theo lời yêu cầu của các bạn trong diễn đàn mật tông này , hôm nay mình xin post lên những bài thần chú của mật tông :
THẦN CHÚ HOÀ BÌNH
Nam mô Tam Mãn Đa, Một Đà Nẩm, A Bát Ra Đế, Yết Đa Chiết, Chiết Nại Di, Án Kê Di, kế Di, dát tháp các tháp Nẩm, Mạt ngoã sơn đính, Bát ra đế, Ô Đát Ma Đát ma dát tháp, cát tháp nẩm mạt ngoã hồng phấn toá ha ( 21 lần).
*Niệm nhiều phúc báu nhiều thì mau được thanh bình
*Bài chú này có oai lực hàng ma, trừ tai nạn.
*Nếu ta chú tâm tụng chú này ma quân khi nghe được rất kinh sợ, sẽ mất lòng chiến đấu giáo gươm rơi rớt.
*Nếu đi sông biển tụng chú này được chư thần ủng hộ, đi đến nơi về đến chốn.
*Binh sĩ tụng chú này, lúc lâm trận sẽ không bao giờ chết oan.
*Nếu con nít khóc lóc cả đêm, tụng chú này trong nước thuốc, cho uống thì hết khóc.
CHÚ HÀNG MA
Ma Lệ, tỳ ma lệ, niết Ma Lệ, mông già lệ, hê ma la nhả kiệp bệ, tam mạn na, Bạt đề lệ, ta bà la dà, ta đàn ni Ba la ma tha ta đàn ni, ma na tư, a chuyết đề, tỳ la kỳ, am ma lại, đàn bà táp ma, tá lệ phú la nê, phú la na, ma nô lại đệ.
*Đà La Ni này có thể chuyển thân nữ.
*Tự biết túc mạng đời trước của mình.
*Nếu thọ trì 5 điều: Phạm hạnh, không ăn cá thịt, không uống rượu, không ác tâm, thích ở vắng lặng. Rồi chí tâm tín thọ, đọc tụng, biên chép Đà La Ni này người ấy sẽ thoát khỏi 77 ức thân tệ ác
Hàng phục các chúng ma quân
BÀI CHÚ MA VƯƠNG CÚNG PHẬT
Sá chỉ, trá trá la. Sá chỉ lô ha lệ, ma ha, lô Ha lệ, a lá, giá ra đa la toá ha. Bài Chú này có thể làm cho người điên cuồng, người kinh sợ, người thuyết pháp, người chẳng dứt Chánh Pháp điều được yên ổn.
Nếu người nào thọ trì chú này mỗi ngày 100 biến, thì không còn sợ voi dữ làm hại; hoặc đi đến rừng hoang, đầm trống, những nơi nguy hiểm chẳng kinh sợ. Cũng không gập những sự tai hại nạn nước, lửa, đao binh, cọp, sói quân ác
Thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (SAKYAMUNI Buddha):
TAYATA: OM MUNI MUNI MAHA MUNIYE SOAHA.
Câu chú này có khả năng tiêu diệt tội chướng.
Hành giả khi trì tụng thì nếu có thể thì nên nhất tâm quán tưởng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong lúc trì tụng nếu không thể quán tưởng thì phải nhất tâm trì tụng.
2.Thần chú của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (MAHAVAIROCANA Buddha):
OM AVIRA HUM KHAM VAJRA DHATU VAM
OM NAMO BHAGAVATE SARVA DURGATE VAR SUDHANA ADZAYA TATHAGATAYA ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA TADYATHA OM SHUDHANE SHUDHANA SARVA PAPAM BOUSHUDHANE SHOUDE BOUSHUDE SARVA GHARMAVARANA BASHUDHANAYE SVAHA
Câu chú của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có khả năng giúp khiến các hương linh, súc sanh, ngã quỷ, chúng sanh trong địa ngục để giúp các chúng sanh đó được thoát kiếp và được i sanh trong các cảnh giới lành.
Khi trì tụng thì hành giả phải phát tâm từ bi nhất tâm cầu nguyện cho các lchu1ng sanh đó được thoát khỏi kiếp khổ để đợc tái sanh trong các cảnh giới lành.
1)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần vào trong thức ăn, nước uống để cúng thí chó các loài súc sanh và ngã quỷ.
2)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào cát, đất v.v để rải trên hòm hay mồ mả của người chết.
3)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào những chổ có nước như là ao hồ để giúp đỡ cho loài chúng sanh ở trong nước khi chết rồi được thoát kiếp và tái sanh trong các cảnh giới lành.
3.Thần chú của Đức Phật A DI ĐÀ (AMITABHA Buddha):
OM AMITABHA HRI
Câu chú này có khả năng tiêu tội chướng, trì tụng câu chú này cũng giống như là niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Hành giả khi trì tụng thì nếu có thể thì nên nhất tâm quán tưởng Đức Phật A Di Đà trong lúc trì tụng nếu không thể quán tưởng thì phải nhất tâm trì tụng và hành giả phải phát nguện cầu vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
Hành giả phải luôn luôn trì tụng nếu muốn được vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
Hành giả có thể tụng chú này để cầu siêu cho người chết được vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
4.Thần chú của Đức Phật Vô Lượng Thọ (AMITAYUS Buddha);
OM NAMO BHAGAVATE APARIMITA AYUR JNYANA SUVINI CITTA TETSO RADZAYA TATHAGATAYA ARAHATE SAMYAK SAMBUDDHAYA TADHYATA OM PUNYE PUNYE MAHAPUNYE APARAMITA PUNNYE APARAMITA JNANA SOMBHARO PATSITE OM SARVA SAMSKARA PARISHUDDHA DHARMATE GAGANA SAMUDGATE SVABHAVA VISHUDDHE MAHANAYA PARIVARE SOHA.
OM AMARANI JIWANTIYE SVAHA
Hai câu chú trên dùng để cầu sống lâu và cầu trị bịnh cho mình hay cho người khác.
Khi trì tụng thì hành giả phải nhất tâm. Hành giả phải tụng càng nhiều càng tốt.
5.Thần chú của Đức Phật Bất Động (ASHOBYA Buddha);
NAMO RATNA TRAYAYA OM KHAM KHANI KHAM KANI ROTSANI ROTSANI TOTANI TOTANI TRASANI TRASANI PRATIHANA PRATIHANA SARWA KARMA PARAMPARA MINAY SARWA SATO NAYTSA SOHA
Câu chú này dùng để bố thí cho nước và thức ăn cho súc sanh và chúng ngã quỷ. Các loại súc sanh và chúng ngã quỷ sau khi thọ nhận thức ăn và nước uống thì sau khi chết sẽ được tái sanh trong các cảnh giới lành.
Hành giả phải nhất tâm trì tụng ít nhất là 7 lần rồi thổi vào trong nước và thức ăn để bố thí cho súc sanh và chúng ngã quỷ.
6.Thần chú của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang (BHAISAJYAGURU VAIDURYAPRABHARAJA Buddha):
TAYATA: OM BEKANDZE BEKANDZE MAHABEKANDZE RANDZA SAMUDGATE SOHA
Câu chú này có nhiều công năng:
1)Sám hối tội chướng và giải nghiệp.
2)Cầu sống lâu và cầu trị bịnh cho mình hay cho người khác.
3)Dùng để bố thí cho nước và thức ăn cho súc sanh và chúng ngã quỷ. Các loại súc sanh và chúng ngã quỷ sau khi thọ nhận thức ăn và nước uống thì sau khi chết sẽ được tái sanh trong các cảnh giới lành.
4)Cầu giải oan kết đời trước, phá các thứ tà ma, bùa chú trấn yểm của các loài quỷ thần, tinh mỵ.
Khi trì tụng thì hành giả phải nhất tâm. Hành giả phải tụng càng nhiều càng tốt.
7.Thần chú của Đức Phật Kim Cang (VAJRASATTVA Buddha):
OM VAJRASATTVA SAMAYA MANUPALAYA VAJRASATTVA DENOPA TITHA DIDO ME BHAVA SUTO KAYO ME BHAVA SUPO KAYO ME BHAVA ANURAKTO ME BHAVA SARVA SIDDHI ME PRAYATSA SARVA KARMA SU ZAME CHITTAM SHRIYAM KURU HUM HA HA HA HA HO BHAGAVAN SARVA TATHAGATA VAJRA MAME MUNZA VAJRA BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PHET
*Câu chú này có nhiều công năng:
1)Sám hối tội chướng và giải nghiệp.
2)Cầu giả oan kết đời trước.
Hành giả khi trì tụng thì nếu ở có thể thì nên nhất tâm quán tưởng Đức Phật Kim Cang trong lúc trì tụng nếu không thể quán tưởng thì phải nhất tâm trì tụng. Hành giả phải nhất tâm trì tụng càng nhiều càng tốt.
8.Thần chú của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (MANJUSHRI Bodhisattva):
OM AH RA PA TSA NA DHIH
Câu chú này dùng để phát sanh trí tuệ.
9.Thần chú của Bồ Tát Đại Thế Chí (MAHASTHAMAPRAPTA Bodhisattva):
( VAJRAPANI Bodhisattva tên của Ngài Đại Thế Chí theo Mật Tông)
OM VAJRAPANI HUM.
Câu chú này dùng để hàng phục các thứ tà ma, quỷ quái.
10.Thần chú của Bồ Tát Quán Thế Âm Chuẩn Đề (AVAKOKITESVARA CUNDI Bodhisattva):
NAMO SAPTANAM SAMYAKSAMBUDDHA KOTINAM, TADYATHA: OM CALE CULE CUNDI SOHA
Câu chú này dùng để hàng phục các thứ tà ma, quỷ quái, và mãn các sở nguyện
11.Thần chú của Bồ Tát Hư Không Tạng (AKASAGARBHA Bodhisattva):
AKASAGARBHAYA OM ARYA KAMARI MAULI SOHA.
12.Thần chú của Bồ Tát Di Lặc (MAITREYA Bodhisattva):
NAMO RATNA TRAYAYA NAMO BHAGAVATE SHAKYAMUNIYE TATHAGATAYA ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA. TADYATHA : OM AJITE AJITE APARAJITE AJITAÑCHAYA HA RA HA RA MAITRI AVALOKITE KARA KARA MAHA SAMAYA SIDDHI BHARA BHARA MAHA BODHI MANDA BIJA SMARA SMARA AHSMA KAM SAMAYA BODHI BODHI MAHA BODHI SOHA.
Câu chú này có công năng giúp hành giả được tái sanh về cõi trời Đâu Xuất để gặp Đức Bồ Tát Di Lặc.
13.Thần chú của Bồ Tát Phổ Hiền (SAMANTABHADRA Bodhisattva):
ADANDE DANDA PATI DANDA VARTE DANDA KUSHALE DANDA SUDHARE SUDHARE SUDHA RAPATI BUDDHA PASHYANE SARVA DHARANI AVARTANI SARVAN DHASHYA VARTANI SU AVARTANI SAMGHA PARIKSHANI SAMGHA NARGHATANI ASAMGE SAMGA PAGATE TRI ADHVASAMGATULYA ARATE PRAPTY SAVA SAMGASAMA TIKRANTE SARVADHARMA SUPARIKE SARVASATTVA RUTA KAUSHALY ANUGATE SIMHAVIKRIDITE
Câu chú này để giúp hành giả không bị các thứ chướng ngại trên sự tu tập. Hành giả phải nhất tâm trì tụng càng nhiều càng tốt.
14.Thần chú của Bồ Tát Dược Vương (BHAISAJYA RADJA Bodisattva):
ANYE MANYE MANE MAMANE CHITTE HARITE SHAME SHAMITAVI SHANTE MUKTE MUKTATAME SAME AVASHAME SAMA SAME KSHAYE AKSHAYE AKSHINE SHANTE SHAME DHARANI ALOKABHASHE PRATYAVEKSHANI NIVSHTE ABHYANTARANI VISHTE ATYANTAPARI SHUDDHI UKKULE MUKKULE ARADE PARADE SHUKAKASHI ASAMASAME BUDDHAVILOKITE DHARMAPARIKE SAMGHANIR GHOSHANI BHAYABHAYA SHODHANI MANTRE MANTRAK SHAYATE RUTE RUTA KAUSHALYE AKSHAYE AKSHAYAVA NATAYA ABALO AMANYA NATAYA.
Câu chú trên dùng để cầu sống lâu và cầu trị bịnh cho mình hay cho người khác.
Hành giả phải nhất tâm trì tụng. Hành giả phải tụng càng nhiều càng tốt.
15.Thần chú của Bồ Tát Địa Tạng (KSITIGARBHA Bodhisattva):
NAMO RATNA TRAYAYA NAMO ARYA KSITIGARBHA BODHISATTVAYA MAHASATTVAYA TADYATH KSAM BHU KSAM BHU KSUD KSAM BHU AKASA KSAM BHU VAKRA KSAM BHU AMBARA KSAM BHU VIRA KSAM BHU VAJRA KSAM BHU ALOKA KSAM BHU DAMA KSAM BHU SATYAMA KSAM BHU SATYA NIRHARA KSAM BHU VYAVALOKA KSAN VA KSAM BHU UPASAMA KSAM BHU NAYANA KSAM BHU PRAJNA SAMBHUTI RANA KSAM BHU KSANA KSAM BHU VISILYA KSAM BHU SASTRAVAT KSAM BHU VYADA SU TAL MAHILE DAHILE DAME SAME CAKRASE CAKRA MASILE KSILE BHIRE HIRE GRAH SAMVARA VRATE HIRE PRABHE PRACALA VARTANE RATNA PALE CHA CHA CHA CHA HIRE MILE EKARTHA THA KHE THAKKURO THALE THALE MILE MATHE TADE KULE KU MILE SAMIRE ANGO CITTAVI ARI GIRI PRA-GIRI KUTTA SAMALE TUNGE TUNGE TUNGOLLE HURU HURU HURU KURU STU MILE MILITE SAM-M1LITALE BHANDANA HARA H1RE HURU HU RU RU BHAVA RAJA
Câu chú này dùng để giúp cho các vong linh, chúng sanh trong súc sanh, ngã quỷ, địa ngục được siêu thoát và tái sanh trong các cảnh lành.
16.Thần chú của Bồ Tát Quán Thế Âm (AVALOKITESVARA BODISATTVA):
A) NAMO RATNA TRAYATA NAMO ARYA JANA SAGARA BEROTSANA BUHA RADZAYA TATAGATAYA ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA NAMO SARWA TATAGATEBHYE ARHATEBYE SAMYAKSAM BUDDHEBHYE NAMO ARYA AWALOKITE SHORAYA / BODHI SATOYA MAHA SATOYA MAHA ARUNIKAYA TAYATA/OM DARA DARA DIRI DIRI DURU DURU ITTE WATE TSALE TSALE PARTSALE PARTSALE KUSUME KUSUME WARE IHLI MILI TSITI DZOLA AHPANAYE SOHA.
B) OM MANI PADME HUM.
C) Thần chú của Bồ Tát Quán Thế Âm dùng để thí nước cho ngã quỉ:
OM JNANA AVALOKITE SAMANTA PARANA RAMI BAWA SAMAYA MAHA MANI DURU DURU HRIH DAYA JALANI SOHA.
*Các câu chú này có nhiều công năng:
1)Sám hối tội chướng và giải nghiệp.
2)Cầu sống lâu và cầu trị bịnh cho mình hay cho người khác.
3)Dùng để bố thí cho nước và thức ăn cho súc sanh và chúng ngã quỷ. Các loại súc sanh và chúng ngã quỷ sau khi thọ nhận thức ăn và nước uống thì sau khi chết sẽ được tái sanh trong các cảnh giới lành.
4)Cầu giải oan kết đời trước, phá các thứ tà ma, bùa chú trấn yểm của các loài quỷ thần, tinh mỵ.
5)Cầu cho các vong linh, chúng sanh trong súc sanh, ngã quỷ, địa ngục được siêu thoát và tái sanh trong các cảnh lành.
*Cách thức thực hiện:
1)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần vào trong thức ăn, nước uống để cúng thí cho các loài súc sanh và ngã quỷ.
2)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào cát, đất, bông hoa v.v để rải trên hòm hay trên mồ mả của người chết.
3)Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào những chổ có nước như là ao hồ, sông suối v.v để giúp đỡ cho loài chúng sanh ở trong nước khi chết rồi được thoát kiếp và tái sanh trong các cảnh giới lành.
17.Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng (USHNISHAVIJAYA Buddha);
OM NAMO BHAGAWATE / SARWA TAYLOKYA PARTI BISHIK TAYA/ BUDDHA YATAY NAMA / TAYATHA OM DRUM DRUM DRUM SHODAYA SHODAYA BISHODAYA BISHODAYA AHSAMA SAMENTA / AWABHASA PRANAGATI GAGANA SABAWA BISHUDAY / ABIKINTSEN TUMAM / SARWA TATHAGATA SUGATA BARABATSANA AMRITA AHBIKAYKARA MAHAMUDRA MENTRA PADAY / AHARA AHARA MAMA AHYU SAM DARANI / SHODAYA SHODAYA BISHODAYA BISHODAYA GAGANA SOBAWA BISHUDAY / UNIKA VIJAYA PARISHUDAY SAHASA / REMI SENTSO DITAY / SARWA TATHAGATA AHWALOKINI KATHA PARAMITA PARIPURANI / SARWA TATHAGATA MATAY DASHA BUMI PARTI TITAY / SARWA TATHAGATA HRIDAYA AHDITANA AHDITITAY / MUDRAY MUDRAY MAHA MUDRAY BENDZA KAYA SAMHATANA PARISHUDAY / SARWA KARMA AHWARANA BISHUDAY PARTINIWARTAYA MAMA AHYUR BISHUDAY / SARWA TATHAGATA SAMAYA AHDITANA AHDITITAY / OM MUNI MUNI MAHA MUNI / BIMUNI BIMUNI MAHA BIMUNI/ MATI MATI MAHA MATI / MAMATI SUMATI TATATA / BATAKOTI PARISHUDAY / BIPUTA BUDI SHUDAY / HAY HAY DZAYA DZAYA BIDZAYA BIDZAYA / MARA MARA PARA PARA PARAYA PARAYA SARWA BUDDHA AHDITANA AHDITITAY / SHUDAY SHUDAY BUDDAY BUDDAY BENDZAY BENDZAY MAHA BENDZAY / SUBENDZAY BENDZA GARBA DZAYA GARBAY BIDZAYA GARBAY / BENDZA DZOLA GARBAY / BENDZOEBAWAY BENDZA SAMBHAWAY / BENDZA BENDZERNI / BENDZA MABAWATU MAMA SHARIRAM / SARWA SATO NENTSA KAYA PARI SHUDIR BAWATU / ME SADA SARWA GATI PARISHUDI TSA / SARWA TATHAGATA TSA / MAM SAMA SHASAYENTU / BUDDHAYA BUDDHAYA SIDDHAYA SIDDHAYA BODAYA BODAYA BIBODAYA BIBODAYA / MOTSAYA MOTSAYA BIMOTSAYA BIMOTSAYA / SHODAYA SHODAYA BISHODAYA BISHODAYA / SAMENTANA MOTSAYA MOTSAYA / SAMENTA RAMIPARI SHUDAY / SARWA TATHAGATA HRIDAYA AHDITANA AHDITITAY / MUDAY MUDAY MAHA MUDAY / MAHAMUDRA MENTA PADAY SOHA.
1)Câu chú này có khả năng giúp các hương linh, súc sanh, ngã quỷ, chúng sanh trong địa ngục được thoát kiếp và tái sanh trong các cảnh giới lành.
2)Câu chú này còn có công năng sám hối và dứt trừ nghiệp chướng.
1)Hành giả tụng chú ít nhất là 7 lần vào trong thức ăn, nước uống để cúng thí cho các loài súc sanh và ngã quỷ.
2)Hành giả tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào cát, đất v.v để rải trên hòm hay mồ mả của người chết.
3)Hành giả tụng chú ít nhất là 7 lần rồi thổi vào những chổ có nước như là ao hồ để giúp đỡ cho loài chúng sanh ở trong nước khi chết rồi được thoát kiếp và tái sanh trong các cảnh giới lành.
18.Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh (Maha Prajna Paramita Hridaya);
TAYATA: OM GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SOHA.
Công năng của câu chú này giúp phát triển trí tuệ, Hành giả trì tụng càng nhiều càng tốt.
CỬU HUYỀN TINH TẤN BỐ THÍ CÔNG LỰC
OM RA RÍT MA NÁ CHẮC CA RA CHẮC CA RA HÙM ( 3 lần ).
ĐUỔI MA NGỦ
Phù lụ tu, a tra ni tri phù lu tu, hầu hầu hầu hầu nã phù lu tu, tô ma tê phù lu tu, hô hô hô hô tra, phù lu tu soá ha ( 108 lần )
( LDG: Đây là bài Chú Đuổi Ma Ngủ, chúng nó không cho bạn tu tập, bất kì khi bạn cầm đến quyển kinh hay đọc chú, chúng ám làm cho chúng ta không tỉnh táo chỉ có ngủ thôi, chúng muốn nhập tâm thể và chiếm lấy thân xác không cho chúng ta tu tập gì hết. Lúc này, bạn cần nên trì bài chú này thì sẽ giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Nguyên do bài chú này, là do Thượng Toạ trụ trì Linh Quang Tịnh Xá, Q4, TP. HCM truyền lại cho chúng đệ tử thân cận để dễ bề tu tập.)
6.THẦN CHÚ CHENREZIG ( QUÁN TỰ TẠI )
OM MANI PADME HUM
Thần Chú này dùng để phát triển lòng Từ và Bi.
7.LỤC ĐỘ MẪU TARA CĂN BẢN CHÚ
*Phạn Ngữ: OM TARE TUTTARE TURE SVAHA.
*Phạn âm: Om Ta Rê Tút Ta Rê Tô Rê Soa Ha.
*Hán Việt: Úm Đá Lị Đốt Đa Lị Đô Lị Sa Ha.
Thần Chú này ngăn ngừa sự sợ hãi và nguy hiểm, được xem là một chơn ngôn thành tựu nhiều thần thông và là một chơn ngôn thành công chắc chắn.
8.THẦN CHÚ VAJRASATTVA ( Kim Cang Tát Đoả ):
OM VAJRASATTVA HUM.
Thần Chú này dùng để tịnh hoá.
9.THẦN CHÚ TRƯỜNG THỌ
OM AMARANI JIWENTIYE SVAHA.
Thần Chú này trì niệm để cầu mong sự trường thọ.
10.THẦN CHÚ SANGYE MENLA ( Dược Sư ):
TEYATA OM BENKANZE BEKANZE MAHA BAKANZE RAJA SAMUNGATE SVAHA.
Thần Chú này dùng để ngăn ngừa bệnh tật.
11.THẦN CHÚ MANJUSHRI ( Văn Thù )
OM ARA PA CHA NA DHI DHI DHI DHI DHI.
Thần Chú này dùng để phát triền sự thấu hiểu thông thường và tâm linh.
Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014
MẬT TÔNG MANTRA(THẦN CHÚ MẬT TÔNG )
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
MƯỜI PHÁP SỐNG HÒA THIÊN NHIÊN
- ( Oai nghi tế hạnh: Đi-Đứng-Nằm-Ngồi-Ngủ-Thức-Ăn-Uống-Tắm-Rửa )
- Sa môn: Thích Thông Bửu
Thuận thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong. Thế nào là thuận thiên? Thuận thiên là thuận thiên nhiên, là hòa thiên nhiên. Định lý của thiên nhiên vốn là như thế! Muôn loài vạn vật, trong đó có loài người, nếu hòa nhịp với thiên nhiên thì tồn tại lâu dài, bằng nghịch định lý thiên nhiên thì mất vậy!
Những chất sống trong con người, bị thoái hóa bởi chính con người hủy diệt từng tế bào của chính mình, cho nên con người đang sống nghịch thiên nhiên. Nếu kể ra thì có hàng ngàn, hàng vạn chuyện nghịch thiên nhiên. Phạm vi bài này còn ở trình độ sơ cấp và đang ở kỳ đầu, nên chỉ nêu 10 phương pháp tập luyện sống thuận thiên nhiên.
Thứ nhất: LUYỆN CÁCH ĐI.
Con người mới sinh ra chưa biết đi, gần 1 năm sau, nhờ có ngưòi lớn tập đi từng bước. Nhưng khổ nỗi, gặp phải toàn các vị " Huấn luyện viên " không hiểu gì đạo thiên nhiên, nên đã tập đứa bé đi sai phương pháp.
Nhẹ nhàng vững bước khoan thai
Bước đi quý tướng trong ngoài bình yên
Mỗi nhịp bước theo dòng thiền
Sáu căn tám thức đồng duyên mới là...
Hãy tập, hãy luyện và hãy đi rất nhẹ nhàng, nhưng rất vững chắc và rất khoan thai. Bước đi như thế nào là quý tướng, bước đi như thế nào là tiện tướng-xin mời quý vị chiêm ngưỡng 2 lối đi của 2 hạng người: " Hạng hiền nhân quý phái và hạng tiểu nhân hạ tiện " thì rõ. Bậc Hiền Triết, đạo sĩ chân bước đi không những chỉ bình yên ở bề ngoài, mà bình yên từ nơi chính trong lòng. Mỗi bước đi hòa nhịp theo hơi thở, mỗi bước đi giữ Chánh Niệm, mỗi bước đi là một định luật toát ra sự bình lặng và hiền dịu khác thường. Khi chân giở lên, 8 thức 6 căn đều rõ biết. Khi chân chạm đất, cả 6 căn mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-miệng và ý đều biết rõ rằng chân đã chạm đất một cách khoan thai, nhẹ nhàng, vững chắc và bình yên. Chẳng những 6 căn mà cả 8 thức, trong đó có mạc-na thức và a-lại-da thức, cũng điều biết rõ. Đọc đến đây có nhiều vị bi quan: mình lớn tuổi làm sao tập, mình nghèo khó thời giờ đâu tập? lại có một vị khác chề môi chê bai rằng: đi mà cũng tập. Vâng!n Chẳng những tập mà cần phải khổ luyện ! Ngày xưa, các vị Thánh, siêu quần, bạt chúng như Ngài Xá Lợi Phất, như Ngài Mục Kiền Liên, như Ngài A Nan và hàng ngàn ngàn vị siêu việt khác, vậy mà hằng ngày phải đi theo Đức Phật Thích Ca để tập luyện từng bước đi. Còn nhiều Ngài gánh phân, buôn bán, làm ruộng thuộc giai cấp cùng khổ tại Ấn, nhưng khi theo Đức Phật tập luyện bước đi, chẳng bao lâu khi bước chân thuần thục, hợp thiên nhiên, các Ngài liền đắc Thánh quả. Ông Thuần Đà theo Đức Phật luyện cách đi, lúc đó đã ngoài 70 tuổi, vậy mà khi bước đi đúng quy cách cũng được đắc Thánh quả.
Thứ hai: LUYỆN CÁCH ĐỨNG.
Đi tuy khó, nhưng dễ luyện hơn đứng. Muốn làm một người lính, việc trước nhất là phải tập đi, tập đứng ( Bước đều bước-Đứng lại đứng ). Huống gì muốn làm bậc Thánh triết, muốn làm Thầy thiên hạ, muốn làm đệ tử của Phật mà tại sao chẳng chịu tập đi, tập đứng. Cho nên cái muốn vẫn ở địa hạt lý thuyết, địa hạt ảo tưởng, nó sẽ tan biến như bọt xà phòng.
Đứng vững trên hai chân
Trụ chịu cả toàn thân
Hùng vĩ như Hộ Pháp
Khoan thai tợ thiên thần.
Thần và Tiên ở trên đời, ở trên núi, ta chưa được mục kích. Nhưng tối thiểu mỗi chúng ta ai ai cũng được diện kiến một lần đối với các vị giả thần tiên nơi sân khấu, nơi phim ảnh. Cũng là đứng, nhưng tại sao các vị nghệ sĩ giả thần tiên đứng thì ai cũng muốn xem, ai cũng phải mất tiền để xem cái bộ đứng khoan thai ấy. Còn ta, cũng là người như họ, vậy tại sao ta đứng chẳng ai chịu xem? Chẳng những không chịu xem, mà đôi lúc thấy ta đứng còn có người ghét, có khi còn chửi mắng: đồ đứng vô duyên, đồ đứng thù lù một đống......Đứng khoan thai tựa thiên thần thì dễ hiểu, còn đứng hùng vĩ như Hộ Pháp thì chúng ta hãy nhìn kỹ tượng Đức Hộ Pháp ở các Chùa, Chùa nào cũng có thờ. Tượng mặc dù không cử động vì bằng cốt gỗ, hoặc bằng xi măng, hoặc bằng đồng.....nhưng khi nhìn thấy thì ai ai cũng kính nể, có khi phải khiếp phục bởi bộ đứng uy nghi, hùng vĩ. Muốn tư thế đứng được hùng vĩ, được khoan thai, nhờ gì? Nhờ đứng vững trên hai chân và trụ chịu cả toàn thân. Ai muốn làm Đệ tử Phật, nói cách khác, ai muốn đủ tư cách làm một con người thì điều tiên quyết là phải tập đứng đúng quy cách
Thứ ba: LUYỆN CÁCH NẰM.
Nằm lại còn khó hơn đứng. Có nhiều con vật vừa mới sanh đã biết đi. Con người tuy là hơn loài vật, nhưng điểm này lại thua xa. Sanh ra phải nằm gần cả năm. Vì nằm lâu quá, nên người lớn chẳng bận chăm sóc; mà có quan tâm, cũng chẳng biết cách nào tập cho nằm đúng quy pháp, chẳng biết tập nằm như thế nào cho hợp thiên nhiên.
Nằm sấp loài súc sanh
Co ro là tôm tép
Nghiêng phải thế tuyệt đẹp
Thoải mái tròn tinh anh.
Tại sao không nằm nghiêng phía trái, mà bắt buộc phải nằm nghiêng phía phải? Vì quả tim con người nằm ở phía trái, nằm nghiêng trái, khi ngủ quên, làm nghẽn tim, trở ngại sự tuần hoàn; nhiều bệnh phát sinh vì do ngủ nghiêng trái. Nằm nghiêng phía trái đã nguy hiểm như thế, thì việc nằm sấp hoặc nằm cong, co ro cuốn tròn người, nhất là ở những xứ lạnh, thiếu chăn mền nên phải nằm cuốn tròn-hai cách nằm này vô cùng nguy hiểm. Chẳng những nghịch thiên nhiên, mà còn tự hại mình. Và chẳng những cách nằm nghiêng phải giữ thế tuyệt đẹp, mà còn đòi hỏi lúc ngủ phải nằm ngủ cho thoải mái. Ngủ thoải mái tuy khó, nhưng cũng nhiều người tập luyện được. Ngủ giữ cho tròn tinh anh mới khó luyện tập. Đức Phật lúc nào cũng nằm nghiêng phía phải, rất thoải mái. Nhìn thấy Đức Phật nằm như mỉm cười, tròn tinh anh. Lúc ngủ kể cả lúc nhập Niết Bàn, Đức Phật cũng nằm nghiêng pphai3, thoải mái và như mỉm cười.
*Theo Địa lý của Việt Nam: Bắc-Tây là núi, Đông-Nam là biển. Do đó khi ngủ, ta phải nằm xoay đầu vào núi tức hướng Bắc-Tây là thích hợp hơn cả, để giấc ngủ của mình được an định khỏi bị chập chờn.
*Khi ngủ: Nằm nghiêng phía bên phải đúng như Phật nằm. Năm (5) ngón tay bàn tay mặt sít nhau để lên gối song song với gò má bên phải, không được sát gò má. Sử dụng loại gối tròn nhỏ. Năm ngón bàn tay trái cũng sít nhau để úp lên trên vế chân trái. Hai bàn tay là cần " ăngten ", Bàn tay mặt 5 ngón hướng lên trời để thu những nguyên tố những năng lượng nơi bầu vũ trụ nạp vào cho thân. Trong lúc đó thì bàn tay trái lại hút tất cả chất độc trong cơ thể để thải ra bên ngoài.
. Thứ tư: LUYỆN CÁCH NGỒI.
Nằm khó tập luyện, ngồi lại còn khó hơn. Theo tài liệu Cơ thể học và Y học diễn tả cách ngồi đúng quy pháp giúp ích con người, chẳng những khỏe mạnh lại còn thông minh. Chào đời, con người nằm lâu quá, cho nên mới tập ngồi, cha mẹ và mọi người quá vui mừng, nên chẳng ai để ý đến việc tập luyện cho bé hài nhi ngồi đúng quy pháp. Vì thế, từ đó quen ngồi theo thế trần tục, nghịch thiên nhiên. Muốn thành bậc hiền triết, thánh triết, kể cả muốn tròn tư cách làm người, một con người đủ quy cách thì phải tập luyện rất nhiều, hàng vạn pháp, trong đó có pháp tập ngồi.
Thoáng trông như tượng đá
Nhìn kỹ sang tợ vua
Tư thế ngồi thong thả
Lưng thẳng, hai mông vừa.
Không những trong giờ tịnh niệm, mà bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, gặp trường hợp nào, khi ngồi bắt buộc phải tập luyện đúng quy pháp " LƯNG THẲNG, HAI MÔNG BẰNG NHAU ",nghĩa là không nặng, nghiêng lệch mông trái hoặc mông phải. Khi hai mông ngồi bằng nhau, việc tiếp theo là giữ tư thế ngồi rất THONG THẢ, không gượng ép, không vội vàng, không nhúc nhích, không nhí nha nhí nhổm, nghiêng ngả bên phải, bên trái hoặc chồm về phía trước, tréo ngảy về sau. Phải ngồi đúng tư thế " bắt buộc ": LƯNG THẲNG. Thẳng đến mức độ ngưòi khác nhìn vào tưởng pho tượng đá. Nhưng không phải ngồi chết đơ, cứng đờ như pho tượng đá, mà phải ngồi trong tư thế sang trọng, linh động, uy nghiêm như tư thế của một vị vua ngồi. Điểm ngồi này rất cần cho các bậc Thầy cô giáo khi ngồi trước mặt sinh viên học sinh; Nhất là các vị chủ trì, chủ tọa các buổi họp; Và rất tối cần cho các vị Phật tử chơn chánh, các nhà lãnh đạo thế quyền, cùng các nhà lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo. Nhìn tư thế ngồi, ai tinh mắt là có thể đánh giá phẩm cách của ngưòi đang ngồi trước mặt mình.
*Những điều quan trọng trong khi ngồi:
1.Giữ thẳng cột sống. Bất cứ ngồi ở đâu, làm việc gì.
2.Khi ngồi không chạm da thịt mình sát với đất dù là ngồi tụng kinh hoặc ngồi tịnh niệm cũng vậy. Lúc nào, nơi nào, hoàn cảnh nào cũng phải có đồ cách đất thì mới ngồi. Ngồi tu niệm tụng kinh bắt buộc phải có tọa cụ hoặc Bồ đoàn. Ngồi sát đất sau lớn tuổi sẽ bị phong thấp hoặc ngồi tu thì không chứng đắc.
3.Không được ngồi trên đồ bén nhọn, gần thì rủi ro gây thương tích
Thứ năm: LUYỆN CÁCH NGỦ.
Ngủ lại khó hơn ngồi. Có nhiều người chế giễu rằng: " Phàm làm người ai mà không biết ngủ, sao lại bảo khó? " Vâng! Nếu ngủ thông thường như tất cả mọi người thì quá dễ. Còn tự xưng là Đệ tử Phật, thì phải ngủ giống như Phật. Ngủ như Phật thì khó lắm, phải dày công tập luyện mới được. Ngủ như các hàng yếu nhân, vĩ nhân, siêu nhân, hiền nhân, thánh nhân đã quá khó, cho nên ít người áp dụng. Nếu áp dụng được thì loài người đâu còn hạng phàm phu đông hơn hàng thánh triết. Ngủ đúng quy pháp như hàng hiền nhân, siêu nhân còn quá khó; Vậy thì ngủ đúng quy pháp như Phật còn khó biết dường bao!
Lúc ngủ y như tham thiền
Sáu căn, tám thức bình yên hiệp hòa
Ngủ tuy ít từ trường xa
Nghiếng răng, mế, ngáy, mớ, la xin đừng!
Lúc ngủ chẳng những nằm nghiêng phía mặt, mà phải ngủ như trạng thái lúc tham thiền. Chẳng những chỉ có 6 căn là mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-miệng và ý, mà phải cả 8 thức-tức là 6 căn hòa nhập 6 trần thành 6 thức, cộng thêm mạc-na thức ( thức thứ 7 ) và a-lại-gia thức ( thức thứ 8 ), cả 8 thức đều bình yên; và chẳng những chỉ bình yên, chỉ hợp với nhau, mà cần phải hòa. Giấc ngủ bình yên, hợp 6 căn, hòa 8 thức, cho nên không bị rơi vào trạng thái nghiếng răng, mê ngáy, mớ la...Một giấc ngủ yên lành gọi là ngủ ngon. " Chúc bạn ngủ ngon " hoặc " Chúc bạn ngủ ngon giấc "-đó là lời chúc tụng rất đạo vị, rất cao thượng. Nhờ ngủ ngon, nhờ ngủ yên giấc, cho nên người tu luyện mỗi đêm ngủ rất ít giờ vậy mà vẫn minh mẫn, vẫn thông thái, vẫn vui khỏe-ấy là nhờ khi ngủ từ trường phóng xa. " Ngủ tuy ít, từ trường xa ". Đây chỉ mới ghi đại cương về cách tập ngủ. Nếu nói cho đủ về sự an lành cho một giấc ngủ, đòi hỏi phải hội đủ rất nhiều nhân tố: nào là chỗ nơi, màu sắc, không khí, âm thanh, ánh sáng, phương hướng, mùi vị, những vật dụng cần trước khi ngủ, trong giấc ngủ, sau khi ngủ, sự bảo vệ an toàn cho giấc ngủ, những hình ảnh, những gợi ý, kể cả sự ăn uống, quần áo, chăn mền, nụ cười, niềm khích lệ......nghĩa là còn nhiều nhân tố để trợ duyên cho một giấc ngủ tốt: Giấc ngủ lý tưởng nhất của người đệ tử Phật.
"Lúc ngủ y như tham thiền "
Thứ sáu: LUYỆN CÁCH THỨC.
Tắt đèn, mở nhẹ ngọn đèn ngủ, vào mùng. Sau khóa lễ ngắn tại giường ngủ, hoặc sau giờ tịnh niệm, xoa nắnn và điều luyện một số động tác thông huyệt mạch, lau khô mồ hôi, thay quần aongủ, đầu đặt xuống gối, miệng thầm đếm 1-2-3-4.....đếm đến số 10 là ngủ. Điều khiển giấc ngủ như thế, tuy là rất khó, nhưng có nhiều người đã đạt được mức thành công rất mỹ mãn. Việc điều khiển thức giấc, muốn thức mấy giờ, thức đúng mấy giờ, không cần đồng hồ báo thức: đó mới là việc khó. Nhưng nếu không tập luyện để điều khiển sự thức ngủ của chính mình, thì xin bạn đừng tu theo Đức Phật. Trước khi muốn làm một vị Đệ tử của Phật, là mình phải tự điều khiển được chính mình. Mà việc điều khiển sự thức ngủ không được, thì không mong gì tu luyện các pháp môn khác, các phương pháp khác. Muốn đóng mở các giác quan hữu hiệu. Muốn ý quên thức nhớ, để rồi đến giai đoạn kế tiếp là " Tạng thức " quên để trí nhớ. Trí nhớ lửng lơ để bừng Tuệ. Người tu luyện phải trãi qua từng giai đoạn như thế, mà giai đoạn đầu tiên là phải tập luyện Biết Cách Thức.
Thức giấc trước ánh bình minh
Nửa khuya tỉnh tọa tâm linh mới tròn
Thức-thức nhạy, ngủ-ngủ ngon
Chính mình khai mở điểm son cho mình.
Người tu luyện mà không thức giấc trước ánh bình minh, thì tất cả các pháp khác xem như vứt đi. Các Chùa, các nhà thờ, các thánh thất đều thức giấc công phu, tu niệm vào lúc 4 giờ sáng. Các nơi công tư sở, các ngành thương mại, học sinh sinh viên cũng sinh hoạt vào buổi sáng sớm, nên việc thức giấc trước ánh bình minh đa phần thực hiện rất dễ dàng. Việc nửa khuyan tỉnh tọa, ấy mới là thực khó!
Có người thức đến 11 giờ khuya, rồi tiếp tục tỉnh tọa. Thức như vậy là sai phương pháp. Phải ngủ đúng 12 giờ, hoặc 1 giờ sáng mới thức dậy tỉnh tọa. Nếu từ 8-9 giờ còn ồn ào, nóng nực chưa ngủ được, thì 10 giờ hoặc 10 giờ 30 phải ngủ, để đến 12 giờ 30 hoặc 1 giờ thức giấc tỉnh tọa. Giờ này trời đất trong lành, môi sinh tốt, từ trường tốt, áp suta61 không khí tốt ( Nhất điểm dương sanh ). Tỉnh tọa 1 tiếng đồng vào giữa khuya, kết quả bằng 4 tiếng đồng hồ vào các giờ khác. Nhạy thức, ngủ ngon-tức là rất dễ, rất tỉnh, ngủ rất say, rất bình lặng. Nếu ai đã tập luyện điều khiển giấc ngủ của chính mình, thì khi tu luyện đến trình độ cao hơn, sẽ bừng khai một điểm sáng hồng, nơi đỉnh đầu của chính mình.
Thứ bảy: LUYỆN CÁCH ĂN.
Khi còn bé, lúc ăn phải có người đút móm, dần dần ăn bốc. Lớn biết đi biết chạy, ăn bằng muỗng nĩa. Mãi đến lúc biết nói mới dùng cả đũa lẫn muỗng nĩa. Tuy đã biết cách cầm đũa, gắp thức ăn đưa vào miệng, nhưng kì thực cũng ít ai ăn đúng cách.
Hãy ăn như thức uống
Và uống như thức ăn
Bớt dùng hương động vật
Âm dương mới quân bằng.
Loài người đa phần quan niệm sai lầm rằng ăn nhiều thịt loài động vật 4 chân, tức là loài động vật có vú là tốt. Ngày xưa, Đức Phật đã khai mở nền văn minh cho nhân loại, Ngài dặn chớ ăn thịt và bớt ăn thịt. Mãi cho đến nay, giới Khoa học và Y học mới phát hiện ra rằng: trong thịt loài động vật 4 chân chứa nhiều độc tố, nói cách khác là chứa nhiều âm tử.
Giáo sư MICHIO KUSHI phát minh phương pháp chữa bệnh ung thư, phương pháp này gọi là MACROBIOTIQUE. Người mắc bệnh ung thư nặng, giới Y khao đã khoanh tay, nếu chịu chữa trị theo phương pháp MACROBIOTIQUE là nhịn ăn loài động vật có vú, thì bệnh ung thư tự nhiên lành, bất cứ loại bệnh ung thư gì: một phưong pháp hiệu nghiệm như thần. Sự việc này làm điên đầu giới Đại Học Y khoa Âu Mỹ. Tháng 8 năm 1982, báo chí và các đài phát thanh khắp thế giới đã phổ biến sâu rộng, trong đó có đài BBC, sự kiện đã làm sôi động dư luận khắp thế giới kéo dài 3-4 tháng. Có những tờ báo đăng cả 8 trang như tờ LIFE. Ngày nay, các nước Âu Mỹ đang thẩm sâu phương pháp bớt ăn thịt loài động vật có vú để tránh bệnh ung thư. Và ai có bệnh ung thư, bác sĩ ( đa phần ) khuyên không nên ăn thịt loài động vật có vú ( 4 chân ). Phương pháp này cho phép ăn thịt các loài 2 chân có cánh, có lông như: chim, gà vịt và các loài cá.
" Bớt dùng hương động vật
Âm dương mới quân bằng "
Ngoài sự cữ hoặc bớt ăn thịt loài đồng vật, thì việc ăn như thức uống cũng không phải là không quan trọng. Nếu không quan trọng thì Thánh GHANDI không nêu pháp này vào nội quy nhập môn của Người: " Hãy nhai nhuyễn thành nước rồi mới nuốt ". Nhai kỹ, nhai nhỏ,nhai nhuyễn vẫn chưa đúng pháp, mà cần phải NHAI THỨC ĂN THÀNH NƯỚC rồi mới nuốt. " Ăn như thức uống! " Trái lại, khi uống thì phải nhào luyện sao cho nước đặc lại rồi mới nuốt. Ngoài sự luyện tập ăn như thức uống, người tu luyện cần phải luyện tập về cách ăn rất nhiều như là: khi ăn không được nói chuyện, không được nhai nhồm nhàm, không ăn bốc, ăn tham, ăn ngốn, không gây thành tiếng nhai, cũng không được húp canh rồn rột. Khi ăn không được đùa cợt hoặc tranh cãi, nhất là không được ẩu đả nhau trong giờ ăn-chỉ có giống cẩu giành xương nó mới cắn nhau vào giờ ăn. Chúng ta đã là người, không bao giờ đánh nhau giữa mâm ăn: " Trời đánh tránh bữa ăn ". Những ngưòi ăn uống đúng nếp văn minh, ăn uống đúng văn hóa,nhìn thấy đã lịch duyệt, huống gì người tu luyện. Nếu có chuyện gì không ổn định, thì chờ ăn xong sẽ giải quyết. Không nên dằn mâm ném bát, không được đá đổ mâm ăn, đập bát, đập tô, cãi vã, chửi bới, mắng nhiếc, chê dở, chê hôi trong lúc đang ăn. Lại một điều tối kỵ ngăn cấm người tu luyện, không được vừa ăn vừa thảo luận việc đã làm, việc sắp làm; không được vừa ăn vừa lo nghĩ tính toán công việc nọ; Nhất là không được chan lệ ( chan nước mắt ) thay canh. Nơi dành riêng dọn bữa ăn phải trang trọng, hợp vệ sinh, thoáng khí, phải có mâm hoặc bàn, có ghế hoặc đòn ngồi. Các bữa tiệc vui, giỗ chạp lại càng phải chu đáo và trịnh trọng. Trước khi ăn phải rửa tay, ăn xong phải chờ người bên cạnh cùng đứng dậy. Nếu có việc cần đi trước, thì phải xin lỗi người còn lại. Trước khi sắp ăn , bưng bát cơm ngang trán, tưởng niệm 5 điều:
Thứ nhất: Nghĩ công khó nhọc thành tựu cơm này.
Thứ hai: Tự xét chính mình, rồi mới thọ dụng.
Thứ ba: Ngăn ngừa tam độc, trưỡng dưỡng nội tâm.
Thứ tư: Cơm là linh dược, chữa khỏi thân gầy.
Thứ năm: Lợi mình ích người, nhiếp tâm thọ thực.
Nói chung về tập luyện cách ăn đúng quy pháp còn nhiều lắm. Lớp học này còn ở trình độ sơ cấp, nên chỉ nêu mấy nét đại cương. Điều quan trọng là người tu học có thực hành, có tập luyện hay không. Hiểu biết nhiều, không chịu tập luyện, cũng chẳng ít lợi bao nhiêu. Rất mong người tu phải học hiểu, để hành, học hiểu, để tập luyện, hầu sớm đạt ngộ pháp màu vi diệu về cách ăn đúng quy pháp.
*Cam là chất chứa nhiều Vitamin A. Nhưng theo Đông Y: Buổi sáng ăn cam là vàng, buổi trưa ăn cam là bạc; còn buổi tối ăn cam rất độc là chì. Nếu ta cứ ăn liên tục 100 ngày sẽ bị ung thư gan hết thuốc chữa.
*Tàu vị yểu chứa nhiều độc chất Axit1, bột ngọt ( mì chính ) chứ nhiều Axít.
*Các loài nấm, măng tre, cà tím, củ cải trắng, đậu bắp, trứng vịt không muối, gà già, gà chọi, vịt lai......chứ nhiều âm tử. nhiều độc tố:
Ăn trái cà phải uống 3 thang thuốc
Hoặc, gà độc thịt vịt độc trứng.
Thứ tám: LUYỆN CÁCH UỐNG.
Nhiều người nói rằng: ăn đúng cách rất khó, cần phải tập luyện. Còn uống thì cần gì phải tập luyện. Quan niệm như thế rất sai lầm, bởi vì trong phép xử thế, chỉ nhìn thấy người đối diện bưng tách nước uống, ta đã đánh giá phẩm cách người ấy thuộc hạng nào. Cũng thì uống nhiều, nhưng người đời tặng cho danh từ rất thanh lịch: " Uống như rồng lấy nước ", và cũng thì uống nhiều lại bị người đời giáng cho 1 câu: " Uống như trâu uống " ( ngưu ẩm ). Vậy thì uống khó hơn ăn. Khỏi cần nghiên cứu Sử học, Cổ học, Văn học mất nhiều công sức, ta chỉ đi vào cửa hàng ăn uống hoặc nhìn vào các chai chất uống, ta đã hiểu trình độ dân trí của quốc gia ấy, của Tỉnh Huyện ấy, biết luôn cả, khả năng giáo dục của nơi ấy. Đứng về mặt Y học và Đạo học, thì cách uống nhiều công phu tập luyện, nhưng muốn luyện đến phần cao hơn, thì trước nhất phải tập luyện phần SƠ ĐẲNG.
Ai ơi chớ uống vội vàng
Nuốt nhanh thiếu chất cường toan hại tỳ
Hớp từng hớp nhỏ tí ti
Háo ăn, gấp uống hiểm nguy khôn lường.
Uống như thức ăn là ngậm nước vào chớ nuốt liền, phải chuyển xoay miệng hoặc súc súc để chờ nước miếng ra nhiều, hòa lẫn nước miếng với nước, khiến cho ngụm nước hơi quánh đặc rồi mới nuốt. Chất " cường toan " tức là nước miếng. Muốn nước miếng đủ hòa với nước thì phải hớp từng hớp nhỏ nước rất ít. Tập luyện giai đoạn đầu thành công sẽ chuyển sang các giai đoạn tiếp theo.
Thứ chín: LUYỆN CÁCH RỬA.
Rửa bao gồm có rửa mặt, rửa tay, rửa chân, rửa các phần sau khi đại tiêu tiểu. Nghe qua rất dễ, nhưng thực hành rất khó. Trước nhất, tập luyện rửa mặt. Đa phần sáng thức dậy hoặc trưa, chỉ xối nước vào tay rồi rửa lên mặt. Người nào kỹ thì nhúng khăn lau chà xát vào mặt. Rửa như thế là sai phương pháp.
Sáng sớm ngâm mặt thau, bồn
Trước khi đi ngủ nước hôn chân mình
Giữ đều: " Thân thể đẹp xinh "
Tiểu, tiêu rửa sạch lọi mình xiết bao.
Phải có 1 cái thau múc gần đầy nước, ngụp mặt vào thau, khiến cho nước " ngâm " đầy ngập cả mặt, đầy đến giáp tai ( đến Thuỳ châu ), nín hơi ngâm mặt vào thau nước, nín hơi như vậy ít nhất là 3 lần, sau đó mới dùng khăn chà rửa. Trước khi đi ngủ phải rửa chân. Không phải xối nước lấy lệ, xối nước cho mát chân, mà phải ngồi lên đòn ngồi, ngâm chân vào chậu hoặc vào bồn, dùng khăn chà xát toàn bàn chân, các kẽ ngón chân, nhất là nơi lòng bàn chân. Tại huyệt Dũng Tuyền lại cần phải chà kỹ, chà " thật sạch ". Ngâm chân vào chậu ngập nước, cho nên gọi là nước " hôn chân mình ". Giữ đều rửa chân mỗi tối, ngâm mặt rửa mặt mỗi sáng, một thời gian không lâu, thân thể tự nhiên hảo tướng, " ĐẸP XINH ".
"Còn cha gót đỏ như son
Mai sau cha mất gót con như chì " ( ca dao )
Chẳng những chỉ giữ rửa mặt, rửa tay chân mà việc quan trọng nhất là sau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, phải dùng xà phòng và nước sạch rửa kỹ toàn bộ phận tiêu hoặc tiểu. Không nên sử dụng giấy bẩn thiểu dùng vào việc tiêu tiểu dễ bị nhiễm trùng. Khi đi vệ sinh, tức là tiêu tiểu xong, phải rửa thật sạch, thì lợi ích chi chính mình không thể kể hết-nhất là trừ được bệnh nhiễm trùng đường ruột và bệnh ung thư. Nữ giới nên thận trọng và không quên điểm này.
Thứ mười: LUYỆN CÁCH TẮM.
Loài người sở dĩ thông minh hơn loài vật có nhiều điểm, trong đó có điểm BIẾT CÁCH TẮM. Và giữa người này với người khác, hơn nhau cũng do nơi biết cách tắm. Cây cỏ bị bụi bám, cây cỏ không phát triển. Vùng nào môi sinh xấu, thì chim muôn côn trùng không phát triển được. Người nào không biết cách tắm, các lỗ chân lông không khai mở, thì cũng ví như cây cỏ bị bụi bám, cho nên chẳng những khó phát triển về mọi mặt, mà lẽ sống thường hay bực dọc, cáu gắt, có lắm lúc bị đổ quạu hoặc sân giận.
Con người chủ yếu huyết mạch thông
Sạch sẽ khí truyền khắp chân lông
Khi tắm nhớ luôn ngậm nước
Ngày nào quên tắm thân chẳng hồng.
Tắm nước lạnh, nước nóng, bất cứ tắm ở nơi nào cũng nên nhớ ngậm 1 ngụm nước suốt thời gian tắm. Khi tắm xong, lau khô, mặc quần áo xong mới nuốt hết ngụm nước này. Nửa chừng nếu nước miếng ra nhiều, đầy miệng, thì hãy nuốt bớt một ít. Buổi sáng nên tắm nước lạnh, buổi chiều hoặc tối mà gặp mùa lạnh thì nên tắm nước nóng. Ngoại trừ những lúc tắm ở biển, sông, suối, hồ, giếng thì khỏi tránh gió. Còn tắm ở nhà, nên tắm ở chỗ khuất gió. Mỗi nhà nên có 1 phòng tắm. Lúc đang có mồ hôi, phải chờ khô hết mồ hôi mới được tắm. Nếu không có nước lá thì phải có xà bông tắm. Lúc tắm phải có 1 khăn ướt hoặc bàn chải mềm để chà xát cho sạch đất. Khi tắm xong, phải có 1 khăn khô lau sạch, lau thật khô nước mới mặt quần áo. Bậc làm cha mẹ phải tập cho con trẻ dày dạn phong sương, quen nước, quen nắng. Chớ cưng chìu công tử bột, hoặc quá kiên dè, nên khi gặp nước trúng nước, ra nắng trúng nắng. Dày dặn khác với sai phương pháp tắm. Ngoại trừ khi đau bệnh cảm cúm, bình thường mỗi ngày nên tắm 1 lần. Ngày nào quên tắm, đất bám các lỗ chân lông nên thân không được tươi nhuận ( thân chẳng hồng ). Lên cấp cao, sẽ thẩm sâu về pháp tắm.
TÓM LẠI
Con người là một tiểu vũ trụ, vì thân thể con người có đủ 4 chất: đặc-lỏng-nóng-hơi. Tức là đất-nước-gió-lửa. Muốn tiểu vũ trụ hoà với đại vũ trụ đất trời " THUẬN THIÊN DÃ TỒN " thì phải luyện tập. Đức Phật dạy chúng sanh hơn 8 vạn pháp môn, chủ đích là hướng dẫn chúng sanh giải thoát. Muốn dung thông chứng đắc các pháp, thì trước nhất người tu luyện phải thông đạt về SỰ TƯỚNG, phải tuần tự từ dễ đến khó. Tham tu nhảy vọt lên chót vót, những phần cơ bản không chịu tập luyện, nên đa phần những người đệ tử của Đức Phật thường bị chới với giữa dòng.
Bài học nói riêng này, chủ đích phơi bày một số nét cơ bản, hầu giúp người tu học Phật THỰC HÀNH những diều cần thiết, thực dụng hàng ngày.
Trong sông có ngúi, trong núi có sông, vì núi chính là sông và sông chính là núi. Nhưng thực dụng là khi cần TẮM thì phải xuống sông, chớ không thể lên núi. Người sơ cơ tu học Phật, trước tiên phải thông đạt, đắc pháp thực dụng: Sau đó mới thẩm sâu vào pháp tương tức, tương nhập. Khi nào hoà nhập thiên nhiên, lúc ấy liền hiểu rõ tương tức tương nhập. Hiện tại đang luyện tập theo PHƯƠNG PHÁP SỐNG HOÀ THIÊN NHIÊN, vậy hãy thực sự ăn mới no, phải thực sự tu luyện mới đắc. Không nên quá thiên lệch về mặt Lý, bỏ Sự. Không khéo sẽ rơi vào tình trạng lý thuyết suông, tình trạng " ngoan không ", xa lìa đạo giải thoát.
Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả những ai phát tâm tinh tấm tu luyện cần cầu gải thoát.
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Chư Tôn Bồ Tát, tác đại chứng minh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)