Đại sư, hãy thỉnh cầu chứng giám và đổi cứu cánh của hồi hướng và nguyện
vọng cho sự lợi lạc của tất cả chúng sanh như sau: “Mong rằng mọi chúng
sanh đầu hết là... nhanh chóng đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ
tối thượng chân thật và viên mãn”.
Đọc nó làm
ba lần nói tiếp:
“Cho đến
khi hoàn thành mục tiêu của nguyện vọng, trải qua mọi đời và kiếp tái
sanh, mong rằng rất cả chúng sanh đạt được mức độ Trời hay Người trong
các cõi cao, không bị đứt đoạn bởi các tái sanh nào khác”.
Mong rằng
họ có mọi phẩm tính của một tái sanh cấp cao gồm tính cách cao thượng
nhất.
Mong rằng
họ gặp được thiện tri thức truyền thừa dòng phái của các bậc Thầy cao
cả, và được chấp nhận làm đệ tử.
Hoàn thành
ba lối làm đẹp lòng(1), mong rằng họ hưởng thụ sự thịnh vượng của các
giáo lý không gì sánh của Tối thượng thừa qua văn tư tu.
Qua sự có
được chỗ ở tốt, đồng bạn và điều kiện tốt đẹp, mong rằng họ rộng chuyển
bánh xe Pháp sâu xa và thanh tĩnh của Tối thượng thừa.
[1]
Qua hoạt động Bi
mẫn vô lượng cùng với từ ái vô biên của tâm giác ngộ, mong rằng họ thành
tựu lợi lạc cho hữu tình một cách không cần cố gắng và tự nhiên, giáo
hoá mỗi người trong con đường nào thích hợp.
Du hành trong đại
dương trùm khắp của các cõi Phật vô biên, gồm những Mạn đà la của những
Guru, Yidam và Dakini, mong rằng họ được hộ trì bởi sự thành tựu của
công đức của họ. Mong rằng họ đi vào trong tạng của mọi tích luỹ này!
Mong rằng họ đi theo dấu chân của các Ngài! Mong rằng họ đồng đẳng với
Chư Phật trong chứng ngộ Đại bi, công đức và hoạt động!
Trên con đường
thực hiện điều này, mong rằng mọi yếu tố xấu xa và đối nghịch như là khó
khăn, chướng ngại, phóng dật, lười biếng, tà hạnh và lỗi lần đều lặng
mất. Mong rằng họ có được những hoàn cảnh tuyệt hảo và dồi dào các phẩm
tính an vui và hạnh phúc như: Sống lâu, sức khoẻ, bề ngoài hấp dẫn, niềm
tin sâu sa, trí óc nhạy bén, đại bi, sinh lực mạnh mẽ, thịnh vượng, vui
vẻ bố thí, các thệ nguyện Samaya thanh tịnh, giới luật hoàn hảo vv...
Nếu sự hồi hướng
và nguyện vọng được làm cho một người quá cố, đến lúc này hãy cử hành
lễ nghi tịnh trừ chướng ám. Nếu nó để dành cho một người sống, thì nói
một nguyện vọng thích hợp nào khác, như sau đây:
Trong đời này mong
rằng họ được trường thọ, sức khoẻ tốt, sung túc và tốt đẹp.
Mong
rằng mọi bệnh tật và ảnh hưởng xấu ác hạnh và che chướng, vi phạm lỗi
lầm và bất hạnh, các chướng ngại bên ngoài và bên trong của chúng, mọi
năng lực xấu và bất hoà đều được yên tịnh!
Mong
rằng họ an trụ trong Pháp với tư tưởng, lời nói và hành vi, khi hân
thưởng những lời không tỳ vết của các bậc Điều Ngự, mong rằng mọi ước
mong của họ được viên thành như họ đã có viên ngọc như ý!
Vào lúc
chết mong rằng họ không phải chịu đựng sự đau khổ do sinh lực bị đứt
đoạn, mà mọi trạng thái ý niệm của phiền não đều lắng dịu, họ nhớ lại vị
Guru và Tam bảo một cách hoan hỷ và thích thú.
Mong
rằng họ hoàn toàn được che chở bởi tâm trí huệ cùng với Đại bi của tất
cả các bậc Thánh, các vị là đối tượng tối cao cho sự quy y.
Mong
rằng họ hoàn toàn không phải chịu đựng sự sợ hãi và khủng khiếp của
trung ấm, mong rằng mọi cánh cửa vào các cảnh giới thấp đều được đóng
lại.
Như là
cái tối hậu, mong rằng họ sớm đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ vô
thượng, chân thực và viên mãn.
Với sự
ban phước của ba thân giác ngộ của Phật,
Với sự
ban phước của chân lý bất biến của pháp tánh,
[1]
Với sự
ban phước của Guru, Yidam và Dakini,
Mong
rằng sự hồi hướng của con được thành tựu.
Mong
rằng mọi mong muốn của con thành hiện thực.
Nói vậy
xong, chấm dứt bằng cách đóng dấu ấn niêm phong với sự thanh tịnh ba
luân của vô niệm.
Có công
đức vô biên khi niêm ấn với sự hồi hướng quý giá trong cách này, và phát
lên những lời nguyện toàn hảo. Kinh Thỉnh Cỗu Bởi Trí Bất Đoan nói:
Như một
giọt nước rơi vào đại dương
Sẽ không
khô mất cho đến khi nào đại dương khô cạn,
Cũng
cách ấy, công đức hồi hướng trọn vẹn đến giác ngộ
Sẽ không
tan biến trước khi đạt đến giác ngộ.
Kinh
cũng nói rằng:
Trong sự
hiện diện của Tam bảo,
Hoá
thần, Thầy con hay tương tự,
Với niềm
tin, gom góp các sự tích lũy và phát những nguyện vọng rộng lớn như thế.
Công đức ấy không thể nghĩ bàn.
Đã gom
góp các sự tích luỹ công đức và trí huệ, các khuyết điểm của sự không
niêm dấu ấn với sự hồi hướng quý báu, được diễn tả như là bốn nguyên
nhân của sự khô kiệt:
Sau khi
tạo được một thiện căn,
Mà không
hồi hướng, hồi hướng sai lầm,
Khoe
khoang nó với người khác, hay cảm thấy hối tiếc.
Đó là
bốn nguyên nhân làm khô kiệt.
Bởi thế,
cần yếu hồi hướng theo cách sau: Tưởng tượng rằng những tia sáng rực rỡ
phóng ra từ trung tâm trái tim của Phật và chạm đến thân, khẩu, ý của
những chúng sanh được hồi hướng cho tẩy sạch hoàn toàn các ác nghiệp,
che ám tội lỗi của họ. Họ trở thành những khối cầu ánh sáng, chúng tan
vào trung tâm trái tim của Phật. Phật và Thánh chúng tan biến vào hư
không nền tảng, như một cầu vồng tan giữa bầu trời. ấn niêm như thế,
bằng cách không ý niệm hoá ba luân, trở thành sự hồi hướng chân thật và
tối thượng. Như Đức Di Lặc đã nói:
Sự hồi
hướng phi thường, tròn đủ
Cái cao
trổi nhất để cử hành
Là thái
độ tự do khỏi sự trụ vào danh tướng,
Tức là
không có vô minh.
Ngài nói
thêm:
Hơn nữa,
sự hồi hướng vô thượng
Là hiểu
biết thấu triệt rằng không có bản tính thực
Trong
công đức được tạo ra, trong quả của nó
Trong
người được hưởng hồi hướng hay trong hành động hồi hướng
Bởi thế,
hãy chôn cất mọi công đức được tạo ra cho một định hướng đặc biệt như
một mỏ kho tàng vô tận, và hoàn thành nó bằng cách ấn niêm nó với sự hồi
hướng của Đại thừa. Rồi hãy tôn kính khi tuỳ hỷ niềm vui và sự biết ơn
trong lòng.
Đây là
con đường được dạy. Samaya.
Nói một
cách căn bản, khi muốn làm một sự hồi hướng, có ba điểm tổng quát: Sự
hồi hướng bảo vệ toàn vẹn món quà công đức của người trao cho. Sự hồi
hướng sau một thực hành đặc biệt của Mật thừa, hay sau khi chuyển bánh
xe Pháp thâm sâu. Sự hồi hướng hoàn thành sự tích luỹ công đức ở trong
hư không nền tảng của tánh Giác Bổn nguyên.
Cái thứ
nhất xảy ra tức thời sau khi người trao cho ban tặng vật phẩm, hay ngay
sau khi tuỳ hỷ nó. Hãy lập lại ba lần lời nguyện sau, hay một lời nguyện
khác thích hợp:
Đảnh lễ
tất cả Chư Phật và Bồ Tát mười phương, xin hãy chiếu cố đến người hồi
hướng này. Các Đạo Sư và Tăng Chúng thanh tịnh, xin hãy chiếu cố!
Như
thiện căn này biểu lộ,
Mong
rằng bất cứ công đức nào người trao cho tạo được trong suốt ba thời,
Được hồi
hướng về sự tăng trưởng rộng rãi của quả vô tận.
Mong
rằng giác ngộ vô thượng sẽ nhanh chóng đạt được.
Cái thứ
hay xảy ra vào lúc kết thúc của bất cứ sự nghiên cứu, chỉ đạy và thiền
định bên ngoài hay bên trong nào, hay bất cứ cái nào của mười hoạt động
tâm linh. Hồi hướng theo cách sau:
Đảnh lễ
Chư Phật và Bồ Tát mười phương, các Guru, Yidam, Dakini và hoá thần Mạn
đà la, cùng với những Hộ Pháp của các Ngài, xin hãy chiếu cố đến con!
ở trong
Đạo Mạn đà la bao la của Phổ Hiền,
Mong
rằng mọi thiện căn được tạo ra trong suốt ba thời,
Bởi Guru
cầm Kim cương và các vị khác,
Và bởi
tất cả huynh, muội Kim cương,
Trong
công việc chuyển Pháp luân rộng lớn,
Được hồi
hướng đến sự đạt đến Phật tánh toàn mãn.
Mong
rằng ai ai ở bất cứ đâu, đều đạt đến trạng thái Phổ Hiền.
Hồi
hướng trong cách này và ở trong trạng thái chân thật vô thượng của cái
tối hậu.
Cái thứ
ba xảy ra lúc kết thúc của bất cứ cái gì con muốn hồi hướng và bất kỳ
lúc nào con hồi hướng, hay vào lúc chấm dứt của bất cứ loại hoạt động
nào. Hãy làm sự hồi hướng này từ trong trạng thái của “Đại ấn”.
Các bậc
Điều Ngự và đệ tử trong mười phương, xin hãy chiếu cố.
Mong
rằng bất cứ công đức nào được tạo ra bởi tư tưởng lời nói và hành vi.
Do chính
con hay người khác trong tất cả chúng sanh.
Trong ba
thời quá khứ, hiện tại và vị lai,
Được hồi
hướng về cõi giới vô biên của giác ngộ
Mong
rằng quả tối thượng của bản tánh không gì sánh được đạt đến.
Lúc bắt
đầu của bất kỳ loại hồi hướng nào, hãy quán tưởng Tam bảo ở trước mặt
con như sự chứng giám. Tưởng tượng rằng các vị chấp nhận con với các lời
hồi hướng và nguyện lành. Tiếp theo, nói lên các lời hồi hướng trong khi
ấn niêm bằng vô niệm cái con đang hồi hướng và các đối tượng của sự hồi
hướng, công đức và người tạo của việc hồi hướng. Vào lúc cuối, an trụ
trong trạng thái siêu việt khỏi lời nói, tư tưởng và diễn tả, trong nó
mọi hiện tượng của sanh tử và Niết bàn lúc ban đầu không sanh khởi, ở
chặng giữa không dừng trụ và cuối cùng không diệt mất.
Samaya.
Các
phương tiện thiện xảo này để đưa thiện căn công đức đến chỗ hoàn hảo, là
các lời dạy truyền miệng về hồi hướng có tên là “Viên Ngọc Như ý Của Hồi
Hướng”, được vị Vidyadhara Padmasambhava ban cho. Tôi Tsogyal, viết lại
chúng trong hình thức ghi chú và cất giấu chúng như là kho tàng bí mật
Terma.
Nguyện
rằng chúng gặp người xứng đáng tiền định!
Dấu ấn
cất giấu
Dấu ấn
trao truyền.
Dấu ấn
kho tàng.
Samaya.
Dathim.
Sách này
được khám phá từ động Lớn ở Puri do tôi, Sangye Dorje (Sangye Lingpa),
một tín đồ khất thực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
( (
Một khuyến khích thực hành tâm linh
Tạo ra
từ công đức chúng sanh nói chung và dân Tây Tạng nói riêng, hoá thân ảo
huyễn của Văn Thù Sư Lợi xuất hiện như Trisong Deutsen, Bồ Tát và Pháp
vương. Để thỉnh cầu xây dựng ngôi chùa có tên là Samye, “Sự Hoàn Thành
Tự Nhiên của các Ước Nguyện Vô Biên” và với ý định truyền bá Phật pháp
vào Tây tạng. Vua mời Bồ Tát Lotpon, và phát tâm Bồ đề để biểu lộ sự
cần yếu phải được thúc đẩy bởi thái độ giác ngộ của tâm Bồ đề. Để biểu
lộ sự chín muồi và giải thoát của tâm Bồ đề, vua mời Padmasambhava, Đại
Đạo sư của Uddhiyana, để ban cho các truyền thọ pháp lực, để đem “tiếp
cận và thành tựu” đến giới hạn của sự toàn thiện. Để biểu lộ sự cần
thiết phải mở rộng và làm cho nó nở rộ, vua mời pháp sư Vimalamitra đến
để chuyển bánh xe Pháp của các thừa nhân và thừa quả. Để biểu lộ sự viên
mãn rốt ráo và thành tựu tự nhiên của các giáo lý về thân, lời và tâm
giác ngộ, nhà vua xây dựng chùa Samye vinh quang và cử hành các buổi lễ
thụ phong. Như thế vua quảng bá Phật pháp ở Tây Tạng; làm cho lời dạy và
sự thực hành của Giáo thừa và Mật thừa chiếu sáng như mặt trời mọc.
Đặc biệt
vị Vidyadhara vĩ đại có tên là Padmasambhava, một lưu xuất nhiệm mầu của
ba thân đến Tây Tạng bởi thần lực của các nguyện vọng Đại bi của Ngài.
Trong thời gian lâu ở lại đó, Padmasambhava đã ban cho đức vua, các đệ
tử chính khác và những người có phước, vô số giáo huấn rộng rãi và sâu
xa cho sự trưởng thành và giải thoát của tâm thức. Trong nhiều lời dạy
Ngài ban cho tôi, Tsogyal họ Kharchen tôi chép lại ở đây một sưu tập mọi
lời dạy về ý nghĩa hữu ích như là một khuyến khích đối với thực hành tâm
linh. Mahakarukina Sammatiah.
Đạo sư
Padma nói: Tsogyal! Chúng ta phải thực hành một giáo lý đem lại giải
thoát khỏi sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta không làm được điều đó, thì sẽ
cực kỳ khó khăn có được một thân người với tự do và sung túc như thế
này.
Có một
thân người như vầy khó khăn đến thế nào? Nó cũng khó như tìm kiếm một
hạt đậu khi con ném nó thẳng vào bức tường, như một con rùa ngóc đầu
lồng vào một khung gỗ nổi dật dờ trên biển cả, như ném hạt cải qua một
lỗ kim.
Lý do
khó khăn ấy là sáu loài chúng sanh cũng giống như một đống hạt. Các
chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh giống như nửa ở đáy, các loài
một – nửa – chư thiền là phần trên, chư thiên và loài người chỉ giống
như chóp đỉnh, so sánh với các loài chúng sanh khác, hầu như không thể
có một thân người. Tsogyal! Hãy thử đếm số chúng sanh của sáu loài!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Dầu cho có khó khăn ấy, con đã có được một thân
người qua phước đức quá khứ, nhưng cũng còn khó khăn để thực hành Pháp
thiêng liêng, nếu như con không có đầy đủ giác quan, như điếc đui hay
câm. Nếu con tái sinh giữa những người sơ khai hay hoang dã, cũng không
có cơ hội thực hành Pháp. Nếu con sinh ra trong một gia đình với tà kiến
hư vô của ngoại đạo cực đoan, con cũng sẽ không đi vào giáo pháp của
Phật.
Bây giờ,
chúng ta được sinh ra trên Nam Thiệm Bộ Châu, trong một đất nước văn
minh nơi đó có Phật pháp. Chúng ta đã đạt được cái khó đạt là một thân
người quý giá và khi giác quan chúng ta còn toàn vẹn, chúng ta có thể
gặp các bậc thầy cao cả, có quyền chọn lựa điều gì chúng ta muốn làm, có
thể đi vào Phật pháp, thực hành Pháp thiêng liêng, và công trú với Tăng
Chúng. Nếu vào lúc này chúng ta không áp dụng giáo lý đưa đến giải thoát
và giác ngộ, thân thể quý báu này sẽ vô cùng lãng phí.
Chớ trở
về trắng tay khi đã đến đảo châu báu; chớ lần lữa trong sự đói nghèo khi
đã gặp kho tàng vô tận. Chúng ta phải vượt qua đại dương khi chúng ta có
thuyền bè; chớ để cho chiếc thuyền thân người này tuột mất!
Bây giờ
là lúc để phân cách sanh tử khỏi Niết bàn, hãy vui vẻ nỗ lực trong thực
hành! Bây giờ là điểm phân chia giữa hạnh phúc và khốn khổ; chớ thu xếp
cho tai hoạ của chính mình! Bây giờ là lúc khi những con đường đi lên và
đi xuống phân chia; chớ có nhảy vào vực thẳm của các cõi thấp!
Bây giờ
là lúc để chỉ ra sự khác biệt giữa trí và ngu; chớ ấp úng hay nhìn sững!
Bây giờ là lúc để có được công đức; chớ bận rộn và tiếp tục tay không!
Bây giờ là lúc để thấy ai là người vĩ đại hay ngu ngốc; chớ tìm kiếm
giác ngộ vì lợi danh!
Bây giờ
là lúc để thấy ai là người tốt hoặc xấu; hãy vất bỏ các theo đuổi thế
gian! Thời điểm bây giờ được ví như chỉ một bữa ăn trong một trăm ngày;
chớ làm như con có đầy đủ thời gian! Bây giờ là lúc sự tai hại của một
phút giây lười biếng sẽ có hậu quả lâu dài; hãy vui vẻ nỗ lực trong tu
hành! Bây giờ là lúc chỉ một năm kiên trì sẽ đem lại hạnh phúc cho mọi
đời sắp tới; hãy ở thường trực trong thực hành Pháp!
Ta luôn
thương xót cho những ai rời bỏ cuộc đời này với hai bàn tay trắng!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Chúng ta không biết khi nào cái thân người này,
có được với bao nhiêu khó khăn, sẽ chết ngày mai hay ngày kia. Thế nên,
chớ lo toan cho mình như mình sẽ sống mãi mãi! Chúng ta không chắc khi
nào thân xác mượn từ bốn đại này sẽ ngã xuống. Thế nên, chớ quý báu si
mê nó!
Sanh ra
không dẫn đến cái gì khác hơn là chết; hãy tu hành trong bản tánh vô
sanh như là định mệnh của con! Gặp gỡ không dẫn đến cái gì khác hơn là
chia lìa; hãy cắt đứt sự gắn bó vào những người sống chung! Thu góp
không dẫn đến cái gì hơn là cạn kiệt; hãy rộng lượng mà không bám níu!
Xây dựng không dẫn đến cái gì khác hơn là hoại diệt; hãy giữ các chốn ẩn
cư trong hang và núi!
Ham muốn
và tham vọng không dẫn đến gì khác hơn là đau khổ; hãy buông bỏ lòng
khát vọng của con! Kinh nghiệm mê lầm không dẫn đến cái gì khác hơn là
vô minh; hãy huỷ hoại tri giác nhị nguyên! Làm như thế con sẽ luôn luôn
hạnh phúc, nhưng chỉ vois ai biết nghe lời khuyên nhủ!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Ta đã nói điều ấy cho mọi người, nhưng không ai
nghe. Khi nào thần chết nắm bắt con, lúc ấy không còn cơ may để giải
thoát. Người nào không thực hành Pháp sẽ hối tiếc điều này khi cái chết
đến.
Năm,
tháng và ngày trôi qua không chần chờ ngay cả một giây. Cuộc đời này qua
đi không dừng nghỉ dầu cho một giờ hay một phút, rồi chúng ta chết. Các
mùa tiếp tục, nhưng cuộc đời chúng ta chấm dứt và không chờ đợi.
Con có
tuyệt vọng không, khi nhìn cái chết đến gần với năm, tháng, ngày lần
lượt ra đi? Làm sao con có thể cảm thấy hài lòng khi người nào cũng
chết, không hy vọng và bất ngờ? Làm sao con có thể cảm thấy hài lòng với
con cháu và sự sung túc khi chúng chẳng dùng được cái gì vào lúc chết?
Làm sao con có thể cảm thấy tự tin khi đi theo con không có gì ngoài
nghiệp tốt và xấu?
Những
người nào không cắt đứt sự trói buộc của họ vào hình tượng cụ thể, và
cái thấy trường tồn là những kẻ điên rồ!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Không có cách gì có được người khi ở trong các
trạng thái không tự do, bởi thế lúc ấy có đề cập đến tu hành và giải
thoát cũng là vô ích! (1).
Ngay lúc
này chúng ta có quyền chọn lựa điều gì chúng ta muốn làm, tuy nhiên
người ta nói rằng không thể áp dụng Phật pháp. Có được thân người với tự
do và sung túc, họ nói là không có thì giờ cho thực hành tâm linh. Hoàn
toàn có thể thường xuyên làm nô lệ cho thực phẩm và áo quần, họ nói rằng
không thể thực hành Pháp thiêng liêng dầu chỉ một năm. Không mệt mỏi
trong bận rộn sanh tử, họ nói không thể chịu đựng khổ đau không ngừng
nghỉ, họ nói không thể để dành ngay chỉ một mùa hè hay mùa đông cho hạnh
phúc của thực hành tâm linh.
[1]
Người
chú chú ý đến Pháp hình như không muốn hạnh phúc!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Điều quan trọng nhất là nỗ lực trong tu hành khi
con còn trẻ. Khi con đã già con có thể muốn nghe giáo Pháp nhưng lỗ tai
con lại không muốn nghe. Con có thể muốn học hỏi nhưng sự chú tâm của
con thì nặng đục và trí nhớ con thất thoát. Con có thể muốn đến với
Pháp, nhưng thân con không thể đi hay ngồi. Con có thể muốn thực hành,
nhưng sức mạnh của
các đại đã tàn và con không thể tập trung. Con có thể muốn cho đi tài
sản vật chất của con nhưng chúng đã bị người khác kiểm soát và con không
còn đảm đương chúng. Con có thể muốn chịu khó nhọc nhưng hệ thống của
con không chịu nổi sức ép. Làm cho thầy con và các bạn Pháp không vui,
khi tuổi già đến, con có thể muốn thực hành nhưng không thể. Con sẽ ước
ao “phải gì tôi đã có ý chí và nguyện vọng khi tôi còn trẻ”, nhưng điều
đó sẽ không giúp gì nữa cả. Đã quá trễ để hối tiếc là không thực hành
Pháp gì khi con còn có thể.
Người
không cảm thấy có quan tâm nào đến sự thực hành Pháp khi trẻ thì không
hơn gì kẻ ngu đần!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Khi thực hành Pháp giải thoát, cưới vợ cưới
chồng và dìu dắt một đời sống gia đình thì cũng giống như bị kềm giữ
trong xiềng xích chặt chẽ không có tự do. Con có thể muốn chạy thoát
nhưng con đã bị nhốt trong ngục tối sanh tử không lối thoát. Con có thể
hối tiếc về sau, nhưng con đã chìm trong vũng lầy tình cảm, không chỗ
ra. Nếu con có con cái, chúng có thể dễ thương nhưng chúng là cây cọc
cột con trong sanh tử. Nếu không có con, sự lo lắng rằng gia đình con sẽ
chết đi thì còn lớn hơn nữa. Nếu con có tài sản giữa lâu đài và ruộng
vườn, chẳng có rỗi rảnh nào để thực hành Pháp. Nếu con không có sự cực
khổ và tranh đấu khi không có miếng ăn còn lớn lao hơn. Nếu con có người
hầu hạ và người làm, rốt cuộc con bị bận rộn vì làm một người nô lệ cho
sự quản lý. Nếu không có sự thiếu quyền hành làm cho con bị người khác
kiểm soát, thì không có tự do để thực hành Pháp. Theo cách đó cả cuộc
đời hiện tại và tương lai của con bị phá huỷ.
Trong
bất cứ trường hợp nào, người kết hôn và trở thành chủ gia đình chìm đắm
trong đầm lầy của sự khốn khổ không có dịp may để giải thoát.
Đại sư
Padma lại nói: Tsogyal! Các niềm vui của thế gian này cực kỳ thoáng qua,
nhưng nếu con có thể thực hành giáo pháp thiêng liêng, hạnh phúc của con
sẽ kéo dài lâu xa. Sự thịnh vượng của thế giới này là vô thường và trôi
mất, nhưng nếu con có thể thường trực gom góp các tích luỹ, con thực sự
là giàu có. Người nào dấn mình vào những hành động xấu là điên rồ, nhưng
người nào làm điều tốt thì nhạy cảm và khôn ngoan. Người nào cam kết
mình vào các giáo lý có ý nghĩa là đáng kính, nhưng người nào theo đuổi
lợi danh vô nghĩa là không thận trọng và không có đạo đức. Danh lợi, vật
chất thế gian là chủ nhân của sự khốn khổ; cao quý là người đạt đến
Phật tánh trong chỉ một đời.
Những ai
bám vào thế gian này không bao giờ tìm thấy dịp may thoát khỏi sanh tử!
Đạo sư
Padma lại nỏi: Tsogyal! Phiền não khởi ra hoàn cảnh, thế nên hãy thoát
khỏi cõi đất của thương và ghét. Chướng ngại được khởi dẫn do phóng dật,
thế nên hãy giữ mối liên hệ với một bậc thầy cao cả như với một y sĩ.
Nghèo khó và buồn phiền trong đời này có hệ quả từ các hành động trước
kia, thế nên hãy sống những nơi ẩn cư không có người. Hành động sai lầm
được tạo bởi hoàn cảnh, thế nên hãy tránh cộng đồng xấu như với thuốc
độc. Cạm bẫy xảy ra là do tà kiến, thế nên hãy học hỏi và tư duy phóng
khoáng. Tiến lên hay sa đoạ xảy ra với bất kỳ ai, người sống lẫn người
chết, thế nên chớ phê phán người khác. Bất kỳ niềm vui và hạnh phúc nào
xảy ra với con, nó là do các phước đức riêng của con, thế nên chớ kiêu
hãnh. Hãy cố gắng đạt đến giác ngộ khi con có năng lực để tránh đi vào
các cõi thấp của luân hồi.
Người
nào sống trong hạnh xấu sẽ chịu đựng lâu dài!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Nói chung, cái chết của con không có thời gian
xác định; nó đã đi chung với con từ khi sanh ra. Hoàn cảnh mà do đó con
chết cũng không chắc chắn; con chết cả khi không có ý định. Cái chết
không bao giờ từ bỏ con, và con có thể gom góp mọi sự giàu có của tất cả
thế giới, nhưng vẫn phải bỏ chúng lại phía sau.
Sanh tử
không biến mất khi con chết; con lại sẽ đi lang thang qua ba cõi. Không
có hạnh phúc trong cuộc sanh tử; con không bao giờ vượt qua khổ đau, dầu
con có sinh ra chỗ nào trong sáu loài chúng sanh, con đã lang thang biết
bao nhiêu trong quá khứ chịu đựng đau đớn không nói hết! Và con sẽ tiếp
tục lang thang qua sanh tử, lắc lư trong những ngọn sóng khổ đau. Tốt
hơn là thực hành Pháp và cắt đứt sự trói buộc của con vào đau khổ. Trừ
khi con đến đất liền, con không thể nào dẫn người khác ra khỏi sanh tử.
Nhưng hình như tất cả hành giả vẫn gắn liền với sự vui chơi của thế
gian và lại tự ném mình trở lại sanh tử.
Với sự
giúp đỡ của tự do và sung túc, con phải cắt đứt sự trói buộc vào sanh tử
ngay bây giờ!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Trừ phi con đạt đến giải thoát, bây giờ con chỉ
chìm thêm vào cuộc khổ đau, chưa tính đến con sẽ sinh ra chỗ nào. Trừ
phi con sống trong núi non, còn không con chỉ sống trong ngục tù của
sanh tử, bất kể con ở chỗ nào. Trừ khi con dấn thân vào thực hành tâm
linh, nếu không con chỉ tạo thêm nghiệp xấu cho sanh tử, bất kể con làm
gì.
Trừ phi
con gom góp hai sự tích luỹ, bất cứ thứ gì khác con góp nhặt chỉ trở
thành trò gian lận của ma. Trừ phi con theo một vị thầy tâm linh, người
nào khác con theo chỉ là một người hướng dẫn vào thêm trong sanh tử. Trừ
phi con nghe lời dạy của thầy con, người nào khác con nghe chỉ là một cố
vấn làm con sa đoạ.
Trừ phi
các phẩm chất tâm linh nảy sinh trong dòng sống của con, bất cứ đồng
hành nào cũng chỉ là một sự trợ giúp cho tà nghiệp. Trừ phi con thấu rõ
tự tánh của tâm con, bất kỳ tư tưởng nào chỉ là suy nghĩ ý niệm, danh
tướng. Trừ phi con có thể điều khiển tâm con, bất cứ điều gì con làm chỉ
kéo dài hư vọng. Trừ phi con chán ngán sanh tử, bất cứ điều gì con làm
chỉ là những hột giống cho các cõi thấp.
Người
nào không nhàm chán sanh tử sẽ đau khổ không ngừng nghỉ!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Không có cái gì khác giúp đỡ được con khi đối
diện với cái chết, thế nên hãy làm như vầy. Tìm một vị thầy ngài là hiện
thân của các giáo lý Đại thừa, nhận những lời chỉ dạy chúng, là hiện
thân của sự chứng ngộ chân thật về bản tánh của tâm.
Tìm kiếm
và duy trì một chốn ẩn cư an lành nơi ấy có đủ những nhu cầu. Thực hành
với một sự chuyên cần không ngừng nghỉ. Làm đầy kho tàng của con không
chần chừ uể oải(1).
Giữ mối
liên lạc với người nào có đức tin, kiên trì và thông minh. Hãy thực hành
các giáo lý đưa con đến giải thoát. Lánh xa như thuốc độc các việc xấu
dẫn con đến các cõi thấp, an trụ tràn đầy bởi tâm bi, gốc của Đại thừa.
Vì mục đích ban đầu của con, hãy tu hành tánh Không vô niệm. Trừ phi con
vất bỏ các phóng tâm, sẽ khó khăn để thành tựu bất kỳ cái gì qua thực
hành tâm linh!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Con có nghe rằng ông bà và tổ tiên con đã chết?
Con có thấy những người cỡ tuổi con và xóm giềng đã chết? Con không chú
ý rằng các bà con của con chết, dù họ trẻ hay già? Con không bao giờ
thấy một thi thể được đem ra nghĩa địa sau? Làm sao con không nhớ được
rằng cái chết sẽ đến với con? Nếu con ở yên không làm gì cả, thời gian
đạt đến giải thoát sẽ không bao giờ đến!
Căn
nguyên chính của các đức tính là đem tính vô thường ghi nhớ trong lòng,
thế nên chớ bao giờ quên nỗi sợ chết. Trong tất cả quan niệm, vô thường
là cái trổi vượt nhất, thế nên chớ bao giờ lìa xa nó. Thái độ tin tưởng
rằng mọi vật thường còn chính là căn nguyên của mọi việc làm sai lầm,
thế nên hãy vất bỏ nó đi! Trừ phi trong tâm con thành thực có thái độ
này về vô thường, ác hạnh sẽ chất đầy như núi.
[1]
Để điều
đó rõ hơn, người bình thường không tìm kiếm giải thoát; người có danh
phận thì kiêu hãnh và bám vào sự đánh giá phô trương; người giàu có thì
bị cùm kẹp trong tính hà tiện; người ngu sưởi ấm trong các việc xấu;
người lười biếng sống trong lãnh đạm; người thực hành quay trở lại với
thế gian; vị thầy dạy Pháp lạc vào tám mối quan tâm thế gian; thiền
giả, mất đức tin và chuyên cần, theo đuổi các mục tiêu của đời này. Tất
cả các điều này là do không nhớ vô thường trong lòng.
Một khi
ý nghĩ về vô thường thật sự hoà trộn vào dòng sống của con, mọi phẩm
chất của con đường giải thoát sẽ chất đầy như núi. Thế nên, hãy hình
thành thái độ rằng các mục tiêu thế tục là phù phiếm, vô ích! Vất bỏ đi
tính vô nghĩa của thế gian!
Hãy lên
đường giải thoát với sự dũng mãnh. Chớ bám víu vào sự vật! Chớ trụ vào
năm uẩn cho là chính mình! Hãy hiểu rằng sự đi trệch chính là Ma! Hãy
hiểu rằng các đối tượng thích thú của giác quan là sự lừa bịp! Chớ bao
giờ rời lìa cảm giác khẩn cấp!
Hãy nhìn
công việc của cuộc đời này như kẻ thù! Hãy tìm một chân sư! Hãy chạy
trốn các đồng bạn xấu! Hãy thoát vào sự cô tịch của các chốn ẩn cư núi
non! Chớ trì hoãn việc tu hành tâm linh của con! Hãy tuân thủ các lời
nguyện và Samaya của con! Hãy hoà tâm con với Pháp!
Nếu con
làm như thế, Bổn tôn sẽ ban cho con các thành tựu, các Dakini sẽ ban
phước cho con, Chư Phật sẽ hộ trì con và con sẽ sớm đạt đến giác ngộ,
tất cả những kết quả này đều từ việc ghi nhớ vô thường ở trong lòng.
Từ quá
khứ cho đến ngày hôm nay, tất cả Chư Phật và con cái của các Ngài, mọi
Vidyadhara và Siddha được thoát khỏi sanh tử bởi ghi nhớ điều này ở
trong lòng.
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Con rơi vào các cõi thấp do mười nghiệp xấu, thế
nên hãy sám hối và nguyện tránh, dầu chỉ một điều xấu nhỏ nhất. Đức hạnh
với tâm trụ tướng không trở thành con đường giải thoát, thế nên hãy ôm
lấy bất cứ thực hành tâm linh nào con làm với trạng thái vô tâm! Công
đức tạo được qua vô số kiếp còn có thể bị tiêu tan bởi một giây phút thù
ghét, thế nên hãy tu hành tâm từ, tâm bi, và trong khuôn khổ giác ngộ
của tâm. Con có thể đã hiểu được tánh không, nhưng nó sẽ xoay về chủ
nghĩa hư vô chấp đoạn, trừ phi con có thể bi mẫn. Thế nên, hãy cân bằng
tâm bi và tánh không!
Trong
bất cứ trường hợp nào không có gì có giá trị, trừ phi con bỏ sự bám chấp
vào các vật như là cụ thể, có thật. Thế nên, chớ nhìn kinh nghiệm hư
vọng của mình là thực thể cứng đặc và có thật!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Trừ phi con tức khắc ném sanh tử lại đằng sau,
nghiệp và phiền não của con là nguyên nhân, chắc chắn sẽ làm con tái
sanh trong một thân xác bị chi phối bởi điều kiện, đó là kết quả. Khi
con sanh lại như thế, thân thể này có bản chất là đau khổ. Sau khi sanh
ra, già và chết theo liền không thể tránh. Và khi cái chết xảy ra chắc
chắn không có chỗ đến nào ngoài sáu đường sanh tử.
Sanh lại
theo hình thức như thế, tham muốn và khổ đau tự động hiện hữu; không có
sự thoát khỏi biển cả khổ đau của ác nghiệp qua năm độc. Kết quả tất yếu
do không thể thoát ra là con quay cuồng không ngừng trong sanh tử luân
hồi. Để thoát nó con phải chứng ngộ tánh vô sanh của tâm con. Trừ phi
con thấu triệt điều đó, không có thể giải thoát khỏi sanh tử!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Đại để, sanh tử là không có khởi đầu, cũng không
có chấm dứt, nhưng với tư cách là một cá nhân con phải kinh nghiệm sự
bắt đầu và chấm dứt của nó! Con có thể có quyền lực và giàu có trong đời
này, nhưng chẳng có giá trị gì, bởi vì con phải ra đi. Sức mạnh, quyền
lực và các khả năng của con có thể lớn lao, nhưng chúng không thắng nỗi
Ma Chết.
Con có
thể có sự sung túc, xa hoa nhưng chúng không thể lừa được Tử Thần một
khi con đang ở trong móng vuốt của nó. Các quân đoàn và sự thịnh vượng
của con có thể ghê gớm, nhưng chúng sẽ không chở con tiến lên phía
trước, cũng không tuân theo sau con được. Con cháu, người hầu hạ, quyến
thuộc có thể nhiều, nhưng họ không thể theo con qua cuộc đời tới. Con có
thể được bao bọc bởi các đội quân của thế giới, nhưng chúng không thể
đánh lui sanh, già, bịnh, chết.
Trừ phi
con bảo đảm ngay bây giờ sự tốt đẹp của các đời tương lai; nếu không, ai
có thể chịu đựng sự khổ đau rớt vào địa ngục? Đói và khát của ngạ quỷ
thì không nương tay! Sự nô lệ của súc sanh thì đáng sợ! Sự đổi thay của
đời người hầu hết là khổ đau! Sự xung đột đánh nhau của các loại bán
Thần (A tu la) thì không thể chịu nổi! Sự đoạ rớt của chư thiên thì nhức
nhối! Tất cả quay cuồng trong vòng luẩn quẩn này. Sóng gió của sanh tử
thì khó thoát!
Mọi thứ
đều vô ích, trừ phi con băng qua được vực thẳm của sáu đường sanh tử
luân hồi. Để vượt qua được nó, con phải phát triển sức mạnh của trí huệ
bất nhị!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Nếu con muốn giải thoát sanh tử hãy làm như thế này:
Ưa và
ghét bình thường của con là tư tưởng sai lầm, hư vọng: hãy cắt tư tưởng
trong chính nó. Tin vào một cái ta là gốc rễ và nền tảng của sanh tử:
hãy nhổ nó lên! Đồng bạn và họ hàng là sợi dây kéo con xuống: hãy tháo
trói buộc ấy! Tư tưởng vể kẻ thù và ma quỷ là một sự hành hạ cho tâmcon:
hãy dẹp nó đi!
Lãnh đạm cắt đứt
sinh lực của giải thoát: hãy để lại nó đằng sau. Dối gạt và lừa đảo là
gánh nặng: hãy vất bỏ nó! Tham lam và ghen ghét là trận mưa đá huỷ hoại
mọi điều tốt: hãy trừ khử lỗi lầm ấy! Quê nhà con là ngục tù ma quỷ: hãy
tránh nó như thuốc độc!
Các đối tượng đáng
ưa của giác quan là các sợi dây ràng buộc con: hãy cắt sự nô lệ ấy! Lời
nặng nề là một vũ khí tẩm độc: hãy giữ lưỡi con! Ngu dốt là sự ô nhiễm
đen tối nhất: hãy thắp lên ngọn đèn của học hỏi và tư duy! Người yêu,
người hôn phối và con cái là mưu mẹo của Ma: hãy cắt đứt sự gắn bó của
con! Bất cứ điều gì con kinh nghiệm đều là hư vọng: hãy để nó được giải
thoát trong chính nó!
Nếu con làm như
thế, con sẽ quay xa khỏi sanh tử.
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Khi con hiểu những lỗi lầm của sanh tử, không có thấy nào
phải tìm ngoài điều ấy. Khi con nhớ vô thường trong lòng, không có sự
khuyến khích nào phải cần đến ngoài điều ấy. Khi con chứng ngộ tất cả
những gì xuất hiện và hiện hữu là tâm của con, không có con đường giác
ngộ nào ngoài điều ấy.
Khi con có lòng
sùng mộ vững chắc vào vị thầy của con, không có Phật nào phải tìm ngoài
điều ấy. Khi con làm cho mọi chúng sanh được an vui, không có Tam bảo
nào phải thờ phụng ngoài điều ấy. Khi con cắt đứt nền tảng và gốc rễ của
tư tưởng, không có tự tánh nào để thiền định về ngoài điều ấy. Khi sanh
tử vốn tự giải thoát, vốn là tự do trong chính nó, không có trạng thái
giác ngộ nào phải hoàn thành ngoài điều ấy. Một khi con thấu suốt điều
này, sanh tử và Niết bàn là không hai.
Ngoài ra, tuổi trẻ
thì ngắn trong khi xáo động lại nhiều. Quên thì mạnh khi các phương
thuốc thì yếu. Cảm hứng thì yếu khi sự giải trí thì nhiều. Chuyện cần
thì hiếm hoi khi lười nhác đầy dẫy. Công việc thế gian thì vô số khi
hoạt động về Pháp thì ít ỏi. Tư tưởng xấu là tối đa, khi thông tuệ là
tối thiểu.
Ôi, bao nhiêu
người của thời đại đen tối sẽ hối tiếc nơi ngưỡng cửa của cái chết!
Tsogyal! Con phải nhận các lời truyền đạt sâu xa!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Để thoát khỏi cuộc sanh tử, con phải có niềm tin vào con
đường giải thoát. Đó là niềm tin sanh khởi qua nhân và duyên, mà không
khởi sanh trên chính nó. Niềm tin sanh khởi khi nhân và duyên trùng hợp,
và con đem tính vô thường vào trong lòng. Niềm tin khởi sanh khi nhớ lại
nhân quả.
Niềm tin khởi sanh
khi đọc các kinh và Tantra sâu xa. Niềm tin khởi sanh khi sống chung với
các đồng bạn có đức tin. Niềm tin khởi sanh khi theo một Đạo sư và một
vị thầy tâm linh. Niềm tin khởi sanh khi ở trong những khó khăn khổ sở.
Niềm tin khởi sanh
khi dâng cúng trước một bàn thờ đặc biệt. Niềm tin khởi sanh khi gặp một
hành vi sâu xa. Niềm tin khởi sanh khi nghe những gương mẫu cuộc đời của
Chư Tổ. Niềm tin khởi sanh khi nghe các bài ca Kim cương chứng ngộ.
Niềm tin khởi sanh
khi thấy sự đau khổ của người khác. Niềm tin khởi sanh khi chiêm nghiệm
các khuyết điểm của sanh tử. Niềm tin khởi sanh khi đọc các giáo lý
thiêng liêng hợp khuynh hướng của con. Niềm tin khởi sanh khi chú tâm
ghi nhận những phẩm chất của các vị cao cả. Niềm tin khởi sanh khi nhận
các ban phước từ thầy con. Niềm tin khởi sanh khi gom góp những tích luỹ
đặc biệt.
Lời khuyên của Ta
là không bao giờ rời những nguyên nhân làm cho niềm tin sanh khởi.
Đạo sư Padma lại
nỏi: “Tsogyal! Nếu con có niềm tin trong lòng con, con phải làm cho nó
trường tồn. Nếu không có, con phải làm cho nó sanh khởi.
Thiếu niềm tin
cũng giống như làm cho than thành ra trắng, con bị lìa khỏi các công đức
của con đường giải thoát. Thiếu niềm tin thì giống như một vin đá quý ở
đáy đại dương, con bị chìm dưới bề sâu của sanh tử. Thiếu niềm tin thì
giống như một con thuyền không có mái chèo, con không thể vượt qua biển
cả. Thiếu niềm tin thì giống như gieo hạt trên đất khô chưa được cày bừa
mặc dù đất tốt, không có một công đức nào sống sót.
Thiếu niềm tin
giống như một hạt giống bị lửa cháy xém, mầm giác ngộ không thể mọc.
Thiếu niềm tin thì giống như du hành qua những vùng đáng sợ mà không có
hộ tống, con sẽ không vượt thắng được kẻ thù phiền não. Thiếu niềm tin
cũng giống như một kẻ lang thang bị đưa vào tù, con không thoát khỏi
được các cõi thấp. Thiếu niềm tin thì như một cụt tay cố gắng leo núi,
con rớt vào vực thẳm của sáu loài chúng sanh.
Thiếu niềm tin thì
giống như một con hươu bị thợ săn bắt, con sẽ bị xử tử bởi Thần Chết.
Thiếu niềm tin thì giống như một người mù nhìn chòng chọc vào một điện
thờ, con không thấy được đối tượng của trí tuệ. Thiếu niềm tin thì giống
như một người ngu đến một đảo vàng ròng, con không biết cái gì con đã
tìm thấy.
Người không có
niềm tin không thể đạt đến giải thoát hay giác ngộ!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Để đạt đến giác ngộ, có niềm tin là đã hoàn thành một nữa
sự thực hành Pháp.
Niềm tin là miếng
đất màu mỡ, bất cứ lời dạy nào được trồng sẽ lớn lên. Niềm tin cũng
giống như viên ngọc như ý, nó đem lại các phước lành để hoàn thành bất
cứ thứ gì người ta theo đuổi. Niềm tin giống như một nhà cai trị thế
giới, nó nắm giữ vương quốc của Pháp. Niềm tin thì giống như một lâu đài
vững chắc, nó vững vàng trước những phiền não của mình và người khác.
Niềm tin thì giống
như cầu hay thuyền, nó cho con vượt qua đại dương sanh tử. Niềm tin cũng
giống như một sợi thừng đong đưa trong vực thẳm, nó sẽ kéo con ra khỏi
các cõi thấp. Niềm tin thì giống như thầy thuốc chữa bệnh, nó sẽ trục
xuất căn bệnh kinh niên của năm độc. Niềm tin giống như một đoàn hộ tống
mạnh mẽ, nó dẫn con an toàn qua hiểm nguy của sanh tử luân hồi.
Niềm tin giống như
một người bảo vệ, nó cứu con khỏi bốn ma quỷ quyệt. Niềm tin thì giống
như trăng càng ngày càng tròn, nó đưa công đức tăng trưởng dần. Niềm tin
giống như một món hối lộ để tránh khỏi bị tù, nó đánh lừa Thần chết ma
quái. Niềm tin giống như một con đường đi lên, nó dẫn con đến thành phố
văn minh.
Niềm tin thì giống
như một mỏ báu vô tận, nó cung cấp mọi nhu cầu và sở thích. Niềm tin
giống như đôi bàn tay người, nó gom góp các thiện căn. Niềm tin giống
như con ngựa phi nhanh, nó chở con đến điểm giải thoát. Niềm tin giống
như một con voi chở vật nặng, nó đưa con càng ngày càng cao. Niềm tin
giống như một cội nguồn lấp lánh, nó làm hiển lộ tánh Giác bổn nhiên.
Một khi niềm tin
đã hiện lên từ trong sâu thẳm của con, mọi phẩm chất đức hạnh đến chất
cao như núi!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Cội gốc của mọi đức hạnh của Phật tánh nằm ở nơi lòng tin
thế nên hãy để cho một niềm tin bất biến khởi sanh từ trong sâu thẳm của
con. Nó ngăn ngừa những cảnh giới mất tự do, và kiếm được tự do và sung
túc. Nó gỡ con khỏi đống bạn xấu và khiến con theo một vị thầy đích
thực. Nó đóng cửa các cõi thấp và chỉ bày con đường giải thoát.
Nó trục xuất nghi
ngờ, do dự và dẫn con vượt khỏi các nẻo của Ma. Nó ngăn cấm kiêu mạn,
ganh ghét, làm cho con hoàn thành các tự do và giàu có. Nó giải thoát
con khỏi các tội lỗi của hành nghiệp xấu và cho con đạt đến mọi thứ tốt
đẹp. Nó làm cho con vượt khỏi các đối tượng tham đắm và có được đức tin
để hoàn toàn tuy thuận.
Nó làm cho con bỏ
các tà kiến, tà hạnh và có được đức tin vào các lời dạy của các bậc Điều
Ngự. Nó rốt cuộc trục xuất các phiền não và để cho con khám phá các đức
hạnh vốn sẵn. Nó làm cho con vượt qua được đại dương của đời sống và
giảm hạnh xấu và tăng trưởng mọi đức hạnh. Nó thải bỏ lời khuyên sai lầm
và làm cho con thành tựu yếu tính tối hậu.
So sánh với việc
phụng sự chúng sanh nhiều như bụi trong cõi Phật mười phương. Các Tantra
dạy rằng: Niềm tin vào giáo lý Đại thừa là công đức lớn hơn!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Nếu người ta sẽ nghe: Đây là lời dạy, họ nên thực hành!
Đủ rồi sự tranh
đấu trong quá khứ với những hoạt động vô ích: bây giờ hãy hoàn thành
công việc quan trọng! Đủ rồi sự nô lệ mệt mỏi và vô vọng cho người khác:
giờ đây hãy hoàn thành lợi lạc cần thiết cho chính con! Đủ rồi với những
lời và hành động phung phí do năm độc làm ra: giờ đây con hãy chỉ huy
thân thể và lời nói hướng về Pháp! Đủ rồi sự tự mãn lãng đăng của con:
giờ đây hãy phát sanh sự chuyên cần vui vẻ trong thực hành!
Đủ rồi sự phục
tùng của con với những người thân thuộc: hãy làm sụp đổ bức tường sợ
hãi! Đủ rồi lòng thù ghét đối với kẻ thù và ma quỷ: giờ đây hãy tu hành
từ bi!
Đủ rồi với sự bị
bắt trong sáu đối tượng giác quan: giờ đây hãy nhìn vào trạng thái tự
nhiên của tâm(1) ! Đủ rồi với sự tạo tác các nghiệp xấu: giờ đây hãy vứt
bỏ các việc xấu và tà hạnh!
Đủ rồi sự khốn khổ
của con trong sanh tử: giờ đây hãy thoát vào cảnh giới của đại lạc! Đủ
rồi sự kết bè kết bạn: giờ đây hãy sống trong đơn độc! Đủ rồi với các
nói xấu xa: giờ đây hãy yên lặng và làm bạn với chân lý! Đủ rồi với ý
nghĩ và tính toán hư vọng: giờ đây hãy nhận ra Pháp thân, khuôn mặt xưa
nay của con!
Bây giờ là lúc
thống nhất niềm tin và sự chuyên cần để thành tựu trạng thái giác ngộ!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Cho đến khi con đạt đến giác ngộ, con cần một vị thầy, thế
nên hãy giữ liên hệ với một vị thầy tâm linh chính thống. Cho đến khi
chứng ngộ trạng thái bổn nhiên con cần phải học, thế nên hãy nhận lãnh
các lời dạy sâu xa. Con không giác ngộ bằng sự thấu hiểu đơn thuần của
trí thức, thế nên hãy chuyên cần trong thực hành, như thắp một ngọn lửa.
Cho đến khi con đạt đến sự an trụ trong tự tánh, con vẫn còn làm mồi cho
các chướng ngại, thế nên hãy vất bỏ các công việc làm cho phóng tâm.
Cho đến khi con
tới đích đến cuối cùng, con cần phải tăng cường các phẩm tính tốt đẹp,
thế nên hãy tu hành tuần tự sự làm mạnh thêm trí huệ.
Hãy tránh bất cứ
cái gì làm hại tư tưởng, lời nói hành vi của con và luôn luôn buông xả.
Tránh nhóm người nào gây ra phiền não và nhắm vào các bạn bè khuyến trợ
con đến đức hạnh. Vào buổi sáng – tối hãy tính đếm các hành vi tốt-xấu
và đặt tâm trong sự cảnh giác. Con có thể có được những lời chỉ dạy
nhưng mục đích của chúng sẽ bị lãng phí, trừ phi con đem chúng thực
hành, thế nên hãy thực hành bất cứ điều gì con hiểu.
Các kết quả sẽ tự
động theo sau sự thực hành bất cứ điều gì thầy con dạy, thế nên hãy lắng
nghe Pháp thiêng liêng!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Thực phẩm và quần áo sẽ tự động xuất hiện khi con thành
tâm thực hành Pháp.[1]
Như uống nước
muối, tham muốn thì không làm hết khát, thế nên hãy biết đủ! Hãy trừ khử
sự tự cao tự đại, giản dị hoà nhã và tự chế! Danh dự và tôn trọng là
cái bẫy của Ma, thế nên hãy dẹp nó đi như các tảng đá trên bờ sông! Lạc
thú và tiếng tốt chỉ thoáng qua, thế nên hãy bỏ lại các công việc của
cuộc đời ở đàng sau hoàn toàn không ngó tới. Các đời sau sẽ kéo dài hơn
đời này, thế nên hãy tự cung cấp lương thực dự trữ tốt nhất!
Chúng ta sẽ phải
bỏ đời này một mình không bạn hữu, thế nên hãy tìm sự hộ tống của vô uý!
Chớ khinh miệt người khiêm tốn dễ bảo; chớ phân biệt cao thấp! Chớ có
ghen với người có phẩm chất; hãy tự mình có được các phẩm chất ấy! Chớ
có so lường khuyết điểm của người khác; hãy vứt bỏ lỗi lầm của chính con
một cách cẩn thận như lượm tóc trên mặt! Chớ có quan tâm đến sự tốt đẹp
cho mình; hãy lo cho hạnh phúc của những người khác và hãy tốt với tất
cả.
Hãy hưng vận bốn
tâm vô lượng và nuôi dưỡng tất cả chúng sanh như con mình. Cân nhắc kỹ
lưỡng kinh và Tantra như hàng len, và thâu hoá kinh điển vào trong dòng
sống của con! Hãy khuất tung các vương quốc như con khuấy bơ, và hãy tìm
kiếm các lời chỉ dạy sâu xa nhất! Mọi sự đều được kinh nghiệm do bởi
nghiệp thức tạo từ trước kia và không phải do bởi thèm muốn, thế nên hãy
để cho tâm con thoải mái!
Bị khinh chê bởi
các bậc thầy cao cả thì còn tệ hơn cả cái chết, thế nên hãy thật thà và
thoát khỏi mọi lừa dối. Những rắc rối của đời này là do nghiệp trước
kia, thế nên chớ trách cứ người khác! Tốt đẹp, hạnh phúc là những sự ban
phước của thầy con, thế nên hãy để ý trả ơn lòng tốt của Ngài. Không
điều phục được chính mình, con không thể ảnh hưởng đến người khác, thế
nên trước tiên hãy điều phục chính mình! Không có các tri giác cao cấp,
con không thể hoàn thành lợi lạc cho chúng sanh, thế nên hãy chuyên cần
tu tập.
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Nếu người ta biết chăm lo cho chính họ, họ nên nghe các
lời dạy của Ta.
Chúng ta phải bỏ
lại đằng sau mọi của cải tích luỹ, thế nên chớ có làm điều xấu để cho
giàu có! Sự chín muồi của nghiệp từ hành động tốt và xấu, không biến mất
dù bao nhiêu kiếp, thế nên hãy cẩn thận ngay cả với hình thức vi tế nhất
của nhân quả! Tài sản vô thường không có bản chất, thế nên hãy dùng
chúng cho hành động công đức là bố thí. Đức hạnh tạo ra trong hiện tại
con sẽ cần đến trong tương lai, thế nên hãy tuân thủ giới luật thanh
tịnh!
Thù ghét thì lan
tràn trong thời kỳ đen tối, thế nên hãy mặc giáp nhẫn nhục! Bởi lười
biếng con sẽ lạc đường vào sanh tử, thế nên hãy phát sinh sự chuyên cần
không phóng dật! Cuộc đời con đi mất trên con đường giải đãi, thế nên
hãy tu hành trong thiền định và tự tánh! Vô minh hành hạ con trong sanh
tử, thế nên hãy thắp lên ngọn đèn trí huệ!.
Không có hạnh phúc
trong đầm lầy nhơ bẩn này, thế nên hãy tiến đến vùng đất khô ráo của
giải thoát. Tu hành đúng đắn giáo huấn sâu xa và cắt đứt mạng lưới của
sanh tử. Hãy bỏ quê hương, ở xa thân thuộc và sống trong chốn ẩn cư trên
lời nói, hành vi và nhìn vào tự tánh vô hạn của con!
Hãy ngồi chỗ thấp
nhất, mặc áo quần rách rưới và duy trì kinh nghiệm của con! Ăn thực phẩm
đơn giản, lang thang như những con sông ở ấn Độ, và hãy khai quật lho
tàng trong tâm như những bậc cao cả! Con không tìm ra chúng sanh nào
không khuyết điểm, thế nên chớ bám vào lỗi của thầy con hay của các bạn
Pháp!
Cuộc đời này tất
cả chỉ là hình tướng bên ngoài: chớ đắm mình trong hy vọng và sợ hãi, mà
tu hành theo “mọi sự là như huyễn”! Để làm lợi lạc cho chúng sanh trong
tương lai, con phải trau dồi quyết định của Bồ tát. Hai sự che ám làm
các phẩm tính tốt đẹp không khởi sanh, thế nên hãy nhanh chóng tịnh trừ
chúng!
Nếu con sợ trạng
thái sanh tử này nó giống như một ngôi nhà đang cháy, con phải chú ý các
lời dạy này của Padma!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Nếu con muốn thường xuyên ở trong thực hành, thì hãy cắt
ngay các gắn bám của con.
Khi các đạo quân
gây cản trở của các thần thông kéo đến, hãy bao bọc mình bằng thành luỹ
sắt thép của sự nhìn thấy chúng như là huyễn ảo(1) !
Khi con tức giạn
vì một lời nói không thân thiện, hãy tìm nguồn gốc của tiếng vang đó! Để
phát triển tỉnh giác chính niệm của quán Vipashyana, hãy dùng cảnh và âm
thanh như là các phương pháp. Nếu con muốn hoàn thiện sức mạnh của kinh
nghiệm, hãy phát triển sự khéo léo của con qua các thực hành nâng cấp!
Để đi qua những
giai đoạn của con đường Thánh nhân, hãy nhìn vào cái thấy về phương tiện
và trí tuệ. Nếu con muốn có sự thịnh vượng không vơi cạn, hãy gom góp
tài sản của hai sự tích luỹ. Nếu con muốn vượt qua những chốn hiểm nghèo
của các cái thấy sai lầm, hãy giải phóng tâm con khỏi những giới hạn của
tri giác nhị nguyên. Nếu con muốn trí tuệ của đại lạc phát triển trong
dòng sống của con, hãy nhận lãnh các thỉ dạy trực tiếp về con đường của
phương tiện.
Nếu con muốn luôn
luôn hạnh phúc, hãy thoát khỏi ngục tù khốn khổ này! Nếu con muốn chứng
ngộ yếu tính không căn nguyên của tâm, hãy cắt sự bám níu vào kinh
nghiệm thiền định. Nếu con muốn thấm đẫm trong cơn mưa đều đặn của phước
lành, hãy cầu nguyện với sự sùng mộ! Nếu con muốn vượt qua vực thẳm của
sáu nẻo luân hồi, hãy trừ tà ma của bản ngã! Nếu con muốn hoàn thành
nguyện vọng cao quý về Phật pháp, hãy cởi gỡ các mối dây cột con vào
kinh nghiệm hiện thời của con!
[1]
Nếu con
muốn tu hành sự tỉnh giác của Quán, hãy chớ bỏ trí huệ bất nhị trên
ngưỡng cửa của sự bất định! Nếu con muốn hoà trộn tâm con với Pháp, chớ
để cho sự thực hành của con bị tê cóng và không còn cảm giác! Nếu con
muốn hoàn thành công việc của con trong một đời này thôi, chớ để cho
giai đoạn Quả chỉ là một nguyện vọng! Nếu con muốn kinh nghiệm những cái
gì xuất hiện và hiện hữu như là chính tánh Giác bổn nhiên, hãy nhìn vào
trạng thái “Tự nhiên như vậy” của tâm con!
Tsogyal!
Hình như không có mấy ai thực hành đúng Pháp!
Đạo sư
Padma lại nói: Tsogyal! Để làm lợi lạc cho các thế hệ tương lai; hãy cho
họ các giới luật hợp với khả năng họ; hãy cho họ các lời dạy hợp với
tầm mức thông minh của họ; hãy cho những thực hành hợp với độ chuyên cần
của họ.
Hãy hiểu
điều trên và dạy những gì mà tự thân con tin tưởng. Ngược lại, người
thông tuệ được dạy cái không gây thích thú sẽ không thoả mãn, lòng tin
của họ sẽ giảm sút và rồi gây ra nghiệp xấu, vì làm mất niềm tin của
người khác.
Người thông tuệ
kém được dạy thực nghĩa cao hơn sẽ không hiểu nó. Dầu cho có hiểu, vài
người có thể cảm thấy sợ hãi và nói xấu giáo lý. Vài người sẽ gặt hái
nhiều trở ngại hơn là lợi lạc(1).
Như những vị Đạo
sư khuyên bảo, một đệ tử bình thường kém thông tuệ, được dạy các giáo lý
tối hậu và tối thượng sẽ không tiếp cận được với thực Pháp, mà cảm thấy
tự tin do chỉ nắm được ngôn từ sẽ thoái bộ và không hiểu.
Dạy rằng không cần
học hỏi và tư duy, chỉ làm giảm đi mức độ trí huệ đã thấp sẵn và làm
tăng thêm vô minh đã có sẵn. Dạy rằng Pháp không có gì để tu, sẽ làm
giảm sự chuyên cần đã yếu sẵn và tăng thêm sự lười biếng đã có sẵn.
Dạy rằng không có
nhân và quả, sẽ làm yếu sự tích hiểu biết cạn cợt bề mặt đã có sẵn.
Dạy rằng không có
thiện và ác, tốt và xấu, sẽ làm què quặt chút sùng mộ nhỏ nhoi người ta
đã có và làm nở lớn thêm sự kiêu căng đã có sẵn. Dạy rằng không có sanh
không có tử, sẽ xói mòn niềm tin vốn đã yếu và nâng cấp cho số các tà
kiến (thấy sai) vốn đã rộng lớn. Dạy rằng không có sanh tử lẫn Niết bàn
sẽ làm cạn kiệt mối quan tâm đạt đến Quả đã sẵn yếu ớt và làm mạnh thêm
tám sự quan tâm thuộc thế gian vốn đã lẫy lừng.
Những điều ấy tạo
thêm cái thấy sai lầm hơn là lợi lạc!
[1]
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Trừ phi con nhàm chán khổ đau, con sẽ không từ chối việc
đời, ngay dù con có chiêm nghiệm những lỗi lầm của sanh tử. Trừ phi vô
thường thật sự mọc rễ trong tâm con, con sẽ không cắt nổi sự bám níu vào
hình tướng, dù cho con có thấy sự biến đổi của các vật do duyên sanh.
Trừ phi con làm bạn với sự bất định của cái chết, con không thể đem các
lời dạy sâu xa vào trong lòng, ngay dù con có được dạy về chúng.
Trừ phi con khẳng
định tính không có thực tại của kinh nghiệm hư vọng, nếu không con sẽ
không hàng phục được sự bám chấp vào hình tướng, dù cho con có hiểu rằng
đó chỉ là sự quyến rũ của ảo ảnh. Trừ phi con từ bỏ công việc thế gian,
con không thể tách lìa sanh tử và Niết bàn, ngay dù con có đầy ắp các
lời dạy sâu xa. Trừ phi con nắm lấy pháo đài cõi Phật ngay bây giờ,
không rõ ràng khi nào nghiệp xấu sẽ trùm lên con, dù cho con có thể đã
làm một số các nghiệp tốt cho tương lai.
Trừ phi con thành
thật từ bỏ sự phấn đấu cho sanh tử, con sẽ không đạt đến được sự chấm
dứt của thực hành thiền định, dù con có thể cảm thấy niềm tin một đôi
lúc. Trừ phi con từ bỏ đời sống gia đình và sự gắn bó với quê hương, con
sẽ không vượt lên đầm lầy sanh tử, ngay dù con có nỗ lực một cách cương
quyết. Trừ phi con gỡ rối cho chính con khỏi các đối tượng của chấp ngã,
con sẽ không bít lấp được dòng sông dẫn con về sáu loại chúng sanh, ngay
dù con có hiểu ba cõi là không thực chất.
Trừ phi con hoà
nhập tâm con với con đường giải thoát, con sẽ không thể ban phước cho
kinh nghiệm của người khác, dầu con có thể học hết năm chủ đề của kiến
thức. Trừ phi con nhổ gốc các lỗi lầm của chính con, các xác chết ghê
tởm của phiền não sẽ sống lại, ngay dù con có thoáng thấy trạng thái
phúc lạc và trong trẻo của tánh Giác. Trừ phi con cắt đứt sự trói buộc
của lòng khao khát, con sẽ mãi mãi trở lại, dầu con có từ bỏ các đối
tượng của thích và không thích.
Nếu công việc thế
tục của con quá nhiều, con sẽ không tìm ra cơ hội để đạt đến trạng thái
giác ngộ, ngay dù con đã có những lời dạy miệng của một Đạo sư. Con có
thể học hỏi và tư duy liên tục, nhưng trừ phi sự sợ hãi của sanh và chết
hằn lên lòng con, mọi giáo huấn sẽ không gì hơn là câu và chữ. Con có
thể đạt đến sự thành thạo trong bốn hoạt động, nhưng trừ phi con làm
việc cho sự lợi lạc của chúng sanh, quyết định Bồ tát của con sẽ thừa
thải vô ích.
áo giáp giới luật
của con có thể đầy ấn tượng, nhưng trừ phi con đạt được sự chấp nhận tự
tánh, nó sẽ không đứng vững với các lời thô bạo. Con có thể được học các
giáo lý ngoại và nội, nhưng trừ phi con nỗ lực thực hành, tâm con cũng
không vượt hơn tâm một người bình thường. Thầy của con có thể có nhiều
công đức như lớp lớp mây, nhưng trừ phi con, người đệ tử có cánh đồng
của sự sùng mộ, trận mưa ban phước sẽ không rơi xuống.
Là một hành giả,
con có thể đã nhận được các sự ban phước và lời dạy, nhưng trừ phi con
có tâm bi vô lượng, nó sẽ không làm lợi lạc cho chúng sanh. Con có thể
có được một toà lâu đài trong thế giới con người, nhưng trừ phi con nắm
lấy pháo đài vô sanh của vương quốc Phật, con sẽ lang thang hỗn loạn
trong cõi trung ấm. Trừ phi con kết bạn với sự chứng ngộ bất hoại, dầu
bạn bè thân thuộc của con có nhiều, nhưng con cũng sẽ chết, bỏ lại họ
đằng sau.
Con có thể đã
thành tựu mọi nghệ thuật chiến đấu của lòng dũng cảm, nhưng trừ phi con
hoàn thiện sức mạnh của thiền định, khi đang ở trong thân này, con sẽ
không chống nổi các đạo quân của Thần Chết. Sự hùng biện của con có thể
làm xiêu lòng, nhưng trừ phi con quyết định toàn tâm ý đạt đến giải
thoát, nó sẽ không lay động gì Thần Chết. Trừ phi con cày bừa cánh đồng
của những giá trị vĩnh cửu ngay bây giờ, con chỉ tiêu phí toàn bộ đời
con để góp nhặt sung túc, nhưng sẽ tới lúc con không thể mang nổi một
hạt gạo.
Nhiều hoàn cảnh
trợ giúp phải trùng hợp để đạt đến Phật tánh trong chỉ một đời và điều
ấy thì khó khăn!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Hình như rằng hầu hết các hành giả Tây Tạng chắc chắn
không đem giáo lý vào lòng! Nếu họ có, họ không thể lười biếng và lơ là
như vậy. Họ chắc chắn không hiểu bản chất của sanh tử; nếu hiểu, họ
không thể gắn bó với hình tướng thô đặc như vậy. Họ chắc chắn không hề
chiêm nghiệm các thứ khó tìm là tự do và giàu có; nếu họ có, họ đã không
dấn mình vào các việc vô ích như vậy.
Họ chắc chắn không
hiểu luật nhân quả; nếu họ hiểu, họ sẽ cực kỳ cẩn thận để tránh hành vi
xấu. Họ không thể thấy những phẩm chất tốt của thiện nghiệp; nếu họ
thấy, họ sẽ không mệt mỏi thu góp hai thứ tích tập. Họ phải không có
kinh nghiệm nào về bản tánh bổn hữu sâu xa; nếu họ có, họ sẽ không dám
lìa khỏi thực hành.
Họ không có thể
sát đến chỗ phát khởi được quyết định Đại thừa; nếu có thể, họ sẽ hoàn
toàn không màng đến các mục tiêu vị ngã và làm việc vì sự lợi lạc cho
người khác(1). Họ phải không hướng tâm họ về tự tánh; nếu có, chắc chắn
họ đã thoát khỏi tật đố và kiêu mạn. Họ không thể đã hỏi hỏi hay tư duy
về chín thừa thứ lớp; nếu có thể, họ đã hiểu sự khác biệt giữa các giáo
lý cao và thấp.
Chắc chắn họ không
tiến đến cái thấy của Mật thừa; nếu có, họ phải biết sự chấp nhận và từ
chối liên quan đến sanh tử và Niết Bàn. Họ phải chưa chứng ngộ cái thấy
chân thật về trạng thái bổn nhiên; nếu đã chứng, chắc hắn họ đã không xử
sự trong một nền tảng và những đường lối thiên biến như[1]
Vậy. Họ không thể
có ý muốn giác ngộ nào; nếu có, họ đã từ bỏ các công việc vô ích của
cuộc đời này.
Có nhiều người
không có lưu tâm chút xíu nào đến giáo Pháp!
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Ta có lời dạy nếu con muốn hoà hợp tâm con với Pháp.
Các kinh và tantra
là chứng cớ không sai lầm, thế nên hãy tương ứng với các lời dạy trong
bất cứ điều gì con làm. Lời khuyên bảo của thầy là chỉ dẫn cuối cùng,
thế nên hãy tuân theo lời nói của những bậc cao cả. Bổn tôn của con là
sự chống đỡ cho thành tựu, thế nên hãy thực hành không xao động. Các
chướng ngại của con được dời đi bởi các vị Hộ Pháp, thế nên hãy nương
dựa vào các Dakini và Hộ pháp.
Công việc của con
là dấn thân vào các thực hành tâm linh, thế nên chớ bao giờ lìa khỏi sự
thực hành Pháp trong tư tưởng, lời nói của hành vi. Cái con đang kinh
nghiệm là tri giác hư vọng, thế nên hãy xem xét bất cứ thứ gì xuất hiện
là không thực. Cái mà con phải điều phục là chấp ngã, thế nên hãy trục
xuất con ma quỷ xấu xa là bản ngã. Cái con phải cho là hạnh phúc cho
người khác, thế nên hãy che chở chúng sanh như với con của mình.
Cái con phải thấu
rõ là cái thấy, thế nên hãy nhận ra rằng sanh tử và Niết bàn là tự tánh.
Cái mà con cần làm cho tan biến là những chướng ngại, thế nên hãy biết
rằng đối thủ là một người giúp đỡ. Cái mà con phải đạt đến là Phật tánh,
thế nên hãy thực hiện ba thân. Tâm con được hoà hợp với Pháp khi con có
mọi thứ ấy, nhưng hầu hết mọi người không hoàn thành con đường giải
thoát.
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Khi sự kết thúc thời đại của Phật pháp đến gần, sẽ có
nhiều người ở Tây Tạng này muốn đạt đến giác ngộ, nhưng bởi vì họ cần
phải biết thực hành Pháp thế nào cho đúng, nên chỉ một số ít thành công.
Nếu vào lúc ấy họ sẽ nghe lời khuyên bảo thiện ý này, họ có cách đạt đến
hạnh phúc.
Con xin Ngài cho
chúng con lời khuyên bảo ấy, bà nói.
Đạo sư trả lời:
Con có thể chịu khó nỗ lực, nhưng con sẽ không thoát khỏi con ma các
chướng ngại, khi nào con còn sống trong thành phố, thế nên nếu con muốn
nhanh chóng đạt đến thành tựu, hãy sống trong những chốn ẩn cư nơi núi
non. Con có thể phát khởi quyết định Đại thừa, nhưng sẽ căng thẳng khi
làm việc cho lợi lạc của người khác, mà chưa đạt đén sự trưởng thành của
chính con, thế nên hãy đem sự thực hành vào trong kinh nghiệm cá nhân.
Con có thể có cái thấy thực nghĩa, nhưng trừ phi con thiện xảo trong
hoạt động hằng ngày, con sẽ trợt vào trong năm độc của một người bình
thường, thế nên hãy từ chối công việc thế gian.
Con có thể theo
đuổi các thực hành tâm linh, nhưng nếu con mất quyết định của Bồ tát,
con sẽ lạc vào các lối của một người thế gian, thế nên hãy vất bỏ tám
mối quan tâm thuộc về thế gian. Con có thể được chấp nhận bởi lòng về
thế gian. Con có thể được chấp nhận bởi lòng bi của thầy, nhưng trừ phi
con vất bỏ các mối quan tâm thuộc về thế gian. Con sẽ không cắt đứt được
các trói buộc của bạn và thù, thế nên hãy buông bỏ sự bám níu vào tính
nhị nguyên của ta và người. Con có thể nhận những giáo huấn sâu xa,
nhưng chỉ điều đó không trừ bỏ nỗi những chướng ngại nếu con không kiên
trì, thế nên hãy dùng các phương tiện thiện xảo cho sự tiến bộ.
Con có thể được
định tâm trong trạng thái thiền định, nhưng trừ phi con thu xếp để đưa
đối thủ vào con đường, nó sẽ không cứt được dòng chảy mạnh mẽ của tập
khí, thế nên hãy kinh nghiệm tự tánh của con trong suốt sự hiểu biết
tiếp theo (của trạng thái sau định). Sự thực hành tâm linh với ý niệm
của con có thể không ngừng, nhưng nó sẽ trở lại vào hy vọng và sợ hãi
liên quan đến quả, trừ phi con có thể giải thoát tham vọng của con vào
trong trạng thái không ý niệm, thế nên hãy cởi cái nút của sự trụ tướng
nhị nguyên.
Sự hiểu biết của
con về các kinh và các tantra có thể rộng rãi, nhưng trừ phi con chứng
ngộ trạng thái tự nhiên của tâm. Con sẽ vẫn là một người bình thường khi
tâm con lìa bỏ thân thể, thế nên hãy nhận biết bản tánh chân thật của sự
thực hành. Con có thể nhắm đến thành tựu, nhưng trừ phi con là một bình
chứa xứng đáng cho những Samaya. Con sẽ biểu lộ một sự ưu tiên cho một
Yidam đặc biệt, thế nên hãy giữ các Samya của con được thanh tịnh.
Trong bất cứ
trường hợp nào, những người nào đi v ào Phật pháp nhưng không hành động
tương ứng với kinh, tantra và lời thầy mình sẽ không tìm thấy an lạc!
Nhưng nếu họ nghe lời khuyên bảo của Đạo sư Liên Hoa Sanh của Uddiyana,
họ sẽ được an lạc trong đời này và hoan hỷ sau đó.
Đạo sư Padma lại
nói: Tsogyal! Trong mùa đông đáng sợ của thời cuối, người ta sẽ chịu
đựng như vầy: Pháp luật của vua sẽ suy thoái như mặt trời lặn, và những
nguyên tắc tôn giáo của thần dân sẽ bị phá vỡ như một nút lụa. Sự học
hỏi và dạy Pháp trên toàn thể thế giới sẽ biến mất như bông tuyết rơi
trên nước. Người tư duy và thiền định hiếm hoi hơn sau lúc mặt trời mọc.
Các vị thầy có phẩm chất nhắm đến lợi lạc cho người sẽ biến mất như một
hòn đá ném vào giếng. Và mọi loại thú vật bị hạ sát như lúa vào mùa gặt
và giống như những chuyện cổ tích của thời quá khứ. Những bậc thầy tâm
linh như thuyền và cầu sẽ biến mất trong biển cả của sự trói buộc lớn
lao. Người có phẩm chất tốt sẽ biến mất như cỏ và bụi cây bị thổi tung
bởi ngọn gió vũ trụ, và những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ nhạt
nhoànhư những chiếc bóng lúc hoàng hôn.
Khi thời ấy đến,
những lời nói tốt đẹp của con sẽ được nghe, như những lời chỉ trích và
khiển trách. Khi nói cho người khác thực hành Pháp; họ sẽ trả lời “Ông
tự làm lấy đi!”. Khi dạy về Tâm Phật, họ sẽ giả vờ hiểu trong khi lạc
mất chủ đề. Khi dạy tin vào luật nghiệp quả, họ sẽ nói “Nó không có
thật, nó sai!”.
Vào thời đó người
ta sẽ giết chóc như là cách sống; trong buôn bán họ giả dối; mặc áo quần
để bành trướng tự phụ, họ sẽ giết người vì giải thưởng và say sưa trong
suy đồi tình dục. Lấy lợi và của cải làm mục tiêu chính, họ sẽ giết
chúng sanh như một hành động tôn giáo và tiệc tùng ăn nhậu. Thời sẽ tới
là như vậy.
Vào thời đó, những
người nào thực hành lời khuyên bảo của Ta sẽ làm lợi lạc cả chính họ lẫn
người khác có duyên của các thế hệ tương lai. Bởi thế, Tsogyal họ
Kharchen, vì người đời sau hãy viết lại lời khuyên này và cất giấu nó
như kho tàng terma.
Như thế,
Padmasambhava đã nói.
( (
Lời nguyện
mạn đà la kim cương giới
Nam mo guru.
Vào ngày thứ năm
tháng khỉ năm khỉ, Đạo sư của Uddiyana phát lên lời nguyện này, nhân dịp
mở Mạn đà la Kim Cương Giới trong phòng trung ương phủ màu ngọc bích của
chùa Samye. Sau đó, nhà vua và các đệ tử dùng nó làm thời thực hành hằng
ngày. Mọi thế hệ tương lai nên toàn tâm dùng nó như sự tu hành của họ.
Các bậc Điều Ngự
và các Phật tử trong mười phương, bốn thời
Các chứng Guru,
Yidam, Dakini và Hộ Pháp
Xin tất cả các
Ngài đến đây, nhiều như bụi trong thế giới.
Và ngồi trên hoa
sen và nguyệt toà trong bầu trời trước mặt con.
Với thân, khẩu và
tâm kính cẩn con lễ lạy
Và dâng các Ngài
đồ cúng bên ngoài, bên trong bí mật và như như.
Trong sự hiện diện
của chư Như Lai, đối tượng tối thượng của lòng kính ngưỡng.
Con cảm thấy xấu
hổ cho các hành động xấu trong quá khứ của con.
Và ăn năn sám hối
các nghiệp bất thiện trong hiện tại.
Con sẽ chừa bỏ và
lìa xa chúng trong tương lai.
Con tuỳ hỷ mọi
công đức gom chứa
Và cầu thỉnh các
bậc Điều Ngự không nhập Niết bàn.
Mọi tích luỹ công
đức con hồi hướng, đến tâm của chúng sanh,
Để họ có thể đạt
đến giải thoát vô thượng.
Chư Phật và các
con của các Ngài, xin hãy nghe con!
Mong lời nguyện
toàn hảo con đã phát ra này.
Được tương ứng hoà
hợp với
Đức Phật Phổ Hiền
và các con của Ngài
Và với trí huệ của
Đức Văn Thù cao quý.
Nguyện tất cả các
Đạo sư qúy báu,
ánh sáng rực rỡ
của giáo Pháp,
Thấu đến mọi chốn
mọi nơi như bầu trời.
Nguyện các Ngài
soi sáng trên mỗi người như mặt trời mặt trăng.
Và nguyện cuộc đời
các Ngài vững vàng như núi.
Nguyện Tăng Già
quý báu, nền tảng của giáo Pháp.
Được hoà hợp, giữ
các nguyện thanh tịnh và thịnh vượng trong Tam học.
Nguyện các hành
giả Mật thừa, tinh tuý của giáo Pháp.
Giữ các Samaya,
hoàn thành các giai đoạn phát triển và thành tựu.
Nguyện bậc cai trị
hộ trì Pháp, người bảo trợ giáo Pháp,
Mở rộng quyền cai
trị và giúp đỡ cho Phật giáo.
Nguyện giới quý
tộc và các trưởng bộ tộc, những tôi tớ của giáo pháp,
Tăng trưởng trí
thông minh và được thêm tháo vát.
Nguyện mọi chủ gia
đình giàu có, những người tài trợ của giáo Pháp.
Được thịnh vượng,
hoan hỷ và thoát khỏi tổn hại.
Nguyện mọi quốc
gia với lòng tin vào giáo Pháp.
Được hoà bình và
hạnh phúc, thoát khỏi chướng ngại.
Nguyện rằng tôi,
một thiền giả trên con đường,
Có được Samaya
không tỳ vết và hoàn thành các ước nguyện.
Nguyện bất kỳ ai
liên hệ đến tôi qua nghiệp tốt cũng như nghiệp xấu,
Bây giờ cho đến
cuối cùng, đều được Chư Phật thương tưởng.
Nguyện tất cả
chúng sanh đi vào cửa của Thừa Vô Thượng,
Và đạt đến vương
quốc bao la của Đức Phổ Hiền
Hãy nỗ lực trong
lời nguyện này trong sáu thời.
Samaya, ấn niêm.
Vị khám phá kho
tàng, Terton vĩ đại Chokgyur Lingpa, hoá thân của hoàng tử Murub, khám
phá kho tàng này giữa một đám đông. Ngài lấy nó từ trong phần trên của
Núi Đá Ngọc Chất Đống, bên sườn phải của chỗ linh thiêng nhất, Sùngchen
Namtrak. Giấy lụa làm từ y của Vairochana với chữ Tây Tạng Shurma
được Tsogyal viết ra, rồi được nhanh chóng và chính xác dịch ra bởi
Padma Garwang Lodro Thaye. Nguyện công đức tăng trưởng.
( (
Bảng
thuật ngữ
Abhidharma:
Luận Tạng trong Ba Tạng do Đức Phật thuyết. Các lời dạy có hệ thống về
siêu hình hoặc nhắm vào sự phát triển trí phân biện, bằng cách phân tích
các yếu tố của kinh nghiệm và tìm hiểu bản tánh của sự vật.
Abhidharma Pitaka:
Tạng Luận
Abhisambodhikaya:
Thân thứ
năm trong năm thân của Phật tánh, định nghĩa theo Jamgon Kontrul trong
Kho Tràng Trí Huệ như là “Sự biểu lộ đa dạng phù hợp với nghiệp của
những người được giáo hoá, không lìa khỏi Pháp thân, nó xuất hiện bởi vì
bốn thân kia tự nhiên đầy đủ trong trí huệ giác ngộ”.
Akanishtha
(Ogmin): “Tối
thượng”; cõi giới của Vajradhara, cõi giác ngộ của Phật pháp thân.
Thường dùng đồng nghĩa với “pháp giới”.
Amrita:
Cam lồ, Heruka của gia đình Ratna trong Tám Giáo Huấn Tu Hành và các
giáo huấn Mật thừa liên hệ đến vị hoá thần này.
Amrita
và Rakta: Hai loại
chất linh thiêng được dùng trên bàn thờ trong các nghi thức Kim Cương
thừa.
Ananda:
Một trong mười đệ
tử thân thiết của Đức Phật, thị giả của Đức Phật, người đã tụng lại các
kinh trong kỳ kết tập thứ nhất, và được xem là vị Tổ thứ hai trong dòng
truyền thừa bằng miệng của giáo pháp.
Anu Yoga:
Cái thứ hai của ba Tantra Nội Môn; Maha, Anu và Ati. Nó nhấn mạnh vào
Trí huệ hơn là Phương tiện và vào giai đoạn thành tựu hơn là giai đoạn
phát triển. Cái thấy của Anu Yoga là giải thoát, được đạt đến qua sự làm
quen dần với cái quán chiếu vào tính bất nhị của hư không và trí huệ.
Mạn đà la Anu Yoga được xem là bao gồm trong thân kim cương. Anu có
nghĩa là “sau, tiếp theo”.
Ati Yoga:
Cái thứ ba của ba
Tantra Nội Môn. Theo Jamgon Kontrul thứ nhất, nó nhấn mạnh vào cái thấy
(kiến) được rằng giải thoát đạt được qua sự làm quen với quán chiếu vào
bản tánh của giác ngộ nguyên thuỷ, xa lìa nắm và bỏ, hy vọng và sợ hãi.
Danh từ thường dùng hơn ngày nay là Dzogchen, Đại Viên Mãn. Ati nghĩa là
“tối thượng”.
Ba cửa:
Thân, khẩu, ý; tư
tưởng, lời nói và việc làm.
Ba gốc:
Guru, Yidam và Dakini. Guru là gốc của các sự ban phước, Yidam là gốc
của thành tựu và Dakini là gốc của hoạt động.
Ba bộ thệ nguyện: Những thệ nguyện Tiểu thừa của
giải thoát cá nhân, các tu hành Đại thừa của một Bồ tát và những Samaya
Kim Cương thừa của một Vidyadhara, một hành giả Mật thừa.
Ba thân:
Pháp thân, Báo thân và Hoá thân. Ba thân như nền tảng là “yếu tính, bản
tánh và biểu lộ”, như con đường là “lạc, minh và vô niệm”, như quả là
“ba thân của Phật tánh”. Ba thân của Phật tánh là Pháp thân thoát khỏi
tạo tác, trau dồi và vốn đủ “hai mươi mốt bộ phẩm chất giác ngộ”. Báo
thân vốn là bản ánh ánh sáng có các tướng chánh và phụ, chỉ bậc Bồ tát
trong mười địa thấy được. Và Hoá thân biểu lộ ra hình tượng người trong
sạch lẫn không trong sạch đều có thể thấy.
Ba tuyệt hảo:
Sự bắt đầu tuyệt hảo của Bồ Đề tâm, phần chính tuyệt hảo không có ý
niệm hoá và kết thúc tuyệt hảo của hồi hướng.
Bản tánh Vô sanh của tâm:
Trong chân lý tối
hậu, mọi hiện tượng không có một tính chất độc lập, cụ thể và bởi thế,
không có nền tảng cho một thuộc tính như “sanh, trụ hay diệt” nghĩa là
đến và có mặt, giữ yên trong thời gian nơi chốn, và ngừng hiện hữu.
Bardo:
Trạng thái trung gian. Thường ám chỉ đến giai đoạn giữa cái chết và sự
tái sinh tiếp theo. Về chi tiết của bốn Bardo, xem Tấm gương của tỉnh
giác và Sách hướng dẫn về Bardo (NXB Rangjung Yeshe).
Bát nhã và phương tiện:
Prajna là trí huệ, đặc biệt là trí huệ chứng ngộ vô ngã. Upaya là phương
pháp hay kỹ thuật đưa đến chứng ngộ.
Bảy lối truyền thọ: Dùng kinh điển hay truyền miệng
kho tàng được khám phá, kho tàng tìm thấy lại, kho tàng của tâm, nhớ lại
linh kiến thanh tịnh và dòng nghe lời thầy chỉ dạy.
Bhumi:
Các cấp bậc của Bồ tát. Mười địa của một Bồ tát tiến đến giác ngộ viên
mãn. Mười địa này thuộc về ba cái chốt của năm con đường Đại thừa.
Bồ đề tâm:
“Trạng thái giác ngộ của tâm”. Trạng thái giác ngộ: 1 – Nguyện vọng đạt
đến giác ngộ vì lợi lạc cho chúng sanh; 2 – Trong ý nghĩa của Dzogchen,
sự thứcgiác vốn có của tâm giác ngộ; đồng nghĩa với trí huệ bất nhị.
Bồ tát Lobpon, biệt hiệu Shantarakshita:
“Người gìn giữ hoà bình”. Pháp sư ấn Độ và Trụ trì chùa Vikramashila và
chàu Samye, vị đã xuất gia cho những nhà sư Tây Tạng đầu tiên. Ngài là
một hoá thân của Bồ tát Vajrapani và cũng được biết như là Bồ tát Khenpo
hay Tỳ kheo Bồ tát Shantarakshita. Ngài là người sáng lập một học phái
triết học hỗn hợp Trung quán và Duy thức. Truyền thống này được trùng
hưng và làm sáng tỏ bởi Mipham Rinpoche trong luận giải Madhyamaka
Lamkara của Ngài.
Bốn cách: Bốn mức
độ của nghĩa: nghĩa đen, nghĩa tổng quát, nghĩa che giấu, nghĩa tối hậu.
Bốn giới gốc:
Không giết, trộm, nói dối và tà dâm.
Bốn trạng thái thiền của sự thanh tĩnh
(Tứ thiên): Sơ
thiền là trạng thái cả hai ý niệm và phân biện. Nhị thiền là trạng thái
không ý niệm nhưng có phân biện. Tam thiền là trạng thái không có hỷ mà
có lạc. Tử thiền là trạng thái bình thản, buông xả.
Bốn trạng thái Vô sắc của sự thanh tĩnh:
Xem Vô sắc giới.
Căn cứ của giác quan:
Mười hai yếu tố của giác quan là các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
và ý; cùng với các đối tượng của chúng là hình sắc, âm thanh, hương, vị,
xúc và đối tượng của thức (các pháp).
Che chướng trí huệ:
Sự che chướng vi
tế bám chấp vào các ý niệm chủ thể, đối tượng và hành động. Nó tạm thời
được tịnh hoá vào giây phút nhận ra bản tánh của tâm, và rốt ráo được
tịnh hoá qua Kim cương định vào lúc chót của địa thứ mười.
Chetsun Nyinagig: Một trong những giáo huấn quan
trọng nhất của Dzogchen, căn cứ trên sự truyền từ Vimalamitra. Jamyang
Khyentse có một linh ảnh về Chetsun Senge Ưangchuk gây cảm hứng cho Ngài
viết giáo huấn quý giá có tên là Chetsun Nyingtig. Senge Wangchuk (thế
kỷ 11-12) là một trong dòng các Guru trong sự truyền thừa Nyiangtig,
nhận giáo huấn này từ bổn sư là Dangma Lhungyal, cũng như trực tiếp từ
Vimalamitra. Kết quả của sự chứng ngộ rất cao của Ngài, thân xác Ngài
biến mất trong ánh sáng cầu vồng khi Ngài chết. Trong một tái sanh về
sau như là Jamyang Khyentse Wangpo, Ngài nhớ lại giáo lý Dzogchen mà
Senge Wangchuk đã truyền cho Dakini Palgyi Lodrô và viết chúng ra như là
terma Chetsun Nyingtig, “Tâm yếu của Chetsun”.
Chín muồi và giải thoát:
Hai phần trọng yếu của thực hành Kim Cương thừa: các sự truyền pháp làm
chín, làm trưởng thành dòng sống của con ngườivới khả năng chứng thực
được bốn thân và các lời dạy giải thoát cho phép người ấy áp dụng thật
sự, sư quán chiếu đã được đưa vào qua các lễ truyền pháp.
Chín trạng thái định liên tiếp nhau:
Bốn thiền, bốn trạng thái vô sắc và định an bình của Thanh văn, còn gọi
là Diệt tận định.
Cho:
Nghĩa đen là "cắt". Một hệ thống thực hành căn cứ trên Bát nhã Ba la mật
và truyền xuống từ thành tựu giả ấn là Phadampa Sangye và nữ Đạo sư Tây
Tạng là Machig Labdron với mục đích cắt đứt bốn loại ma và chấp ngã. Một
trong tám dòng tu hành của Phật giáo Tây Trạng.
Chokgyur Lingpa (1829-1870): Một vị khám phá kho tàng và đương thời với
Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrol. Được xem là một trong các
Terton chính trong lịch sử Tây Tạng. Chokgyur Lingpa nghĩa là: "Thánh
điện của sự xuất chúng".
Cõi lạc
phúc (Cực lạc): Tịnh Độ của Phật A Di Đà, trong đó người thực hành sẽ
sanh về khi trải qua bardo trở thành, qua sự phối hợp của niềm tin thanh
tịnh, công đức đầy đủ và sự quyết định nhất tâm.
Con
đường tích luỹ: Cái thứ nhất trong năm đường, nó tạo thành nền tảng cho
cuộc du hành đến giải thoát và bao gồm sự thu góp một tích luỹ bao la
công đức hồi hướng cho sự đạt đạo này. Trên đường này, người ta có một
hiểu biết trí thức và ý niệm về vô ngã qua học hỏi và tư duy. Nhờ trau
dồi bốn niệm xử, bốn chánh cần và bốn như ý túc, người ta thành công
trong việc trừ sạch các nhiễm ô phiền não thô, chúng gây ra sự đau khổ
của sanh tử, đạt được những phẩm chất của thần thông, và "định của dòng
Pháp" dẫn đến con đường kết hợp, hội nhập.
Con
đường hoàn thành: Cái thứ năm của năm đường và trạng thái của giác ngộ
viên mãn.
Con
đường tu tập: Cái thứ tư của năm đường, trong đó người ta tu tập, trau
dồi các thực hành cao cấp của một Bồ tát, đặc biệt là tám phương diện
của Thánh đạo.
Con
đường thấy chân lý: Cái thứ ba trong năm đường, là sự đạt đến địa đầu
tiên, giải thoát khỏi sanh tử và chứng ngộ chân lý của thực tại.
Cúng
tiệc: Một buổi tiệc được các hành giả Kim Cương thừa cử hành để tích luỹ
công đức và tịnh hoá các cam kết thiêng liêng.
Cửa mở
của Brama: Chỗ mở trên đỉnh đầu, tám lóng tay trên đường viền mái tóc.
Cựu
dịch: Một đồng nghĩa của Cựu phái, truyền thống Nyingma. Các giáo lý
được dịch trước thời đại dịch giả Rinchen Sangpo, trong thời trị vì của
các vua Trisong Deutsen và Ralpachen.
Dakini:
1/ Các sinh thể hoàn thành các hoạt động giác ngộ; các nữ thần Mật thừa
bảo vệ phụng sự Phật pháp và các hành giả; cũng là trong "Ba Gốc Rễ". 2/
Hành giả nữ đã giác ngộ của Kim Cương thừa.
Dakini
Teachings: Các sự chỉ dạy bằng lời của Padmasambhava cho Bà Tsogyal một
tuyển tập các lời chỉ dạy của Đại sư do Nyang Ral, Sangye Lingpa và
Dorje Lingpa phát giác; gồm các chủ đề quy y, các lời nguyện Bồ tát, vị
thầy Kim cương, sự thực hành bổn tôn Yidam, ẩn cư và các phẩm của quả
vị.
Dharmaraja (Tử thần): Tính cách phải chết của chúng ta; sự nhân cách hoá
của vô thường và quy luật vĩnh viễn của nhân quả.
Di chúc
của Padma: Khám phá bởi bản dịch dài vừa bộ Sanglingma, tiểu sử của
Padmasambhava. Một bản dịch Anh ngữ đã được xuất bản là "Liên Hoa Sanh"
(Shambhala, 1993).
Diệt
tận định: Trạng thái thiền định của một vị A la hán nhập vào sau khi mọi
phiền não, cảm giác và tư tưởng ngưng dứt hẳn. Nó không được xem là mục
đích tối hậu của các trường phái Đại thừa.
Dõn:
Năng lực xấu; một loại ma.
Dòng
nghe pháp: Dòng các giáo lý khẩu truyền từ thầy đến đệ tử, phân biệt với
dòng kinh điển truyền bản văn. Dòng nghe pháp nhấn mạnh những điểm then
chốt của khẩu truyền hơn là nghiên cứu học hỏi mang tính chất triết lý.
Dorje
Dudoanm xứ Nanam: Một ông quan của vua Trisong Deutsen, được gởi đến
Nepal để mời Padmasambhava đến Tây Tạng. Một Mantrika đã đạt đến hoàn
thiện trong hai giai đoạn phát triển và thành tựu, ông có thể bay với
tốc độ gió và đi qua vật đặc. Rigdzin Godem (1337-1408) và Pema Trinley
(1644-1718) vị Vidyadhara vĩ đại của chùa Dorje Drak miền trung Tây
Tạng, cả hai được xem là các tái sinh của Dorje Dudjom. Dorje Dodjom
nghĩa là "Người hàng phục không thể huỷ hoại với Ma vương".
Drenpa
Namkha: Dịch giả Tây Tạng và đệ tử của Padmasambhava, vốn là một giáo sĩ
có ảnh hưởng của đạo Bonpo. Về sau học với Padmasambhava và cũng học
dịch. Người ta nói ông đã thuần phục một con trâu yak hoang dã chỉ bằng
một dáng điệu dữ tợn. Ông đã đưa nhiều giáo huấn Bonpo cho pdm Ngài cất
chúng như kho tàng terma. Drenpa Namkha nghĩa là "Không gian của Tỉnh
giác".
Drib:
Nhiễm ô, che ám do tiếp xúc với người hay vật bất tịnh.
Druchen
(lễ): Thực hành đại thành tựu, một thực hành Sadhana bởi một nhóm người
tiến hành không nghỉ trong bảy ngày.
Dục
giới: Gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la và chư
thiên của sáu cõi trời thuộc Dục giới. Nó được gọi là Dục giới, vì chúng
sanh ở đó bị hành hạ bởi sự đau khổ thuộc tâm trí do ham muốn và bám níu
vào vật chất.
Duy tâm
(phái): Một học phái Đại thừa Phật giáo được Đại sư Asanga và các đệ tử
phổ biến. Căn cứ trên kinh Lăng Già và các kinh khác, tiền đề chính của
nó là mọi hiện tượng đều chỉ là tâm, nghĩa là những tri giác thuộc về
tâm thức, chúng xuất hiện trong tạng thức nền tảng của tất cả, do từ các
tập khí, thói quen. Một cách tích cực, cái thấy này trừ bỏ sự trụ tướng
chấp thực. Một cách tiêu cực, vẫn còn có sự bám trước vào một cái "tâm"
thực sự hiện hữu trong đó mọi sự xảy ra.
Duyên
sanh: Định luật tự nhiên rằng các hiện tượng khởi sanh tuỳ thuộc vào các
nguyên nhân liên hệ với các điều kiện. Sự kiện rằng không có hiện tượng
nào xuất hiện mà không có một nguyên nhân và không có cái gì được tạo ra
do một người sáng tạo mà người đó lại không có nguyên nhân. Mọi sự sanh
khởi do tuỳ thuộc vào sự trùng hợp của các nhân và duyên mà thiếu chúng
sự vật không thể xuất hiện.
Dzongsar Khyentse Chokyi Lodro: Một trong năm tái sanh của Jamyang
Khyentse Wangpo. Ngài là một Đại sư nắm giữ truyền thống Rimey, cũng như
là một trong hai Guru gốc của Đức Dilgo Khyentse. Ba tái sinh của Ngài
hiện sống ở Bir, Himachal Pradesh; ở Dordogne, Pháp; và ở Boudhanath,
Nepal. Dzongsar nghĩa là "Lâu đài mới", Khyentse nghĩa là "Trí huệ từ"
và Chokyi Lodro nghĩa là "Trí của Pháp".
Đại
Viên Mãn (Đại Toàn Thiện): Cái thứ ba trong Ba Tantra Nội của phái
Nyingma. Đại Viên Mãn là cái tối hậu của 84.000 pháp môn sâu rộng của
Pháp, sự chứng ngộ của Phật Phổ Hiền. Xem "Dzogchen" và "Ati Yoga".
Đạo sư:
Trong Lamrim Yeshe Nyingma, Padmasambhava nói: "Đạo sư kim cương, gốc
của con đường, là một người có hạnh kiểm trong sạch về samaya và các thệ
nguyện. Ngài hoàn toàn trang nghiêm bởi học hỏi, đã phân biện nó qua tư
duy và qua thiền định, Ngài có những phẩm chất, dấu hiệu của kinh nghiệm
và chứng ngộ. Với tâm đại bi, Ngài chấp nhận những đệ tử". Tóm tắt, một
người với chánh kiến và lòng bi chân thật.
Đồ cúng
được đốt: Khói từ các hương được đốt trộn với thực phẩm tinh chất và các
chất thiêng liêng. Khói này được dâng cúng trong một thiền định về đức
Quán Thế Âm, vị Bồ tát của đại bi, có thể nuôi dưỡng các tâm thức đang ở
trong bardo cũng như các ngạ quỷ.
Động
Asura: Động nơi đó Guru Rinpoche hàng phục các lực lượng ma quỷ của
Nepal qua sự thực hành Vajra Kilaya. ở gần Pharping trong thung lũng
Kathmandu.
Đức
hạnh có điều kiện: Thực hành tâm linh trong đó có quan điểm nhị nguyên,
bao gồm các tiên khởi, bảy giác chi vv... Đức hạnh không điều kiện là sự
nhận biết Phật tánh. Hai phương diện đức hạnh này gom góp hai sự tích
luỹ, bỏ đi hai che chướng, làm hiển lộ trí huệ hai phần và thực hiện hai
thân.
Garab
Dorje: Hiện thân của Semlhag Chen, một vị trời ngày trước đã được chư
Phật truyền pháp. Trinh bạch mà có thai, mẹ Ngài là một Ni cô, con của
vua Uparaja (Dhahenatalo hay Indrabhuti) của Uddiyana. Garab Dorje nhận
được tất cả tantra, kinh và lời dạy về Dzogchen từ Vajrasattva và
Vajrapani trong hình tướng con người và trở thành vị Vidiyadhara con
người đầu tiên trong dòng Dzogchen. Đạt đến giác ngộ viên mãn qua "Đại
Viên Mãn không dụng công", Garab Dorje truyền các giáo lý cho tuỳ tùng
là những chúng sanh đặc biệt. Manjushrimitra được xem là đệ tử chính của
Ngài. Padmasambhava cũng được biết là đã nhận sự truyền thừa Dzogchen
tantra trực tiếp từ thân trí huệ của Garab Dorje. Garab Dorje nghĩa là
"Niềm vui bất diệt".
Giáo lý
trực chỉ: Sự trực tiếp đưa vào, nhập vào bản tánh của tâm. Một Guru gốc
là một vị thầy ban cho lời dạy trực chỉ khiến đệ tử nhận ra bản tánh của
tâm.
Gongpa
Sangtal: Một kinh điển tantra gồm năm bộ được Guru Rinpoche cất giấu và
được khám phá bởi Rigdzin Godem, vị Đạo sư lập nên truyền thống Jangter
của phái Nyingma. Có chứa "Nguyện vọng của Phổ Hiền", một bản danh
tiếng. Gongpa Sangtal nghĩa là "Sự chứng ngộ vô ngại", và là một chữ
viết tắt của "Trực chỉ sự chứng ngộ của Phổ Hiền".
Guhyasamaja: Nghĩa đen là "Hội của những bí mật". Một trong các tantra
và yidam chính của Tân phái.
Gyalpo:
Một loại tinh linh hiểm ác, đôi khi được tính vào "tám loại thần và
quỷ". Khi đã được một Đại sư hàng phục, họ có thể hành động như những
người bảo vệ Phật pháp.
Gyalwa
Cho-Yang họ Nganlam: Một đệ tử thân cận của Guru Rinpoche. Đã đạt đến
thành tựu qua thực hành Hayagriva và sau này tái sanh như là các vị
Karmapa. Sinh vào bộ tộc Nganlam trong thung lũng Phen, Ngài thọ giới
với Shantarakshita trong nhóm bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên. Ngài giữ các
lời nguyện một cách tròn sạch nhất. Được truyền pháp Hayagriva từ
Padmasambhava, Ngài thực hành trong đơn độc và đạt đến mức độ của một vị
Vidyadhara. Gyalwa Cho-Yang nghĩa là "Tiếng nói cao cả của chiến thắng".
Gyalwa
Jangchub dòng Lasum: Một trong bảy người Tây Tạng đầu tiên thọ giới Tỳ
khoe với Shantarakshita. Ngài cực kỳ thông minh, có thăm ấn Độ vài lần
và dịch nhiều kinh điển. Một đệ tử thân cận của Padmasambhava, Ngài đạt
Siddhi và có thể bay trên trời. Rigdzin Kunzang Sherab, nhà sáng lập đại
tu viện Pakyul ở Kham, được coi là một trong những hoá thân của Ngài.
Gyalwa Jangchub nghĩa là "Sự giác ngộ toàn thắng".
Gyalwey
Lodro họ Drey: Bắt đầu là một Gonpo, một người hầu tín cẩn của vua
Trisong Deutsen, Ngài trở thành một trong những người Tây Tạng đầu tiên
thọ giới, với pháp danh là Gyalwey Lodro (Trí Thông Tuệ Chiến Thắng).
Ngài trở nên thông thái trong dịch thuật và đạt đến thành tựu sau khi
nhận sự truyền thọ từ Hungkana ở ấn Độ. Người ta nói rằng Ngài đã thăm
viếng xứ sở của Yama, Diêm vương, vua của người chết, và cứu mẹ khỏi địa
ngục. Sau khi nhận chỉ dạy từ Padmasambhava, Ngài đã chuyển một xác ướp
hoá thành vàng. Một số kỳ công đã được khám phá về sau trong các kho
tàng Terma. Ngài hoàn thành mức độ Vidyadhara về trường thọ và nổi
tiếng, vì đã sống đến thời Rongzom Pnadita Chokyi Sangpo (1012-1088), vị
này nhận lời chỉ dạy từ Ngài. Gyalwey Lodro, nghĩa là "Trí huệ chiến
thắng".
Hai
chân lý (Nhị đế): Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương
đối (tục đế) diễn tả kiểu cách tương tợ, hình như, bề ngoài của mọi sự.
Chân lý tuyệt đối (chân đế) diễn tả kiểu cách thực, không lầm lỗi. Hai
phương diện của thực tại này được định nghĩa bởi Bốn Trường Phái Triết
Học, cũng như các Tantra Mật thừa theo nhiều lối, mỗi lối ngày càng sâu
sắc hơn và sít sao hơn để diễn tả sự vật như chúng là.
Hai sự
tích luỹ: Sự tích luỹ công đức có ý niệm và sự tích luỹ trí huệ siêu
vượt ý niệm.
Hai che
ám: Sự che ám của phiền não (phiền não chướng) và sự che ám hiểu biết
(sở tri chướng).
Hai
mươi lăm thuộc tính của Quả: Năm thân, năm khẩu, năm trí, năm phẩm tính
và năm hoạt động. Cũng gọi là "sự tương tục được trang hoàng với thân,
khẩu, phẩm chất và hoạt động đều vô tận".
Hayagriva: Hoá thần Mật thừa với một đầu ngựa, tóc cháy rực; phương diện
phẫn nộ của Phật A Di Đà. ở đây đồng với Padma Hekura, Khẩu Hoa Sen
trong Tám Chỉ Dạy Sadhana.
Hinayana (Tiểu thừa): Thừa nhắm vào sự chiêm nghiệm thiền định về Bốn
thánh đế và Thập nhị nhân duyên, sự thực hành đưa đến giải thoát khỏi
sanh tử. Khi dùng trong cách nói đối địch, thái độ Tiểu thừa để chỉ sự
theo đuổi hạn hẹp con đường giác ngộ, chỉ với mục đích giải thoát cho cá
nhân hơn là cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh.
Hoan Hỷ
Địa: Bậc đầu tiên của mười địa Bồ tát; giải thoát khỏi sanh tử và chứng
ngộ chân lý của thực tại.
Học, Tư
duy và Thiền định (Văn, tư, tu): "Học" nghĩa là nhận các lời giáo lý và
nghiên cứu kinh điển để tịnh trừ vô minh và tà kiến. "Tư duy" là nhổ gốc
sự không tin chắc và hiểu sai qua việc suy nghĩ kỹ lưỡng về chủ đeàe.
"Thiền định" là trực tiếp đạt được thấu hiểu qua sự áp dụng các lời dạy
vào kinh nghiệm cá nhân.
Hư Vô
Luận - Hư Vô Chủ nghĩa: Nghĩa đen là "đoạn kiến". Quan điểm cực đoan
"không có gì cả": không có tài sanh hay nghiệp quả và sự không hiện hữu
của một tâm sau khi chết.
Jamgon
Kongtrul (1813-1899): Cũng được biết với tên là Lodro Thaye, Yongten
Gyamtso, Padma Garwang và tên terton là Padma Tennyi Yungdrung Lingpa.
Ngài là một trong những vị thầy xuất chúng thế kỷ 19 và chú tâm đặc biệt
đến thái độ không bộ phái. Nổi danh như một vị thầy thành tựu, học giả
và tác giả, ngài trước tác hơn 100 bộ sách. Bộ nổi tiếng nhất là Năm Bảo
Tàng, trong đó có 63 bộ của Rinchen Terdzo, văn chương Terma của một
trăm vị đại Terton.
Jamyang
Khyentse Wangpo (1820-1892): Một vị thầy vĩ đại thế kỷ trước. Ngài là vị
cuối cùng trong năm đại Terton và được coi là sự hoá thân hỗn hợp của
Vimalamitra và vua Trisong Deutsen. Ngài trở thành thầy của mọi phái
Phật giáo Tây Tạng và là người sáng lập phong trào Riney. Có mười bộ
sách của Ngài cùng với các terma của Ngài. Jam-yang nghĩa là "Văn Thù,
hoà dịu", Khyentse Wangpo nghĩa là "Bậc Trí Huệ Từ ái".
Jnana
Kumara họ Nyag: Jnana Kumara nghĩa là "Sự Tỉnh Giác Trẻ Trung". Tu sĩ
Tây Tạng lúc sơ thời và là dịch giả trác tuyệt, đã nhận "bốn dòng sông
lớn của sự truyền thừa" từ Padmasambhava, Vimalamitra, Vairochana và
Yudra Nyingpo. Ngài làm việc gắn bó với Vimalamitra trong việc phiên
dịch các tantra Mahayoga và Ati Yoga. Ngài cũng có tên là Nyag Lotsawa
và do sự nhập môn bí mật mà có tên là Drimey Dashar, "ánh trăng không
vết mờ". Hoa trong lễ nhập môn của Ngài, cùng với hoa của Trisong
Deutsen rơi vào Chemchok Heruka. Sau đó, Ngài nhận sự trao truyền Y Học
Cam Lồ từ Padmasambhava. Ngài thực hành ở động Kim Cương ở Yarlung, nơi
đó Ngài đã rút nước từ trong đá tảng; người ta nói rằng dòng nước này
còn chảy tới hôm nay. Trong các tái sanh của Ngài có Dabzang Rinpoche,
một vị đồng thời trong thế kỷ 19 với Jamgon Kongtrul thứ nhất.
Kadag
Rangjung Rangsar: Tên của một trong năm bộ sách chứa trong Gongpa
Sangtal. Kadag Rangjung Rangsar, nghĩa là "Tánh thanh tịnh bổn nhiên tự
hữu và tự biểu hiện".
Karma
Pakshi (1204-1283): Vị thứ hai trong dòng các Karmapa tái sanh và được
xem là Tulku thứ nhất được nhận biết của Tây Tạng. Tên Pakshi là tiếng
Mông Cổ để chỉ "Đạo sư", một tên hiệu sau khi được vu Mông Cổ ban cho
một vị trí tôn giáo cao cấp. Trong các đệ tử của Ngài có đại thành tựu
Orgyenpa Rinchen Pal (1230-1309).
Kawa
Paltsek: Đệ tử trực tiếp của cả Padmasambhava và Shantarakshita; người
đóng góp quan trọng vào việc dịch thuật ba tạng Tây Tạng và Gyubum
Nyingma. Sinh trong thung lũng Phen, Ngài trở thành một dịch giả kiệt
xuất ứng với một lời tiên tri của Padmasambhava, và ở trong nhóm bảy nhà
sư Tây Tạng đầu tiên được thọ giới bởi Shantarakshita. Ngài nhận giáo lý
Kim Cương từ Đại sư Padma và đạt được thiên nhãn thông vô ngại. Kawa là
tên của một nơi chốn và Paltsek nghĩa là "Núi rực rỡ".
Kaya:
"Thân" trong nghĩa một thân thể có nhiều phẩm chất. Khi nói đến hai
thân: Pháp thân (Dharmakaya) và sắc thân (Rupakaya). Ba thân: Pháp thân,
Báo thân (Sambhogakaya) và Hoá thân (Nirmanakaya).
Khandro
Nyingtig: Nghĩa là "Tâm yếu của các Dakini". Một toàn tập sâu xa về giáo
lý Dzogchen được Padmasambhava truyền cho công chúa Pema Sal. Nằm trong
bộ Nyingtig Yabshi nổi tiếng.
Khenpo:
Một danh hiệu dành cho người hoàn thành khoá học chính kéo dài khoảng
mười năm về các ngành truyền thống của triết học, luận lý, luật học Phật
giáo... Cũng có thể nói đến vị Trụ trì một ngôi chùa hay vị thầy truyền
giới luật Tỳ kheo.
Khenpo
Ngakchung biệt hiệu Ngawang Palsang (1879-1941): Một Khenpo ở Katok và
một nhà phục hưng rất quan trọng của dòng học giả về kinh điển Dzogchen
công truyền. Được xem là tái sanh của cả Vimalamitra và Longchenpa.
Chandral Sangye Dorje là một trong những đệ tử cuối cùng còn sống của
Ngài.
Kilaya:
Các tantra về hoá thần Vajra Kilaya.
Kim
Cương Toà: Chỗ ngồi dưới cây Bồ đề ở Bồ đề đạo tràng nơi Đức Phật giác
ngộ.
Kinh
mạch trung ương: Kinh mạch vi tế trung ương ở trong thân thể, chạy từ
cuối xương sống đến đỉnh đầu.
Kửnchok
Chidu: "Hiện thân của các bậc quý giá". Một terma được Jatson Nyingpo vĩ
đại (1585-1656) khám phá ra, tập trung vào Padmasambhava. Ngài truyền bộ
lời dạy này trước tiên cho Dudul Dorje (1615-1672). Một số lớn của
nguyên tác này đã được dịch ra Anh ngữ bởi Peter Roberts.
Kửnchok
Jungney họ Langdro: Ban đầu là một vị quan trong triều đình của vua
Trisong Deutsen. Về sau trở thành một đệ tử thân thiết của Padmasambhava
và đạt đến thành tựu. Hai đại Terton Ratna Lingpa (1403-1471) và Longsal
Nyingpo (1625-1692) được xem là trong số các tái sanh của Ngài. Konchok
Jungney nghĩa là "Nguồn các bậc Quý Giá".
Kriya
Yoga: Cái thứ nhất của Ba Tantra Ngoại, nhấn mạnh về sự sạch sẽ và giới
hạnh thanh tịnh. Các kinh văn của Kriya Yoga xuất hiện đầu tiên ở
Varanasi.
Kunzang
Tuktig: "Tâm yếu của Phổ Hiền". Một tuyển tập các lời dạy Terma do
Chokgyur Lingpa khám phá, tập trung nói về các hoá thần từ hoà và hung
nô.
Lạc,
sáng tỏ và vô niệm: Ba kinh nghiệm tạm thời của thiền định. Trụ vào
chúng sẽ có sự ươm hạt cho sự tái sanh trong ba cõi của sanh tử. Không
trụ vào, chúng là sự trang hoàng của ba thân.
Lama
Gongdu: Vòng giáo pháp được khám phá do Sangye Lingpa (1340-1396) gồm 18
bộ, mỗi bộ khoảng 700 trang. Lama Gongdu nghĩa là "Hiện thân sự chứng
ngộ của Đạo sư".
Lama
Sangdu: Một terma khám phá bởi Guru Chowang (1212-1270), một trong những
Terton sớm nhất và quan trọng nhất. Nó tập trung vào bản thể Guru như
Báo thân của Padmasambhava và Mạn đà la năm phần của Totreng Sal. Lama
Sangdu nghĩa là "Hiền thân những bí mật của Đạo sư".
Lokyi
Chungpa: Một đệ tử thân cận của Padmasambhava, trở thành một dịch giả
Phật giáo lúc còn rất trẻ, do đó có tên. Ngài cũng được biết với tên là
Khyenchung Lotsowa "Đứa trẻ dịch giả". Trong số các tái sanh về sau là
Terton Dudul Dorje (1615-1672), Dudjom Lingpa (1835-1903) và đức Dudjom
Rinpoche: Jigdrel Yeshe Dorje (1904-1987).
Longchenpa biệt hiệu Longchen Rabjam (1308-1363): Một tái sanh của công
chúa Pema Sal, con của vua Trisong Deutsen. Guru Rinpoche đã trao truyền
dòng Dzogchen (tức Khandro Nyingtig) cho bà. Ngài được xem là tác giả
quan trọng nhất viết về giáo lý Dzogchen. Công trình của Ngài gồm trong
Nyingtig Yabshi. Nhiều chi tiết về cuộc đời và lời dạy của Ngài trong
cuốn Tâm Phật của Tulku Thondup Rinpoche, nhà xuất bản Snow Lion, 1989,
Longchenpa nghĩa là "Đại Không".
Machig
Labdrửn (1031-1129): Vị đại sư người nữ ghi lại sự thực hành pháp môn
Cho, cắt đứt chấp ngã. Đệ tử và người phối ngẫu của Đạo sư ấn Độ
Phadampa Sangye. Machig Labdron nghĩa là "Ngọn đèn mẹ độc nhất của
Pháp".
Mahayanna: "Đại thừa". Khi dùng từ "Đại thừa và Tiểu thừa", thì Đại thừa
bao gồm các thừa Tantra, trong khi Tiểu thừa gồm các giáo lý cho bậc
Thanh Văn và Bích Chi Phật. Hàm ý "đại" hay "tiểu" để chỉ phạm vi nguyện
vọng, các phương pháp tu hành và độ sâu của sự thấu hiểu. Trung tâm của
thực hành Đại thừa là lời nguyện Bồ tát giải thoát cho tất cả chúng sanh
qua phương tiện và trí huệ, đại bi và quán thấu tánh Không. Hai phái lớn
của Đại thừa là Duy Tâm và Trung Đạo. Bảy tính cách vĩ đại của Đại thừa
được đề cập trong Trang Nghiêm Các Kinh của Maitreya được Jamgon
Kongtrul giải thích trong Trí Huệ Toàn Khắp: "Sự vĩ đại tập trung vào
kho tàng bao la của giáo lý Đại thừa, sự vĩ đại của các phương tiện
thành tựu lợi lạc cho mình và cho người, sự vĩ đại của trí huệ thấu rõ
hai vô ngã, sự vĩ đại của tinh tấn chuyên cần tỏng ba a tăng kỳ kiếp, sự
vĩ đại của phương tiện thiện xảo như là không bỏ sanh tử và thị hiện bảy
hành động bất thiện của thân và khẩu mà không có phiền não, sự vĩ đại
thành tựu chân thật thập lực, bốn vô uý, những phẩm chất độc nhất của
bậc giác ngộ và sự vĩ đại của hoạt động tự nhiên, không ngừng nghỉ".
Mahayoga: Cái thứ nhất của Ba Tantra Nội. Mahayoga trong kinh văn được
chia làm hai phần: phần Tantra và phần Sadhana. Phần Tantra gồm Mười Tám
Mahayoga Tantra, trong khi phần Sadhana gồm có Tám Giáo Lý Sadhana.
Jamgon Kongtrul nói trong Kho Tàng Trí Huệ của ngài: "Mahayoga nhấn mạnh
vào phương tiện (upaya), giai đoạn phát triển, và cái thấy rằng giải
thoát được đạt đến qua sự quen dần với sự quán thấy bản tánh không thể
phân chia của nhị đế". Nhị đế trong Mahayoga là thanh tịnh và bình đẳng
- bản tánh thanh tịnh của các uẩn, các đại và các thành phần của các căn
là chư Phật và Bồ tát, nam và nữ. Trong cùng lúc đó, mọi sự vật xuất
hiện và hiện hữu đều là tánh bình đẳng của tánh Không.
Mano:
Viết tắt của "Các hoá thần Mẹ trong thế gian". Một trong Tám Sadhana.
Các hoá thần nữ lưu xuất từ pháp giới nhưng xuất hiện theo các cách phù
hợp với hình tướng thế gian qua sự tương liên giữa thế giới và thế tục,
các kinh mạch, khí và tinh chất trong thân thể chúng ta. Các vị có cả
hai phương diện: một tối hậu và một tương đối. Nhân vật chính trong Mạn
đà la này là Chemchok Heruka, hình tướng hung nô của Phật Phổ Hiền được
gọi là Ngondzok Gyalpo, Vua của hoàn thiện chân thật.
Mandala: 1/ "Trung tâm và chu vi". Thường là một hoá thần cùng với môi
trường bao quanh của vị ấy. Một Mạn đà la là một tượng trưng bằng đồ hoạ
cảnh giới sống động của một hoá thần Mật thừa. 2/ Cúng dường Mạn đà la
là một chúng dường được quán tưởng như là một toàn bộ vũ trụ, cũng như
sự sắp xếp đồ cúng trong nghi lễ Mật thừa.
Mantra:
1/ Một đồng nghĩa với Kim Cương thừa. 2/ Một tổ hợp các âm thanh tượng
trưng và truyền thống bản tánh của một hoá thần, nó dẫn đến sự tịnh hoá
và chứng ngộ. Ví dụ: "Om Mani Padme Hung". Có ba loại Mantra chính:
Guhya mantra, Vidya mantra và Dharani mantra.
Mantra
bí mật: Đồng nghĩa với Kim Cương thừa hay giáo lý Tantra. "Guhya" là bí
mật, cất giấu và tự ẩn. "Mantra" trong văn cảnh này nghĩa là siêu xuất,
tuyệt hảo, đáng tán dương.
Mantra
Tinh yếu (Tâm chú): Hình thức thu gọn thần chú của một hoá thần bổn tôn
so với thần chú Đà ra ni dài. Ví dụ: "Om Mani Padme Hung".
Mantrika: Hành giả của Mantrayana (Mật thừa hay là Kim Cương).
Mara:
Ma, ảnh hưởng tà tạo nên những chướng ngại cho thực hành và giác ngộ.
Một vị thần có thân lực ở nơi cao nhất của Dục giới, bậc thầy của ảo
hoá, đã tìm cách ngăn cản Đức Phật thành đạo ở Bồ đề Đạo tràng. Với
người thực hành Pháp, ma tượng trưng cho sự chấp ngã và sự bận rộn với
tám mối quan tâm thuộc thế gian. Tổng quát có bốn loại ma ngăn cản người
tu: phiền não ma, tử ma, ngũ ấm ma và ma vương. Đôi khi bốn loại ma được
đề cập bằng tên: Tử thần, Con của Tử thần, Phiền não và Ngũ ấm.
Milarepa (1040-1123): Một trong những thiền giả và thi sĩ nổi tiếng nhất
của Tây Tạng. Nhiều giáo lý của phái Karma Kagyu truyền qua Ngài. Để có
nhiều chi tiết hơn, xin đọc Cuộc Đời của Milarepa và Một Trăm Ngàn Bài
Ca của Milarepa (nhà xuất bản Shambhala). Tên Ngài nghĩa là "Mila áo
vải".
Mười
hoạt động Tâm Linh: Chép kinh điển, cúng dường, bố thí, nghe thuyết
pháp, ghi nhớ, đọc, trình bày, tụng, tư duy và tu hành nghĩa của Pháp.
Mười
chủ đề của Tantra: Cái thấy, hạnh, mạn đà la, truyền pháp, samaya, hoạt
động, thành tựu, định, dâng cúng puja, thần chú và ấn. Đây là mười
phương diện của con đường một hành giả Mật thừa, cũng là mười chủ đề căn
bản.
Nadi:
Các kinh mạch trong thân kim cương qua chúng các dòng năng lực chuyển
động.
Namkhai
Nyingpo họ Nub: Sinh ở quận Nyal Hạ, Ngài là một trong những người Tây
Tạng đầu tiên thọ giới Tỳ kheo. Một đệ tử dịch giả, Ngài du hành qua ấn,
ở đó nhận được sự truyền pháp từ Hungkara, và đạt được thân của trí huệ
bất nhị. Namkhai Nyingpo cũng được kể trong hai mươi lăm đệ tử của Guru
Rinpoche. Nhận được sự trao truyền của Guru, Ngài có thể bay theo những
tia mặt trời. Khi thiền định trong Hang Dài Rực rỡ ở Lhodrak, Ngài có
những linh kiến về nhiều Yidam và đạt đến mức độ Vidyahara của Đại ấn.
Cuối cùng, Ngài ra đi đến những cõi trời mà không để lại thân xác.
Namkhai Nyingpo nghĩa là "Tinh tuý của không gian".
Năm
Terton giống như Vua: Một danh sách gồm Năm Terton Vua là: Nyang Ral
Nyima Ozer (1124-1192), Guru Chokyi Wangchok (1212-1270), Dorje Lingpa
(1246-1405), Pema Lingpa (1445/50-1521) và (Padma Osel) Do-rigak Lingpa
(Jamyang Khyentse Wangpo) (1820-1892). Đôi khi danh sách còn gồm đại
Terton Rigdzin Godem (1337-1408).
Năm con
đường: Năm con đường hay cấp bậc trên đường giác ngộ: con đường tích
luỹ, tham gia, thấy, tu tập và hoàn thành hay không học hỏi nữa.
Năm
độc: Tham, sân, si, mạn, ganh ghét.
Nanam
Yeshe: Còn được biết với tên là Banley Yeshe Dey họ Shang. Một dịch giả
nhiều tác phẩm với hơn 200 bản văn và là một đệ tử của Padmasambhava. Tu
sĩ học rộng và thành tựu này, một hôm biểu hiện những thần thông đã đạt
được qua sự lão luyện Vajra Kilaya, bằng cách bố lên trời như một con
chim. Yeshe nghĩa là "Giác bổn nguyên".
Nâng
cấp, Tăng tiến: Các loại thực hành khác nhau với mục đích làm vững vàng
"quán". Theo Tulku Urgyen Rinpoche, sự thực hành nâng cấp chính yếu là
trau dồi sùng mộ và đại bi.
Người
nắm giữ chày Kim Cương: 1/ Danh hiệu tôn kính để dành cho một vị thầy
thành tựu. 2/ Trạng thái giác ngộ.
Nirmanakaya: Hoá thân, "sự xuất hiện huyễn hoá". Cái thứ ba trong ba
thân. Phương diện giác ngộ người bình thường có thể tri giác được.
Núi Huy
Hoàng và Chamara - Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ: Xứ sở tịnh độ của Guru
Rinpocho trên tiểu lục địa Chammara, phía đông nam của đại lục Jambu
(Diêm Phù). Chamara là đảo chính trong chín đảo do loài raksha dã man ở.
ở giữa Chamara có một ngọn núi nguy nga màu đỏ cao ngất trời trên đỉnh
núi là cung điện thần biến ánh Sáng Hoa Sen, xuất hiện từ sự biểu lộ tự
nhiên của tánh Giác bổn nguyên. Đức Padmasambhava ở tại đây trong một
thân bất diệt siêu việt sống chết, trường tồn. Ngày nào sanh tử vẫn còn
và qua đó, Ngài không ngừng mang lại lợi lạc cho chúng sanh qua các hoá
thân thần biến của thân, khẩu và tâm Ngài.
Núi Tu
di và bốn châu: Ngọn núi huyền thoại vĩ đại ở trung tâm của hệ thống thế
giới chúng ta, bao quanh bởi bốn châu lục, nơi đó hai loài thấp nhất của
chư thiền cõi Dục giới sống. Nó bao quanh bởi các dãy núi thấp hơn, các
hồ, các lục địa và đại dương nhô lên khỏi mặt biển 84.000 lý (lý: ba dặm
Anh). Thế giới chúng ta đang sống nằm trên châu lục phía Nam gọi là
Jambudvipa (Nam Thiệm Bộ Châu).
Núi
Nadi: Đôi khi tương đương với luân xa, một chỗ tiếp hợp chính hay điểm
giao nhau của các kinh mạch. Đôi khi là một chỗ bế tắc vi tế cần phải
cởi mở nhờ các thực hành Yoga.
Nyang
Ral Nyima ệzer (1124-1192): Vị thứ nhất của năm Terton Vua và là một tái
sanh của vua Trisong Deutsen. Một số kho tàng do Ngài khám phá được gồm
Rinchen Terdzo, trong đó nổi tiếng nhất là Kagye Deshek Dupa, một bộ các
giáo lý nhắm vào giáo lý tám Sadhana, và tiểu sử của Guru Rinpoche gọi
là Sanglingma hiện giờ đã xuất bản là Liên Hoa Sanh (Shambhala). Nyang
Ral nghĩa là người trang sức từ Nyang và Nyima Ozer nghĩa là "Tia sáng
mặt trời".
Nyingtig Yabzhi: Một trong những tuyển tập nổi tiếng nhất của kinh điển
Dzogchen. Vimalamitra kết hợp hai phương diện của Phần Thậm Thâm Vô
Thượng; dòng giải thích với kinh điển và dòng nghe khẩu truyền không
kinh điển, và cất giấu chúng để rồi được khám phá như là giáo lý
Nyingtig Vima Nyingtig, và cũng như là Tâm yếu Bí Mật của Vimalamitra.
Longchenpa minh giải chúng trong 51 đoạn của Lama Yangtig. Pamakara cất
giấu lời dạy của Ngài về Vòng Thậm Thâm Vô Thượng và sau này được khám
phá như là Khandro Nyingtig, Tâm Yếu của các Dakini. Longchenpa cũng
minh giải các lời dạy này trong bộ Khandro Nyingtig của Ngài. Bốn bộ đặc
biệt về giáo lý Dzogchen này, cùng với lời dạy thêm của Longchenpa là
Zabmo Yangtig, gồm lại trong tuyển tập của Ngài, tức là tuyển tập
Nyingtig Yabzhi.
Palgyi
Dorje họ Lhalung: Sinh ở Drom thượng, Ngài phục vụ như một người canh
biên giới, nhưng có tâm từ bỏ và cùng với hai anh nhận truyền giới xuất
gia từ Vimalamitra. Ngài nhận Bồ tát nguyện từ Padmasambhava cũng như sự
truyền pháp và lời dạy miêng. Ngài thiền định ở Hẻm Núi Trắng xứ Tsib và
ở Yerpa, ở đó Ngài đạt thành tựu có thể đi xuyên qua đá núi. Những năm
sau Ngài ám sát vị vua ác Langdarma. Palgyi Dorje nghĩa là "Kim Cương
Rực Rỡ".
Palgyi
Senge họ Lang: Cha Ngài là Amey Jangchub Drekhol, một Mantrika thần lực
đủ để sử dụng tám loại thần và quỷ như những người giúp việc. Ngài là
một trong tám đại đệ tử của Padmasambhava khi sự truyền pháp "Hội Chư
Như Lai" được ban cho. Ngài đạt cả hai sự thành tựu thông thường và tối
thượng ở Paro Taktsang qua sự thực hành pháp môn "Thuần hoá mọi hồn linh
kiêu ngạo". Các Rinpoche Dzogchen được xem như các tái sanh của Ngài.
Palgyi Senge nghĩa là "Sư Tử Vinh Quang".
Palgyi
Senge họ Shubu: Một trng các quan của vua Trisong Deutsen, trong những
sứ giả được gởi đi để mời Padmasambhava đến Tây Tạng. Ngài học dịch
thuật từ Guru Padma và dịch nhiều giáo lý Mamo, Yamantaka và Kilaya sang
tiếng Tây Tạng. Đã đạt được nhiều thành tựu với Mamo và Kilaya, Ngài có
thể chẻ đá cuội và tách dòng sông bằng con dao găm của mình. Các tái
sanh của Ngài có đại Terton Mingyur Dorje của truyền thống Namcho Palgyi
Senge nghĩa là "Sư Tử Vinh Quang".
Palgyi
Wangchuk họ Kharchen: Trong tiểu sử Sanglingma, Ngài là cha của Yeshe
Tsogyal; chỗ khác, ngài được xem là anh của bà, một đệ tử thân cận của
Padmasambhava đạt đến Siddhi qua sự thực hành Vajra Kilaya. Palgyi
Wangchuk nghĩa là "Bậc Rạng Rỡ".
Palgui
Wangchuk họ O-Dren: Một đại học giả và Mantrika, đạt được thành tựu qua
sự thực hành Guru Drakpo, phương diện hung nộ của Padmasambhava.
Palgyi
Yeshe họ Sogpo: Đệ tử của Padmasambhava và Jnana Kumara họ Nyga. Palgyi
Yeshe nghĩa là "Trí Huệ Rực Rỡ".
Pandita
(Pháp sư): Một vị thầy học rộng, học giả hay giáo sư triết học Phật
giáo.
Paramita (Ba la mật đa): Nghĩa đen là "qua đến bờ bên kia". Đặc biệt, nó
có nghĩa là siêu việt khỏi các ý niệm và chủ thể, đối tượng và hành
động. Thừa Paramita là hệ thống Đại thừa của con đường tiệm tiến qua năm
đường và mười địa theo kinh điển Bát nhã Ba la mật đa. Xem thêm "Sáu Ba
La Mật".
Pema
Ledrel Tsal (1291-1315): Tái sanh của Pema Sal, con gái của vua Trisong
Deutsen. Người khám phá các giáo lý Dzogchen của Guru Rinpoche nổi danh
với tên là Khandro Nyingtig. Sự tái sanh trực tiếp của Ngài là
Longchenpa. Pema Ledrel Tsal nghĩa là "Sức Mạnh Hoa Sen Của Chuỗi
Nghiệp".
Pema
Sal công chúa: Con của vua Trisong Deutsen. Padmasambhava đã trao cho bà
dòng Đại Viên Mãn có tên là Khandro Nyingtig. Cô chết lúc trẻ tuổi, sau
đó Padmasambhava đã làm bà sống lại. Khi cha cô hỏi tại sao một người có
phước lớn vừa là công chúa vừa là đệ tử của Đạo sư Liên Hoa Sanh lại
phải chết lúc còn thiếu niên. Padmasambhava kể lại câu chuyện cô đã là
một con ong chích mật trong bốn anh em trong thời gian hoàn thành đại
tháp Boudhanath. Pema Sal nghĩa là "Hoa Sen Rạng Rỡ".
Pháp
giới (Dharmadhatu): Cõi hiện tượng; tánh Như trong đó tánh Không và
duyên sanh không tách lìa nhau. Bản tánh của tâm và hiện tượng vượt khỏi
sanh, trụ, diệt.
Pháp
tánh (Dharmata): Tự tánh của tâm và hiện tượng.
Pháp
thân (Dharmakaya): Cái đầu tiên của ba thân, không có bất kỳ tạo tác
nào, như hư không. "Thân" của những phẩm tính giác ngộ. Phải được hiểu
một cách cá nhân theo địa, con đường và quả.
Phát
triển và thành tựu: Hai phương diện chính, "phương tiện và trí huệ" của
thực hành Kim Cương thừa. Xác định ngắn gọn, giai đoạn phát triển nghĩa
là sự tạo tác tích cực của tâm thức, trong khi giai đoạn thành tựu nghĩa
là an trụ trong bản tánh không tạo tác của tâm. Cốt tuỷ của giai đoạn
phát triển là "tri giác thuần tuý" hay "cái nhìn linh thiêng", nghĩa là
tri giác cảnh quan, âm thanh và tư tưởng như là hoá thần, thần chú và
trí huệ. "Giai đoạn thành tựu với hình tượng" nghĩa là các thực hành
Yoga như là Tummo, nội nhiệt. "Giai đoạn thành tựu không hình tượng" là
sự thực hành Đại Viên Mãn hay Đại ấn.
Phật
Tánh: Sự giác ngộ toàn diện và tròn đủ không trụ trong sanh tử lẫn Niết
bàn; trạng thái đã hết mọi vô minh, cùng với trí huệ nhìn thấu bản tánh
của sự vật như chúng và là trí huệ thấu hiểu mọi hiện hữu.
Phiền
não: Năm độc tham, sân, si, mạn và ganh ghét chúng trói buộc, làm phiền
nhiễu và tra tấn tâm người. Sự kéo dài của các phiền não này là một
trong những nguyên nhân chính của sanh tử luân hồi.
Phương
tiện và Trí huệ: Phật tánh được đạt đến qua kết hợp thống nhất các
phương tiện và trí huệ. Trong Đại thừa, đó là sự thống nhất của Đại Bi
và Tánh Không, của Bồ đề tâm tương đối và Bồ để tâm tuyệt đối. Trong Kim
Cương thừa, phương tiện và trí huệ là các giai đoạn phát triển và thành
tựu. Theo các phái Kagyu, phương tiện đặc biệt để chỉ cho "con đường
phương tiện" là sáu giáo pháp của Naropa và trí huệ là "con đường giải
thoát", tức là sự thực hành hiện thực về Đại ấn Mahamudra. Theo
Dzogchen, "trí huệ" là cái thấy về tính thanh tịnh bổn nhiên, tức là sự
thực hành TreCho để thực Chứng cái tâm của giác ngộ trong một giây phút
ép ngặt, bức bách, trong khi "phương tiện" là sự thiền định về cái hiện
tiền tự nhiên bổn hữu, tức là sự thực hành Togal để làm sạch hết nhiễm ô
phiền não và an trụ qua đó thân cầu vồng được thực Chưng trong nội một
đời.
Quả:
Kết quả, thường là sự chấm dứt của một con đường tâm linh. Một trong ba
mức độ giác ngộ của một Thanh Văn, Bích Chi Phật hay Bồ Tát. Trong Đại
thừa là trạng thái Phật tánh hoàn toàn và tròn đủ; trong Kim Cương thừa
là "trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì", trong sách này diễn tả
như "25 thuộc tính của quả". Xem "cái thấy, thiền định, hành và quả".
Quang
Minh (Odgsal): Nghĩa đen là "thoát khỏi bóng tối vô mình và có khả năng
thông tỏ, hiểu biết". Hai phương diện ấy là "quang minh trống không",
như bầu trời trong rộng mở, nó có tính chất thông tỏ bản tánh của tâm;
và "quang minh biểu lộ" như là ánh sáng năm sắc, hình ảnh vv... Quang
minh là bản tánh không trộn lẫn hiện diện khắp suốt mọi sanh tử và Niết
bàn.
Rangnang - kinh nghiệm cá nhân: Để biểu trưng cho kinh nghiệm giấc mơ,
từ này đôi khi được dịch là "sự phóng ảnh của cá nhân" hay "tự biến".
Rigdzin
Godem (1337-1408): Nhà khám phá vĩ đại của truyền thống Jangter. Trong
các Terma của Ngài có các giáo lý Dzogchen Kadag Rangjung Rangshar và
tác phẩm nổi tiếng Gongpa Santal. Năm lên 12 tuổi, ba lông chim kên kên
mọc trên đầu, và thêm năm cái nữa vào lúc 24 tuổi. Ngài ra đi năm 71
tuổi giữa những dấu hiệu kỳ diêu. Rigdzin Godem nghĩa là "Vidyadhara
lông chim kên kên".
Rinchen
Chok họ Ma: Dịch giả Tây Tạng sơ thời, trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên
thọ giới với Shantarakshita và là người nhận chính pháp môn Mạng Lưới
Huyễn Hoá của Mahayoga. Ngài được biết đã dịch Tinh Tuý của các Bí Mật
Guhyasamaja Tantra, Tantra chính yếu của Mahayoga. Qua các lời chỉ dạy
nhận từ Padmasambhava, Ngài đạt đến mức độ của một Vidyadhara. Rinchen
Chok nghĩa là "Ngọc Cao Cả".
Rinchen
Terdzo: "Kho tàng lớn các Terma quý giá", một trọn bộ các Terma quan
trọng nhất của Padmasambhava, Vimalamitra, Vairochana và các đệ tử thân
thiết nhất của các Ngài, gom lại bởi Jamgon Kongtrul Lodro Thaye với sự
cộng tác của Jamyang Khyentse Wangpo. Xuất bản thành 63 bộ bởi đức Dilgo
Khyentse Wangpo, New Delhi, có thêm vài bộ terma và chủ giải. Khakyab
Dorje, vị Kamarpa thứ mười lăm, nói về bằng những lời sau: "Kho tàng lớn
các Terma quý giá" là tinh tuý của đại dương giáo lý của Chư Phật, tạng
Vidyadhara thâm sâu của trường phái Dịch thuật Sơ thời".
Rongzoma (1012-1088): Pháp sư Rongzom. Chokyi Sangpo. Cùng với
Longchenpa, Ngài được xem là học giả Nyingma lỗi lạc sáng chói nhất.
Sadhana: "Các phương tiện của thành tựu". Nghi thức và thủ tục Mật thừa
để thực hành, thường nhấn mạnh giai đoạn phát triển. Kết cấu tiêu biểu
của Sadhana gồm một phần sơ khởi với quy y, phát Bồ đề tâm, phần chính
có quán tưởng một vị Phật và trì chú, một phần kết với hồi hướng công
đức cho tất cả chúng sanh.
Samadhi
(định): "Gắn liền với sự tương tục của bình thản". Một trạng thái tập
trung không phóng tâm, hay sự đắm mình trầm tư mà trong bối cảnh Kim
Cương thừa có thể ám chỉ đến hoặc giai đoạn phát triển hoặc giai đoạn
thành tựu.
Samantabhadra (Phổ Hiền): "Bậc mãi mãi trọn hảo". 1/ Phật pháp thân
nguyên thuỷ. 2/ Bồ tát Phổ Hiền là gương tiêu biểu cho sự thành tựu của
một sự cúng dường triển khai đến vô hạn.
Samaya:
Các cam kết hứa hẹn, các điều luật hay cam đoan của thực hành Kim Cương
thừa. Chính yếu, các samaya về bên ngoài cốt ở duy trì một mối liên quan
hoà hợp với Đạo sư kim cương và các bạn pháp, bên trong không đi lạc ra
ngoài sự liên tục hành trì. Cuối của mỗi Chương, Chữ "Samaya" đứng riêng
là một lời thề xác nhận rằng điều được nói là sự thật.
Sambhogakaya: "Báo thân". "Thân của sự hưởng thụ hoàn mãn". Trong bối
cảnh của "năm thân của Quả", báo thân là hình tướng biểu lộ một nửa phần
của Chư Phật cùng với "năm sự hoàn hảo" là đạo sư, tuỳ tùng, nơi chốn,
giáo huấn và thời gian mà chỉ bậc Bồ tát địa thứ mười mới có thể tri
giác.
Samye:
Một tổ hợp chùa chiền kỳ diệu, làm theo kiểu tu viện ấn Độ Odantapuri,
xây dựng bởi vua Trisong Deutsen (790 - 844) và được Guru Rinpoche khai
trương năm 814. Một trung tâm chính của sự truyền bá đạo Phật ở Tây Tạng
lúc sơ thời. Nó nằm ở miền trung Tây Tạng gần Lhasa. Nó cũng có tên Ngôi
Chùa Samye Rực Rỡ, sự thành tựu tự nhiên và bất biến của những nguyện
vọng vô biên. Ba tầng của nó được vẽ theo các kiểu thứ tự là ấn Độ,
Trung Hoa và Tây Tạng.
Samye
Chimphu: Một nơi thiêng liêng thuộc khẩu của Guru Padma. Một chỗ ẩn cư
trên núi nằm cách Samye bốn giờ đi bộ phía trên Samye. Trong 12 thế kỷ
qua, nhiều đại sư đã thiền định trong các hang động của chỗ ẩn cư này.
Sangye
Lingpa (1340-1396): Một tái sanh của người con trai thứ hai của vua
Trisong Deutsen; một Terton chính và là người khám phá vòng Lama Gondu
gồm 13 bộ Sangye Lingpa nghĩa là "Điện thờ của giác ngộ".
Sangye
Yeshe họ Nub: Một trong hai mươi lăm đệ tử của Padmasambhava, Ngài là
người thọ nhận chính các giáo lý Anu Yoga, Yamantaka của Mahayoga. Các
vị thầy khác của Ngài là Traktung Nagpo và Chogyal Kyong của ấn Độ,
Vasudhara của Nepal và Chetsen Kye từ xứ Drusha. Ngài viếng thăm ấn Độ
và Nepal bảy lần. Khi hôn quân Langdarma định phá huỷ Phật giáo ở Tây
Tạng, Sangye Yeshe làm vua kinh hãi bằng cách làm hiện ra một con bò cạp
khổng lồ dài bằng chín con trâu yak chỉ bằng một cử động đơn giản của
bàn tay phải. Vì thế, Langdarma không còn can đảm để ngược đãi Tăng già
Kim Cương thừa. Tulku Urgyen được xem là một trong những tái sanh của
Ngài. Sangye Yeshe nghĩa là "Trí Huệ Phật".
Sáu
giới hạn: Những quan điểm về quyền nghĩa và thực nghĩa, ngụ ý và không
ngụ ý, nghĩa đen và không phải nghĩa đen. Cùng với "bốn cách kiểu",
chúng tạo thành các chìa khoá cần thiết để mở ra ý nghĩa của các Tantra.
Sáu
loài chúng sanh: Trời, một nửa trời (a tu la), người, thú vật, ngạ quỷ
và địa ngục.
Sáu
siêu tri giác: Những khả năng làm các phép lạ, thiên nhãn, thiên nhĩ,
nhớ các kiếp trước, biết tâm của người khác và biết sự kiệt tận của
phiền não nhiễm ô (thần túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông,
túc mạng thông, thu tâm thông và lận tận thông).
Sắc
giới: Mười bảy cõi trời nằm trong sanh tử gồm 12 cõi của bốn thiền (mỗi
thiền ba cõi) và năm Tịnh Cư thiên. Một trạng thái vi tế của sanh tử
giữa cõi Dục và cõi Vô sắc, ở đó các cảm giác ngửi, nếm và tình dục vắng
mặt. Các chúng sanh có thân thể bằng ánh sáng, sống lâu và không có cảm
giác đau đớn. Các yếu tố xấu của tâm thức như là bám chấp không thể sinh
ra.
Shamatha: "An trụ trong tĩnh lặng". Chỉ so với Quán, sau khi hoạt động
của tư tưởng đã lắng yên. Hay là sự thực hành thiền định để làm yên lặng
tâm thức với mục đích thoát khỏi sự quấy nhiễu của tư tưởng.
Sơ
khởi: Các sơ khởi tổng quát bên ngoài là Bốn hồi tâm: suy nghĩ về thân
người quý giá, vô thường và chết, nhân quả của nghiệp và lỗi lầm của
sanh tử. Các sơ khởi đặc biệt bên trong là một trăm ngàn bốn thời thực
hành về quy y và phát Bồ đề tâm, trì tụng Vajrasattva, cúng dường Mạn đà
la và Guru Yoga. Xen Ngọn Đuốc Của Xác Chứng (NXB. Shambhala) và Cửa Lớn
(NXB. Ranjung Yeshe).
Sukhavati: Cõi Cực Lạc.
Ta bà
thế giới (Saha world): Hệ thống thế giới chúng ta. "Thế giới nhẫn nhục",
bởi vì những chúng sanh ở đó chịu đựng các khổ đau khó mang nổi. Saha
cũng có thể nghĩa là "Không phân chia", vì các nghiệp và các phiền não,
các nhân và các quả, thì không chia cách hay không khác biệt.
Tam
bảo: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong ánh Sáng Của Trí Huệ
(Shambhala), Jamgon Kontrut giải thích: "Phật là bản tánh của bốn thân
và năm trí, cùng với hai sự thanh tịnh và sự hoàn thành hai lợi lạc.
Pháp là cái được biểu lộ, bày tỏ, chân lý vô điều kiện của sự tịnh hoá
toàn diện, gồm Diệt và Đạo, nó biểu lộ hai phương diện phát biểu và
Chứng ngộ như là danh, lời và Chữ của các giáo lý. Tăng, gồm Tăng già
thực sự, con cái của cái bậc Chiến Thắng ở trong các địa với các phẩm
chất của Trí huệ và Giải thoát, và Tăng già tương tợ đang ở trên con
đường tích luỹ, và con đường nối kết cũng như các bậc Thanh văn và Duyên
giác cao cả".
Tám
giáo lý Sadhana: Tám vị thần bổn tôn chính của Mahayoga, các tantra và
các Sadhana liên quan: Thân Văn Thụ, Khẩu Hoa sen, Tâm Vishudha, Phẩm
chất Cam lồ, Hoạt động Kilaya, Phù phép giải thoát của các hoá thần Mẹ,
Mantra Dữ tợn, và tôn Thờ thế tục. Thường thường tên ám chỉ đến một thực
hành gồm các Mạn đà la phức tạp với nhiều hoá thần.
Tám mối
quan tâm thế gian: Sự gắn bó với được, thích, khen ngợi và danh tiếng,
sự ác cảm với mất, khổ, chê bai và tiếng xấu.
Tánh
Giác bổn nguyên: Thường dịch như là Trí Huệ. Sự thông tỏ nền tảng độc
lập với mọi tạo tác của tân thức.
Tantra:
Các giáo lý Kim Cương Thừa được Đức Phật trao truyền qua báo thân của
Ngài. Nghĩa thật của Tantra là "tương tác" tức là Phật tánh nội tại, bẩm
sinh. Phật tánh này được biết như là: "Tantra của hiển nghĩa". Nghĩa
tổng quát của Tantra là các kinh điển phi thường của mật thừa, cũng là
"Tantra của hiển ngôn". Cũng có thể ám chỉ đến mọi giáo lý "quả" Kim
Cương Thừa như một toàn thể.
Tantra
Cha: Một trong ba phương diện của Anuttara Yoga đặt sự nhấn mạnh vào
giai đoạn phát triển.
Tantra
mẹ: Một trong ba phương diện của Anuttara yoga, nhấn mạnh vào giai đoạn
thành tựu hay trí huệ Bát Nhã. Đôi khi tương đương với Anu yoga.
Tạo
lập: Sự tạo lập của thức. Sự tạo ra ý niệm nó ở ngoài bản tánh của tâm.
Tawa
Long-Yang: Một kho tàng về phương diện Tantra Cha và Đại Toàn Thiện khám
phá bởi dorje-Lingpa (1346-1405) Tawa Long Yang nghĩa là "sự bao la của
cái thấy".
Tâm khí
(tam prana): Prana ở đây là "khí nghiệp", "gió nghiệp" và tâm là tâm
thức nhị nguyên của một người chưa giác ngộ. Tâm và Khí liên hệ chặt chẽ
với nhau.
Tâm
Yếu: Trong tổng quát đồng thể với Phái Chỉ Dạy, phái thứ ba của
Dzogchen. Đặc biệt nó ám chỉ đến Vòng Thậm Thâm Vô Thượng của Tâm Yếu,
cái thứ tư trong bốn phân phái của Phải Chỉ Dạy theo sự phán giáo của
ShriSingha. Mọi dòng phái của yếu tính thậm thâm đều qua ShriSingha và
tiếp nối ở Tantra qua các đệ tử của ngài là Padmasambhava và
Vimalamitra. Trong thế kỷ 14 hai dòng này đi qua Rangjung Dorje, vị
Karmapa thứ ba và người bạn Pháp thân thiết của Ngài là Longchen Rabjam
(1308-1363) vị sau hệ thống hoá các lời chỉ dạy này trong bộ trước tác
đồ sộ của mình. Giáo lý Nyingtig cũng đã xuất hiện qua nhiều dòng truyền
thừa khác; ví dụ, mỗi Terton chính đều khám phá một vòng độc lập của
giáo lý Dzogchen. Sự thực hành Tâm Yếu thậm thâm còn tiếp tục đến ngày
nay.
Tất cả
nền tảng (alaya): Nền tảng của mọi sự. Căn bản của tâm và của hiện tượng
thanh tịnh hay ô nhiễm. Từ này có nhiều nghĩa khác nhau theo các văn
cảnh khác nhau và phải được hiểu cho thích hợp. Đôi khi nó đồng nghĩa
với Phật tánh hay pháp thân, sự nhận biết nó là căn bản của tất cả hiện
tượng thanh tịnh; đôi khi, như trong trường hợp "căn bản vô minh", nó ám
chỉ một trạng thái trung tính của tâm nhị nguyên nó không được tánh Giác
bổn nguyên bao trùm, và như thế là căn bản cho kinh nghiệm sinh tử.
Tengam:
Phòng chứa các vật thiêng.
Terma:
"Kho tàng" 1/ Sự trao truyền qua các kho tàng được chôn giấu, phần lớn
do Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal, để sẽ được khám phá vào một thời điểm
thích hợp bởi một Terton, người khám phá kho tàng, cho lợi lạc của các
đệ tử tương lai. Nó là một trong hai truyền thống chính của Nyingma,
truyền thống kia là "Kama". Truyền thống này được nói rằng sẽ còn tiếp
tục ngay cả khi Luận Tạng đã biến mất. 2/ Các kho tàng được cất giấu có
nhiều loại, gồm bản văn, pháp khí, di vật và đồ vật tự nhiên.
Terma
đất: Một sự khám phá đặt căn cứ trên chất liệu vật chất, thường trong
hình thức Chữ viết Dakini, một chày kim cương, một bức tượng... So sánh
với "Terma tâm".
Terma
tâm: Một sự khám phá trực tiếp từ trong tâm của một Đại sư, không cần có
một chất liệu vật lý. Các lời dạy được khám phá theo lối này được "ươm
trồng" trong "cảnh giới không thể huỷ diệt", vào lúc vị Đại sư còn là
một đệ tử của Padmasambhava ở một kiếp trước.
Thanh
văn: "Vị nghe, người nghe". Hành giả Tiểu thừa của lần Chuyển Pháp Luân
thứ nhất về Bốn Thánh Đế bao gồm sự Chứng ngộ sự đau khổ nội tại của
sanh tử, và nhắm vào sự thấu hiểu rằng không hề có một tự ngã độc lập.
Bằng cách chinh phục phiền não, ngài tự giải thoát, đạt đến cấp độ Vào
Dòng nơi con đường thấy chân lý (Kiến Đạo vị), tiếp theo là cấp độ Một
Lần Trở Lại chỉ phải tái sanh một lần nữa, và cấp độ. Không Trở Lại
không còn sanh lại trong sanh tử. Mục đích cuối cùng là trở thành một vị
A La Hán. Bốn cấp độ này cũng được biết như là "Bốn Quả của sự tu hành
tâm linh".
Thành
tựu: 1/ (Sudhi): Sự Chứng đắc do thực hành Pháp, thường được xem là sự
thành tựu tối thượng của giác ngộ viên mãn. Nó cũng có thể có nghĩa là
các thành tựu chung, tức là tám thành tựu thuộc về thế gian như thiên
nhãn thông, thiên nhĩ thông, bay trên không, trở nên vô hình, kéo dài
tuổi thọ, hay thần lực biến hoá. Tuy nhiên các Chứng đắc nổi trội nhất
trên con đường là từ bỏ, từ bi, đức tin không thể lay chuyển và sự Chứng
ngộ cái thấy đúng. Xem thêm "các thành tựu tối thượng và bình thường".
2/ (Sgrub pa): Xem "tiếp cận và thành tựu".
Thân
kim cương: Thân con người, trong đó các kinh mạch vi tế giống như cơ cấu
của một chày Kim Cương.
Thân
người quý giá: Gồm có tám sự tự do và mười sự giàu có. Những sự tự do
không sanh vào trong tám chữ mất tự do (bát nạn): ba cõi thấp, một vị
trời sống lâu, có nhiều tà kiến, một người hoang dã, một người câm, hay
sinh vào một thời đại không có Chư Phật. Những sự giàu có là năm từ mình
và năm từ người khác. Năm giàu có từ chính mình là: được làm người, sinh
ở nơi trung tâm, đầy đủ các căn, có đời sống không hư hỏng, và chánh
tín. Năm giàu có từ người khác là: một vị Phật ra đời, vị ấy dạy pháp,
các giáo lý còn lại, có các đệ tử, và các (vị thầy) bi mẫn làm lợi lạc
cho người.
Thân
yếu tính (kaya yếu tính): Thường được kể như thân thể tư và cấu tạo sự
thống nhất ba thân. Jamgon Kongtrul định nghĩa nó như là phương diện của
pháp thân, nó là "bản tánh của mọi hiện tượng, tánh Không vắng dứt mọi
tạo tác và có tính cách thanh tịnh bổn nhiên".
Thần
Chết: 1/ Một nhân cách hoá của vô thường và định luật nhân quả bất di
bất dịch. 2/ Thần có tên này là một trong bốn Ma. Xem "Mara".
Thần
chú một trăm âm: Thần chú của Phật Vajrasátva gồm 100 âm.
Thấy,
thiền định, hạnh và quả: Sự định hướng về Phật tánh, hành động làm quen
với nó thường là thực hành ngồi thiền, sự thực hiện cái thấy ấy trong
các hoạt động đời sống hằng ngày, và kết quả cuối cùng từ sự tu hành như
trên. Mỗi thừa của chín thừa đều có cách định nghĩa riêng về cái thấy,
thiền định, hạnh và quả.
Thiên
Nữ Tenma: Mười hai tiên nữ Tenma là các hộ pháp nữ quan trọng của dòng
Nyingma, vừa một nửa thế gian, một nửa trí huệ.
Thiền
định: Trong bối cảnh tu hành Mahamudra và Dzogchen, thiền định là hành
động làm quen dần với, hay duy trì liên tục cái thấy hiểu về Phật tánh
của chúng ta như một vị đạo sư có thẩm quyền đã trực chỉ. Trong bối cảnh
học hỏi, tư duy và thiền định (văn, tư, tu) nó có nghĩa là hành động
thâu hoá các lời dạy vào trong kinh nghiệm cá nhân, rồi làm quen dần với
chúng qua thực hành.
Thiện
căn: Một việc làm tốt; một phút giây từ bỏ, đại bi hay lòng tin. Các
thiện nghiệp tạo ra trong đời này hay các đời trước.
Thừa
Nhân và Quả: Các giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa nhìn các sự thực hành
của con đường như là các nguyên nhân để đạt được quả giải thoát và giác
ngộ, còn Kim Cương thừa lấy quả như là con đường bằng cách nhìn nhận
Phật tánh là vốn có trong hiện tiền và con đường như là hành động khai
mở trạng thái nền tảng này. Đại sư Longchenpa định nghĩa chúng như sau:
"các thừa Nhân được gọi như thế bởi vì chấp nhận chuỗi nhân và quả,
khẳng định rằng Phật tánh đạt được bằng cách tăng trưởng các phẩm tính
của bản tánh Phật, nó chỉ hiện diện như một hạt giống xuyên qua hai sự
tích luỹ. Các thừa Quả được gọi như thế bởi vì xác nhận rằng nền tảng
cho sự tịnh hoá là bản tánh của Phật đã sẵn đủ mọi phẩm tính, nó vốn
hiện diện như là một sở hữu tự nhiên trong tất cả chúng sanh, như mặt
trời vốn sẵn các tia sáng; rằng các đối tượng của sự tịnh hoá là những
nhiễm ô tạm thời của tâm sự tích tập (của tám thức), giống như bầu trời
(tạm thời) bị mây che; và rằng người ta hiện thực cái quả của sự tịnh
hoá, cái bản tánh bổn nguyên đang hiện tiền, bằng vào các con đường của
sự chín muồi giải thoát. Ngoài cái này ra, không có sự khác biệt nào
giữa hai thừa về trình tự hay phẩm chất.
Thừa
Quả: Như là Kim Cương thừa. Xem chi tiết ở "thừa nhân và thừa quả".
Thường
luận: Niềm tin rằng có một đấng sáng tạo thường hằng và không nguyên
nhân của mọi sự; đặc biệt, tin rằng bản chất hay tâm thức của con người
có một yếu tính cụ thể nó là độc lập, thường tồn và riêng biệt.
Tích
Chứa: (accumlation): Lương thực cho con đường. Xem "Hai sự tích luỹ".
Tiếp
cận và thành tựu: Hai phương diện của thực hành Sadhana, đặc biệt các
giai đoạn trong giai đoạn trì tụng theo Mahayoga Tantra.
Tịnh Cư
Thiên: Năm cõi trời cao nhất trong 17 cõi của sắc giới. Chúng được gọi
là "tịnh" vì chỉ có các bậc cao cả, những người đã hoàn thành con đường
thấy chân (địa vị kiến đạo), mới có thể sanh ở đó. Sanh về đó là do sự
tu hành thanh tịnh Tứ thiền tuỳ thuộc vào sự tu tập này hoặc là hạ,
trung, thượng, thượng thượng hay tối thượng.
Torma:
Một dụng cụ dùng trong nghi lễ Mật thừa. Cũng có thể ám chỉ thực phẩm
cúng cho Hộ pháp hay các hồn linh bất hạnh.
Tri
giác thanh tịnh: Nguyên lý của Kim Cương thừa: nhìn môi trường chung
quanh như cõi Phật, mình và người hoá thần, âm thanh như thần chú, và tư
tưởng như trò chơi biến hoá của trí huệ.
Trisong
Deutsen (790-844): Vị vua pháp vĩ đại thứ hai của Tây Tạng, người đã mời
Guru Rinpoche, Shantarakshita, Vimalamitra và nhiều vị thầy Phật giáo
khác trong đó có Jinamitra và Danashila. Trong cuốn Tràng Hoa Quý Báu
của Lapis Lazuli, Jamgon Kongtrul ghi ngày sinh của vua là ngày 8 tháng
3 mùa xuân con ngựa đực thuộc tỉnh (802). Các nguồn khác nói năm ấy là
năm Ngài lên ngôi vua sau khi cha chết. Cho đến tuổi mười bảy, ngài chủ
yếu là cai trị vương quốc. Ngày xây dựng đại tu viện Samye làm theo kiểu
Chùa Odantapuri, lập Phật giáo là quốc giáo của Tây Tạng, và trong thời
Ngài trị vì, các tu sĩ đầu tiên được thọ giới. Ngài thu xếp cho những
pháp sư và lotsawa dịch vô số kinh điển, và thiết lập nhiều trung tâm tu
học. Trong số các tái sanh về sau của Ngài có Nyang Ral Nyima Ozer
(1124-1192), Guru Chowang (1212-1270), Jimey Lingpa (1729-1798) và
Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).
Trí
Huệ: Trong cuốn sách này, từ này thường được dịch như là "tánh Giác bổn
nguyên". Cũng có năm trí huệ những phương diện chức năng của Phật tánh:
trí huệ của pháp giới, trí huệ giống như gương (đại viên cảnh trí), trí
huệ của bình đẳng (bình đẳng tánh trí), trí huệ phân biện (diệu quan sát
tri), và trí huệ thành tựu tất cả (thành sở tác trí).
Troma
Nagmo: Một hình tượng hung nộ màu đen của Phật Bà Vajra Yogini. Troma
Nagmo nghĩa là "Phu Nhân màu đen của sự Hung Nộ".
Tự ngã:
Một thực thể hiện hữu nội tại và độc lập của ngã cá nhân hay của hiện
tượng.
Tự
tánh: Xem "Pháp tánh".
Vairochana: Dịch giả vĩ đại sống trong thời trị vì của vua Trisong
Deutsen. Trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên, Ngài được gửi qua ấn Độ học
với Shri Singha. Cùng với Padmasambhava và Vimalamitra, Ngài là một
trong ba đạo sư chính truyền Dzogchen vào Tây Tạng.
Varadhara: "Người nắm giữ chày Kim Cương". Phật pháp thân của các phái
Sarma. Cũng để chỉ một vị thầy Kim Cương thừa hay Phật tánh trùm khắp.
Vajradhatu Mạn đà la: Một Sadhana quan trọng của Mahayoga gồm 42 hoá
thần hoà ái.
Vajrakaya: Tính chất bất biến của Phật tánh. Đôi khi là một trong năm
thân của Phật tánh.
Vajrapani: "Vị mang chày Kim Cương". Một trong tám đại Bồ tát và là
người sưu tập chính các giáo lý Kim Cương thừa. Cũng được biết như là
"Đức thầy của những bí mật".
Vajra
Totreng: "Chuỗi Kim Cương các đầu lâu". Một tên của Padmasambhava.
Vajrayara: Kim Cương thừa. Các thực hành lấy quả làm con đường.
Vidyadhara: "Người Nắm giữ trí huệ". Người nắm giữ (Dhara) hay mang trí
huệ (vidya) của Mantra. Một vị thầy Chứng ngộ trên một trong bốn cấp độ
của con đường Mật thừa của Maha Yoga, tương đương với 11 cấp độ của Mật
thừa. Một định nghĩa khác: Người mang phương tiện và trí huệ sâu xa, đó
là trí huệ về hoá thần, thần chú và đại lạc.
Vimalamitra: Một đạo sư Dzogchen được vua Trisong Deutsen mời qua Tây
Tạng. Một trong ba vị tổ giáo lý Dzogchen, đặc biệt là Nyingtig ở Tây
Tạng Vimalamitra nghĩa là "Người Bà Con Không Khuyết Điểm".
Vipashyna (Quán): "Cái thấy rõ ràng rộng rãi". Thường để nói về sự quán
chiếu, thông tỏ về tánh Không. Một trong hai phương diện chính của thực
hành thiền định. Cái kia là chỉ, Shamatha.
Vô minh
câu sanh: vô minh cùng với tự tánh của chúng ta và hiện hữu như là tiềm
lực cho rối loạn sanh khởi khi gặp các điều kiện thích hợp.
Vô minh
nền tảng - phương diện vô minh của nền tảng: đồng nghĩa với câu sanh vô
minh.
Vô minh
thuộc về ý niệm: Trong Kim Cương thừa, vô minh thuộc về ý niệm là cái
tâm hiểu biết chính nó như là chủ thể và đối tượng, sự suy nghĩ thuộc về
ý niệm. Trong Giáo thừa, nó có nghĩa là các cái nhìn sai lầm do thêm
vào, do "học", các niềm tin sai lầm làm che chướng bản tánh của sự vật.
Vô sắc
giới: Các nơi cư trú của chúng sanh không giác ngộ, họ đã thực hành các
trạng thái thiền định vô sắc, trụ vào các tưởng: Không Vô Biên Thức Vô
Biên, Vô Sở Hữu, Không Có Mặt cũng Không Vắng Mặt (Phi Tưởng Phi Phi
Tưởng). Những chúng sanh ở trong bốn cõi vi tế của thiền định, có tưởng
đó nhiều kiếp rồi trở lại các trạng thái thấp của sanh tử.
Yamantaka: Một hình tướng hung nộ của Văn Thù, biểu trưng trí huệ hàng
phục cái chết. Trong Tám Sadhana, Ngài là Phật hung nộ của Thân Thể Bộ.
Yamataka nghĩa là "Người tàn sát của Yama", tử thần.
Yeshe
Tsogyal: Các bản dịch khác nhau về tiểu sử của bà cho nhiều chi tiết
khác nhau về sự sinh ra, tên và cha mẹ. Trong cuốn "Đại Dương các lời
dạy kỳ diệu làm hân hoan các bậc trí giả", Guru Tashi Topbgyal ghi nhận
rằng cha bà tên là Namkha Yeshe họ Kharchen và bà sinh ở Drongmochey xứ
Drak. Ban đầu bà là một trong những hoàng hậu của vua Trisong Deutsen
nhưng sau được vua ban cho Padmasambhava làm người phối mẫu tâm linh.
Trong lễ truyền pháp "Hội Chư Phật", bông hoa nhập môn của bà rơi vào
Mạn đà la Kilaya. Qua sự thực hành pháp môn này, bà trở nên có thể thuần
phục các hồn linh ác và làm sống lại người chết. Bà là người sưu tập
chính của tất cả giáo huấn vô số của Padmasambhava. ở lại Tây Tạng hai
trăm năm, bà ra đi đến cõi trời "Núi vinh hiển màu đồng đỏ" mà không để
xác thân lại. Trong cuốn Tràng hoa quý giá của Lapis Lazuli, Jamgon
Kongtrul nói: "Yeshe Tsogyal, là tái sanh trực tiếp của Dhatvishvari
Vajra Yogini trong hình thức một người phụ nữ. Bà phục vụ Padmasambhava
hoàn hảo trong đời ấy, dấn thân vào Sadhana với một sự tinh tấn không
thể tưởng và đạt đến mức độ tương đương với chính Padmasambhava, "sự
tương tục được trang hoàng với thân, khẩu, ý phẩm chất và hoạt động đều
vô tận". Lòng tốt của bà đối với xứ sở Tây Tạng vượt quá tưởng tượng vào
hoạt động đại bi thì không khác với sự liên tục không ngừng nghỉ của
Padmasambhava". Yeshe Tsogyal, nghĩa là "Đại Dương Trí Tuệ Vô Địch".
Yeshe
Yang họ Ba: Dịch giả Tây Tạng được tiên tri bởi Padmasambhava, Ngài là
một thiền giả thành tựu, có thể bay như chim đến các cõi trời, Yeshe
Yang, nghĩa là "Trí Huệ Du Dương".
Yếu
tính, bản tánh và công dụng: Ba phương diện của Như Lai Tạng theo hệ
thống Dzogchen. Yếu tính là trí huệ nhiên thanh tịnh về bản tánh Không.
Bản tánh là trí huệ thông tỏ hiện diện tự nhiên. Công dụng là trí huệ
toàn khắp về tính không thể phân chia. Đây là một cách rốt ráo, bản tánh
của Ba Gốc, Tam Bảo và Ba Thân.
Yidam:
Một hoá thần và là một gốc cuat thành tựu trong ba gốc. Yidam là một vị
thần bổn tôn; một người bảo vệ cho cá nhân về sự thực hành và đưa đến
giác ngộ. Theo truyền thống, thực hành Yidam là thực hành chính tiếp sau
các sơ khởi. Nó gồm hai giai đoạn phát triển và thành tựu và là một hòn
đá để đặt bước đến, hay là một cây cầu đưa ddến các thực hành tinh tế
hơn của Mahayoga và Dzogchen. Vào giai đoạn sau, thực hành Yidam là sự
nâng cấp hoàn hảo cho các thực hành tinh tế này.
Yoga:
1/ Sự hoà nhập thật sự, sự học hỏi vào trong kinh nghiệm cá nhân. 2/ Cái
thứ ba của ba Tantra ngoại: Kriya, Upa và Yoga. Nó nhấn mạnh đến cái
thấy hơn là hạnh và nhìn hoá thần bổn tôn như cùng mức độ chính mình.
Yoga:
Thực hành Yoga: các thực hành phụ thêm cho một Tantrika để thực hiện cái
thấy của Kim Cương thừa trong các hoạt động; ví dụ như pháp môn Cho
trong các nơi chốn đáng sợ. Nó có thể theo đuổi bởi một hành giả đã rất
quen thuộc với cái thấy và vững chắc trong thiền định.
Có mang
hàm ý "hạnh can đảm".
Mục lục
Lời nói
đầu 5
Lời dạy
mở đầu 11
Chúc
thư Đầu Nhọn Hạt Ngọc 30
Lời
khai thị cho Trisong Deutsen 46
Không
có sự xung đột giữa Tiểu thừa và Đại thừa 60
Xâu
chuỗi hạt bằng vàng của cam lồ 65
Những
bài ca cho 25 đệ tử 95
Kho báu
ngọc quý để xua tan mọi chướng ngại 108
Khai
thị thực hành Phật pháp như thế nào cho đúng 173
Chỉ cây
gậy vào người già 177
Lời
khai thị bằng miệng về thực hành 182
Viên
ngọc như ý của sự hồi hướng 209
Một
khuyến khích thực hành tâm linh 227 Lời nguyện Mạn Đà La Kim Cương giới
272
Bản
thuật ngữ 277
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét